Mèo trong mắt bác sĩ

Trong những con vật nuôi, mèo là con vật sạch, biết dùng nước miếng bôi vào chân để rửa mặt, rửa lông vào lúc ngủ dậy, hoặc sau khi ăn, săn mồi, hay có một ai đó vuốt lông, nó cũng dùng nước miếng để tẩy mùi .

Tại sao mèo thích ăn thịt chuột?

Bạn đang đọc: Mèo trong mắt bác sĩ

Người xưa tìm thấy chất làm sáng mắt là viên sỏi nằm trong mật của con trâu và gọi là ngưu hoàng. Toàn thân chuột là một kho ngưu hoàng nên nó có khả năng nhìn rất tốt trong bóng tối. Mèo không thể tự tạo ngưu hoàng, vì thế thịt chuột trở thành món ăn đặc sản, giúp mắt chúng sáng hơn trong đêm, đây là một trong những cách giải thích. Các nhà di truyền thì cho rằng chúng có gien bắt chuột khi đói có thể tự kiếm thực phẩm mà tồn tại.

Ăn tiểu hổ có “bổ tứ tung”?

Nếu như con cọp, tên khoa học Panthera tigris, thuộc họ mèo (Felidea) thì con mèo (Felis silvestris catus) tuy bé nhỏ nhưng cùng dòng với “ông Ba Mươi” nên được gọi là “tiểu hổ”. Tiểu hổ có cấu tạo không đồ sộ như “ông Ba Mươi”, nhưng đủ móng vuốt và cách săn bắt mồi nhanh nhạy cũng vậy. Tuy nhiên, vì là hai dòng khác nhau nên giá trị của chúng trong y học cũng khác nhau.

Thế nhưng chả hiểu từ đâu mà cách đây chừng 7 năm, dân nhậu kháo nhau rằng nếu ăn thịt tiểu hổ thì cứ là “bổ âm bổ dương, bổ giường bổ chiếu”. Bởi vậy, ngoài “cầy tơ 7 món” dạo ấy cũng rộ lên “Tiểu hổ cửu món” (dân sành điệu thì uống rượu máu khỉ khi ăn thịt mèo).Thịt mèo Đông y gọi là mưu nhục, vị ngọt, hơi mặn, hơi chua, tính ấm, không độc, người xưa thiếu protein nên cho rằng ninh nhừ 100g thịt mèo ăn sẽ chữa chứng suy nhược. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào nói rằng ăn thịt tiểu hổ thì bổ tứ tung như một số quán nhậu ca tụng.

Cũng theo y học cổ truyền thì dùng mật mèo đen (mưu hắc đởm – vị đắng, tính hàn), có tác dụng giảm đau, chống co thắt. Người xưa cho rằng dùng mật mèo ngâm rượu chữa bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, hiện cũng chưa có thầy thuốc nào mạnh dạn dùng, bởi lâu lâu ta lại nghe những trường hợp ngộ độc mật cá, mật vịt, trong khi ta có thuốc giãn cơ chữa hen suyễn, cắt cơn suyễn nhanh hơn nhiều.

Xương mèo đen cũng được nhiều người đem nấu cao phối hợp với hầm bà lằng những loại x ư ơ n g khác cộng với ít vị thuốc Bắc để rồi ca lên rằng : Cao tiểu hổ tác dụng tựa như như “ tro cốt ” của ông Ba Mươi. Thật ra, cao xương mèo có chứa những thành phần cấu thành x ư ơ n g như canxi, phốt-pho, ma-giê, sắt … nên đúng là bổ xương, góp thêm phần chống đau nhức, nhưng đồn thổi lên như cao hổ thì chỉ nhằm mục đích mục tiêu “ thổi ” giá mà thôi .
Còn tại sao lại là mèo đen, chứ không phải là mèo mướp, hay mèo có màu lông khác ? Thời nay, những nhà dinh dưỡng cho rằng những thực phẩm màu đen đều có tác dụng chống ôxy hóa nhờ chứa vitamin A, E, C, selen. Chúng ta thường nghe khuyên người hói đầu ăn mè đen là vậy. Ở phương Tây, mèo đen tượng trưng cho sự rủi ro xấu nhưng ở ta thì cứ đen mới bổ khỏe ! Vì thế, ở những quán đặc sản nổi tiếng người ta phải kiêm thêm việc … nhuộm lông mèo từ những màu sang đen, để thực khách móc hầu bao trả gấp 2 lần mèo khác .

