CÁ PHƯỢNG HOÀNG NGŨ SẮC VÂY DÀI – Mayaqua

Cá phượng hoàng có tên khoa học là Mikrogeophagus ramirezi, thuộc họ cá rô phi

Phân biệt cá đực / cái : Trung bình cá phượng hoàng ngũ sắc cái thường nhỏ hơn cá đực. Nếu là giống cá đực thì phần vây sống lưng còn có thêm 2 tia cứng

  1. Đặc điểm của Phượng hoàng:
  • Cá phượng hoàng có màu sắc rất đẹp, đặc biệt chúng không chỉ có một màu mà toàn thân lại có màu ngũ sắc cầu vồng lấp lánh và những đốm xanh rải đều khắp mình.
  • Phần lưng màu sẫm, nhạt dần về phía bụng và có một đường sẫm chạy dọc từ sau nắp mang đến gốc đuôi. Các vây cá ở phần cuối đều kéo dài thêm.
  • Vây đuôi một thùy, phần cuối nhọn, tương tự như một chiếc quạt tròn rất đẹp.
  • Đặc biệt ở cá đực, phía trước vây lưng có hai tia cứng thứ hai và thứ ba dài.
  • Điểm đặc biệt hơn ở loài cá này đó chính là ở dưới ánh sáng trực tiếp, màu sắc cá biến đổi liên tục theo cường độ ánh sáng, tạo cho cá một vẻ đẹp huyền ảo hơn hẳn các loài cá khác.
  • Tên gọi ngũ sắc khởi nguồn từ việc khi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào thân của giống cá này. Bạn sẽ thấy màu sắc trên thân cá có sự biến đổi linh hoạt. Lúc bạn nhìn là màu này lúc khác lại nhìn là màu khác.  Màu sắc thì đa dạng với phần phủ trên lớp vảy thường có màu sắc óng ánh.

2. Điều kiện bể nuôi :

  • Bể nuôi với bất cứ hình dạng nào có diện tích đáy khoảng 300cm2 cũng có thể giúp cá Phượng Hoàng bắt cặp và sinh sản.
  • Rửa bể nuôi thật sạch sẽ, trải một lớp nền mỏng bằng sỏi nhỏ (1 – 2cm là đủ), đổ nước và chờ đợi nước lắng xuống.
  • Ngoài ra trước khi thả cá, nên sử dụng nước đã khử clo. Phơi nước trong khoảng 3 – 4 ngày cho nước bay hơi hết clo, sau đó mới nên thả cá vào bể.
  • Bạn có thể cho thêm các loại rong hay cây thủy sinh vào trong bể cá để phượng hoàng có môi trường tốt hơn để phát triển. Bởi loài cá này có tập tính đặc trưng là thích lẩn tránh
  • Nên thường xuyên thay lọc nước trong bể theo định kỳ để đảm bảo nguồn nước trong bể luôn sạch sẽ và không bị ô nhiễm

3. Sinh sản

  • Sau khoảng 2-3 ngày cá bố mẹ sẽ bắt cặp với nhau và tiến hành giao phối, đẻ trứng. Tùy vào độ tuổi của cá sẽ quyết định số lượng trứng được sinh ra là bao nhiêu, số lượng trứng có thể dao động từ khoảng 70 – 80 trứng cho đến 300 – 400 trứng.
  • Khi cá cái đẻ, cá phượng hoàng đực thường ở lại canh gác trứng và bảo vệ lãnh thổ của mình. Sau khi trứng nở, cá con nằm trên bề mặt trong khoảng 5 đến 7 ngày. Sau đó cá bố bắt đầu đưa cá con vào những chiếc hố đã được đào sẵn trên đáy bể. Cá bố mẹ tiếp tục bơi cùng để chăm sóc cá con khi chúng đã biết bơi. Cá bố sẽ  bơi cùng dạy cá con cách kiếm ăn. Ở giai đoạn đầu cá con thường chỉ ăn giun nhỏ và ấu trùng. Sau vài ngày, nên tách cá con sang những bể nuôi không rải đáy vì điều này giúp cho việc vệ sinh bể dễ dàng hơn. Thông thường lượng cá con còn sống sót sẽ chiếm 1/3 số cá ban đầu và chúng bắt đầu lên màu sau khoảng 90-100 ngày tuổi.
  • Lưu ý: -Nên cho dòng chảy nước ở khu đẻ trứng chảy nhẹ nhàng để không gây ảnh hưởng đến trứng, lúc này nên hạn chế sục khí.-Trong giai đoạn sinh nở, không nên cho cá ăn thức ăn đông lạnh và thức ăn khô nên cho cá ăn trùn chỉ.

———————–  MÂY AQUA   ———————-

💖 Cửa hàng chuyên cá bảy màu, cá thủy sinh, tép, cá vàng, phụ kiện, setup bể

🐟FB của Shop: https://www.facebook.com/groups/2505967292787077

Link nhóm Zalo update list và video mới : https://zalo.me/g/sglckm457
🏛 ️ Địa chỉ : Số 337 VŨ TÔNG PHAN – KHƯƠNG ĐÌNH – THANH XUÂN – HÀ NỘI
🔥 Shopee : TUANTANDAN
📞 hotline / Chốt đơn nhanh : 0961774494

🎹Website : Mayaqua.vn

Rate this post

Bài viết liên quan