Nguyên nhân xuất hiện ốc hại trong bể thủy sinh và cách xử lý

Có bao giờ bạn thấy trong bể thủy sinh nhà mình tự dưng xuất hiện những chú ốc nhỏ hay chưa? Vốn dĩ đây là một trong những “vị khách”  gây phiền toái cho việc dọn bể. Thậm chí mất mỹ quan cho bể cá. Hơn nữa với tốc độ sinh sản nhanh, khó kiểm soát, chúng khiến nhiều người lo ngại. Vì thế, Thucanh bật mí cho bạn các nguyên nhân và cách xử lý ốc hại trong bể thủy sinh hiệu quả nhất. Mời bạn theo dõi.

Nguyên nhân xuất hiện ốc hại trong bể thủy sinh

Ốc hại thường sinh sản khá nhanh và rất khó để kiểm soát giai đoạn sinh sản của chúng. Một số nguyên nhân khiến ốc phát sinh trong bể của bạn như:

  • Có thể quá trình làm bể thủy sinh, bạn sử dụng các loại đất nền trộn từ các nguồn không tốt. Từ đó tạo môi trường cho ốc sinh sản.
  • Tiếp theo, nguyên nhân cũng đến từ việc các loại cây thủy sinh không được vô trùng. Bản thân của nó có chứa các ấu trùng ốc nên chúng sẽ sinh sôi khi đặt cây trong bể.

nguyen-nhan-xuat-hien-oc-hai-trong-be-thuy-sinh-thucanh

  • Một nguyên nhân kế tiếp đó là yếu tố dòng chảy. Khi nước trong bể chảy yếu hay khô hạn một thời gian, một số vị trí sẽ có tình trạng nước tù. Trứng ốc ở môi trường đó không trôi theo nước hay bị cá ăn mà sẽ phát triển lan dần ra.
  • Chất lượng nước và nhiệt độ cũng là một nguyên nhân khiến trứng ốc phát triển nhanh.
  • Ốc hại cũng có thể phát triển khi bạn thay nguồn nước không đảm bảo vào bể
  • Ngoài ra, việc hồ đã xuất hiện trứng và ấu trùng ốc nhưng bạn chưa vệ sinh một cách sạch sẽ nhất.

Một số loài ốc hại có thường thấy hiện nay đó là ốc bàng quang, ốc táo đỏ, ốc táo vàng,….

Cách xử lý ốc hại trong bể

Do ốc thường sinh sản nhanh và ở khắp nơi trong bể. Vì thế, để ngăn chặn sự phát sinh ốc gây hại, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

Kiểm soát lượng thức ăn cho cá trong bể

Ốc cũng như những sinh vật khác cần nguồn thức ăn để phát triển và sinh sản. Vì thế, phương pháp kiểm soát nguồn thức ăn cho cá hằng ngày khá cần thiết. Bạn nên cho cá ăn đủ lượng thức ăn cần thiết mỗi ngày. Đảm bảo cá có thể ăn hết lượng thức ăn trong thời gian nhất định. Tránh để dư thừa quá nhiều thức ăn.

cach-xu-ly-oc-hai-trong-be-2-thucanh

Một số nguồn thức ăn bạn có thể chọn cho cá tiêu thụ đó là dạng thức ăn tươi sống hoặc đông lạnh như trùn chỉ, artemia, bobo. Có như vậy chúng mới hạn chế để lại thức ăn dư cho ốc.

Sử dụng phương pháp vớt thủ công

Một phương pháp cũng khá hiệu quả để kiểm soát số lượng ốc  hại phát sinh mỗi ngày đó là phương pháp thủ công. Tuy mất khá nhiều thời gian nhưng nếu kiên trì mỗi ngày. Chắc hẳn bạn cũng có thể tiêu diệt các con lớn sinh sản trực tiếp. Thế nhưng, cách này thường được áp dụng khi trong bể bạn mới phát hiện số lượng ít ốc.

Nuôi các loài thủy sinh ăn ốc

Một số loài được dùng để ngăn chặn sự phát sinh của ốc hại như Ốc Helena, Cá nóc da beo,…

Với ốc Helena, đây là con vật có cách tiêu diệt ốc hại khá tốt. Chúng có đặc điểm nổi bật đó là có một chiếc vòi dài. Khi tiếp cận, chúng dùng vòi luồn vào thân và hút dưỡng chất từ ốc hại. Cho đến khi chỉ còn vỏ ốc trong bể. Ốc thường tiêu thụ khoảng 1 đến 2 con mỗi ngày. Khi hết ốc, chúng cũng có thể dùng thức ăn thừa của cá. Vì vậy, bạn cũng lưu ý không mua quá nhiều ốc Helena. Bạn có thể nuôi tầm 1 đến 2 con cho khoảng 40 lít nước trong bể.

cach-xu-ly-oc-hai-trong-be-1-thucanh

Tiếp theo, cá nóc da beo vốn là loài cá ăn tạp và có hàm rất khỏe. Ốc cũng là món ăn yêu thích của chúng. Nhưng hạn chế đặt cá chung với các loài cá trong bể vì gây nguy hại cho cá. Cần tách riêng cá cảnh rồi mới để cá này vào.

Vậy là trên đây Thucanh đã mách bạn các nguyên nhân cũng như cách xử lý ốc hại trong bể thủy sinh hiệu quả. Việc khắc phục tình trạng ốc sinh sản ngay từ đầu sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian dọn bể sau này. Thêm vào đó, còn giúp đảm bảo môi trường tốt nhất giúp các loài cá cảnh phát triển tốt hơn.

Xem thêm:
Cá ba đuôi
Tất tần tật những điều cần biết về cá Dĩa
Cá nuôi chung với Cá Rồng là cá nào để hồ trở nên sinh động?
Thông tin và cách nuôi cá lóc vây xanh
Đặc điểm và kinh nghiệm nuôi rái cá

5/5 - (4 votes)

Bài viết liên quan