Bạn với mèo cũng cần cảnh giác

Chú mèo nhìn dễ thương vậy, nhưng nuôi để bầu bạn phải lưu ý: Dù chúng ở sạch nhưng cũng mắc bệnh và truyền cho chủ nhà, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai. Phụ nữ và trẻ em hay ẵm bồng mèo, xoa lưng để thấy chúng mè nheo “meo, meo” mà thích thú, thấy chúng quả là con vật đáng yêu. Tuy nhiên, trẻ có thể bị dị ứng với lông mèo, hoặc nấm Ringworm chạy qua người gây viêm da, tạo ra những vòng tròn đỏ, ngứa và lan rộng ra những vùng lân cận. Ve, rận, ghẻ từ mèo cũng gây dị ứng tương tự như vậy.

Vuốt ve em miu miu xong quên rửa tay, lại cầm đồ ăn cho vào miệng, chẳng may lông “ẻm” dính chút phân, mà mắt thường ta không nhìn thấy, thì bạn có thể “nhận” được một bầy vi khuẩn gồm Samonella (thương hàn); Yersinia pestis (một loài vi khuẩn hình que, thuộc họ Enterobacteriaceae – là tác nhân gây bệnh dịch hạch); Campylobacter jejuni Campylobacter coli (là tác nhân gây tiêu chảy và ký sinh trùng giun đũa).

Chơi đùa, chọc mèo có thể bị mèo dùng móng vuốt cào. Vi khuẩn từ móng thường gây sưng tấy rồi nổi hạch ở vùng lân cận. Nhưng nếu nó có Toxoplasma lại lây cho phụ nữ đang mang bầu thì vi khuẩn có thể chui qua nhau, gây dị dạng cho em bé. Nếu chẳng may bị em miu lạ cắn (mèo ít khi hung dữ như vậy) thì bạn hãy coi chừng bởi miu nhà ta có khả năng lây truyền bệnh dại giống như chó. Thời gian từ lúc bị mèo cắn đến khi lên cơn dại có thể là 10 ngày, dài nhất có khi 6 tháng. Vì thế, hễ bị mèo lạ cắn là phải lập tức đi tiêm phòng dại.

Bản năng gốc

Mèo đực rất ích kỷ. Sau khi bầy con ra đời, hắn sẽ tìm cách tiêu diệt những con đực để tránh phải giao tranh sau này, vì thế mèo cái luôn cảnh giác với bạn tình. Dân gian có câu “Hùm dữ không ăn thịt con” nhưng “Man rợ như miêu đực”.

Khác với chó, mèo làm “ chuyện ấy ” kín kẽ chả khác gì khi đi vệ sinh. Khi màn đêm buông xuống, mèo cái đến ngày động dục sẽ phát ra tiếng kêu đặc biệt quan trọng để “ gọi tình ”. Các chú mèo đực từ vùng chung quanh chạy tới. Cuộc hỗn chiến xảy ra với những tiếng kêu thảm khốc. Sau cùng, cậu mèo nào khỏe nhất giành được thắng lợi. Chúng dắt nhau ra chỗ tối, yên tĩnh để ân ái, còn những chàng miêu yếu hơn, sứt đầu, mẻ trán thì xin đi chỗ khác chơi …
Nhân năm Tân Mão, tui có đôi dòng tản mạn về mèo. Mong là những cháu nhỏ, những quý cô tiểu thư có cưng miu miu cũng quan tâm cái khoản phòng bệnh lây nhiễm. Còn quý anh nếu định “ kiếm thêm mèo ” hãy nhớ rằng phụ nữ hoàn toàn có thể hiền như miêu, nhưng cũng dữ như … sư tử, mỗi khi biết có kẻ dám xâm phạm “ quyền hạn chính đáng ” của họ .

Bác sĩ LÊ THÚY TƯƠI

ShGPHQgm.jpgPhóng toTuổi Trẻ Cười Xuân Tân Mão 2011 hiện đã xuất hiện tại những sạp báo .
Mời bạn đọc đón mua để chiêm ngưỡng và thưởng thức được hàng loạt nội dung của ấn phẩm này .
Chúc bạn đọc có thật nhiều thời hạn thư giãn giải trí tự do !

Source: thucanh.vn
Category: Mèo Cảnh

Rate this post

Bài viết liên quan