Nguyên nhân Cá la hán bỏ ăn và cách chữa trị hiệu quả

Trong quá trình nuôi cá cảnh, chắc chắn các chủ nuôi thường khá lo lắng về tình trạng cá bỏ ăn. Nuôi cá la hán cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Hiện có nhiều nguyên nhân khiến cá la hán bỏ ăn. Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây cùng Thucanh nhé.

Cá bị nhiễm khuẩn đường ruột

Nguyên nhân đầu tiên gây nên tình trạng bỏ ăn ở cá la hán đó là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở chúng. Căn bệnh này phát triển ở cá có thể do nguyên nhân như thay đổi môi trường sống khiến cá suy giảm hệ miễn dịch. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn trong ruột cá sinh sôi và phát triển với số lượng lớn khiến đường ruột viêm và tổn thương.

ca-bi-nhiem-khuan-duong-ruot-thucanh

Chính tình trạng viêm nhiễm này khiến cá mất hứng thú với chuyện ăn uống. Cá trở nên chán ăn, nhạy cảm và nhút nhát hẳn đi. Lúc này màu sắc trên thân cá cũng trở nên nhạt hơn. Một triệu chứng xảy ra nữa đó là bụng cá bị sình. Cá thải phân có màu trắng hay kéo thành sợi. Trong trường hợp bệnh nặng, trên thân hình chúng có nổi một vài mảng sậm màu, ửng đỏ như nhiễm nấm vậy.

Để chữa trị tình trạng bệnh này ở cá la hán, bạn có thể sử dụng loại thuốc Metronidazole tỷ lệ 500mg/40l nước ấm. Sau đó đổ vào hồ nước. Đây là một loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị các loại bệnh liên quan đến nhiễm trùng. Nên lưu ý duy trì nhiệt độ bể nước thông thường, cân đối lượng nước để tránh dùng thuốc quá liều.

Cá la hán bỏ ăn do bệnh đốm trắng

Một căn bệnh gây nên tình trạng bỏ ăn ở cá la hán đó là bệnh đốm trắng. Bệnh này thường phát sinh do cá nhiễm phải ký sinh trùng Ichthyophthirius multifiliis. Khi nhiệt độ và độ pH của hồ cá thay đổi đột ngột sẽ dễ khiến cá mắc bệnh này.

Biểu hiện của bệnh đó là có những đốm trong suốt hay nốt màu vàng nổi ở trên thân mình cá. Cá hay bị ngứa ngáy và cọ mình vào hồ. Phần vây cá bị dính lại, cá thường trở nên mệt mỏi, lờ đờ, bơi chậm, thở gấp. Nếu để bệnh kéo dài ngày sẽ ảnh hưởng đến tính mạng cá.

ca-la-han-bo-an-do-benh-dom-trang-thucanh

Để điều trị loại bệnh này, bạn cần điều chỉnh nhiệt độ nước trong bể khoảng từ 28 đến 30 độ C. Nên duy trì môi trường nước như vậy sẽ giúp các đốm dần biến mất. Ngoài ra, bạn có thể pha 3 đến 5g muối/lít nước. Dùng Methylene xanh 2mg/lít, Malachite green 0,1-0,2mg/lít để tắm cho cá từ 3 đến 5 ngày.

Bệnh lủng đầu ở cá la hán

Căn bệnh lủng đầu tiến triển cũng khiến cá la hán xuất hiện biểu hiện bỏ ăn. Về cơ bản, loại bệnh này thường do hai nguyên nhân liên quan đến nguồn dinh dưỡng và ký sinh trùng. Khi cá mắc bệnh, ở phần đầu cá sẽ xuất hiện các lỗ nhỏ lõm vào. Phần mủ ở chỗ thủng màu trắng, nâu hoặc vàng. Lúc này cá sẽ vô cùng chán ăn, da trở nên sậm màu, vây teo lại. Cá la hán thường xuyên treo đầu trên mặt nước.

benh-lung-dau-o-ca-la-han-thucanh

Ngoài ra, bệnh cũng khiến đường ruột bị ảnh hưởng, cơ thể bài tiết các chất thải màu trắng. Bệnh này sẽ dễ làm phát sinh các loại bệnh khác nhau nếu không điều trị kịp thời. Do phần lỗ thủng trên đầu thấm qua lớp biểu bì hay bụng, cá có thể bị bệnh lồi mắt. Vi khuẩn có trong nước cũng dễ dàng tấn công qua vết thủng này.

Để điều trị bệnh bạn có thể bổ sung cho cá các loại vitamin A, D3, chất quặng trong thức ăn. Đồng thời khử sạch ký sinh trùng trong nước, thay mới nước khoảng 75%, vệ sinh đáy bể, máng lọc.

Bệnh viêm ruột khiến cá la hán bỏ ăn

Có thể căn bệnh viêm ruột thường khiến nhiều chủ nuôi nhầm lẫn với bệnh nhiễm khuẩn đường ruột. Thế nhưng thực chất nguyên nhân của loại bệnh này chính là do cá ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, chứa nấm hay ký sinh trùng.

Hơn nữa, các biểu hiện của bệnh cũng khá giống với bệnh nhiễm khuẩn. Một số triệu chứng như cá bị phình bụng, phình hậu môn, cá bỏ ăn, phân trắng dạng sợi. Để có thể phân biệt, bạn nên kiểm tra môi trường sống và nguồn thức ăn của cá. Nếu môi trường sống ổn định thì khả năng cao nguyên nhân là do thức ăn mà cá la hán ăn phải.

benh-viem-ruot-khien-ca-la-han-bo-an-thucanh

Vì thế, để điều trị căn bệnh này, bạn phải kiểm tra lại thức ăn của chúng. Cho chúng ngừng ăn tạm thời, điều chỉnh nhiệt độ nước khoảng từ 28 đến 30 độ C. Nên thay mới 50% nước trong hồ trong ngày đầu tiên điều trị. Thay 10% nước ở những ngày tiếp theo. Có thể dùng các loại thuốc như Furazolidone, Chloramphenicol, Cotrim Forte theo chỉ định.

Những nguyên nhân khiến cá la hán bỏ ăn vừa được Thucanh giới thiệu ở trên. Hy vọng rằng với bài viết trên sẽ giúp bạn biết được các tình trạng bệnh thường gặp. Đồng thời có phương pháp chữa trị hiệu quả. Cảm ơn đã quan tâm theo dõi bài viết từ chúng tôi.

Xem thêm:
Cá La Hán và tất tần tật các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết
Làm Sao Để Nhận Biết Cá La Hán Đực và Cái
Cá La Hán ăn gì?
Cá la hán nuôi chung với những loại cá nào?
Giá cá la hán bao nhiêu?

5/5 - (2 votes)

Bài viết liên quan