Ve Tai Ở Thú Nuôi

Banner-backlink-danaseo


thể chó và mèo đều là nơi ẩn náu của ve tai, nhưng mèo là loài dễ gặp vấn đề
này hơn cả. Ve tai là loài kí sinh nhỏ sinh sống chủ yếu ở trong ống tai bằng
việc hút máu, ăn da chết và ráy tai. Chúng để lại chất thải và sinh đẻ trứng trong
tai của vật chủ. Thông thường, cần khoảng 3 tuần để trứng nở và sinh trưởng
thành ve trưởng thành có khả năng sinh sản. Ve tai gây sưng đỏ và nhiễm trùng
tai thứ cấp. Chúng cũng có thể lan ra chỗ khác trên cơ thể, làm cho da bị ngứa
và khó chịu. Ve tai có thể bị lây giữa các động vật có tiếp xúc trực tiếp với
nhau, nhưng lại được cho là không lây cho con người.

Bạn đang đọc: Ve Tai Ở Thú Nuôi

Dấu hiệu

Những triệu chứng thường thấy
bao gồm

– Lắc đầu, dụi tai

– Xuất hiện mảnh màu đen, cứng giòn trong tai

– Ngứa và gãi

– Tai bị sưng đỏ và viêm

– Vết
thương trên da và lông rụng ở phần tai và đầu

Ve tai ở chó mèo thường gây
ngứa dữ dội. Quan sát bên trong tai, bạn sẽ thấy cục rỉ có vỏ cứng, giòn màu
nâu đỏ hay đen. Ve tai làm cho thú cưng lắc đầu và gãi tai. Việc gãi có thể trở
nên mãnh liệt tới mức con vật chuyển qua gãi mắt, khiến chúng đau, nheo và chảy
nước mắt. Khi chó mèo gãi, vi khuẩn và nấm bị cọ sát vào da và dần phát triển
viêm nhiễm thứ cấp do nấm và vi khuẩn. Tai trở nên mưng mủ và có mùi hôi thối.


Chẩn đoán

Chủ vật nuôi không nên tự chẩn
đoán bệnh mà không có sự giúp đỡ của bác sĩ thú y. Nếu bạn hiểu nhầm đó là bệnh
ve tai thay vì bệnh thực chất là do vi khuẩn hay nấm, bạn sẽ dùng phải những
loại thuốc không có tác dụng giải quyết vấn đề viêm nhiễm. Thay vào đó, uống
nhầm thuốc có thể làm cho tình hình nghiêm trọng hơn.

Bệnh ve tai được chẩn đoán
khi con ve xuất hiện trong mẫu mủ tai đặt dưới kính hiển vi. Thỉnh thoảng những
con ve trông như những đốm trắng di chuyển quanh tai. Xác nhận sự tồn tại
của ve là một bước cần thiết để phân biệt bệnh ve tai với những bệnh viêm
nhiễm tai khác.

Điều trị

Lưu ý: Tất cả thú nuôi ở trong nhà nên được điều trị
cùng lúc, kể cả khi chúng không tỏ những dấu hiệu của bệnh.

Rất may mắn, bệnh ve tai hoàn
toàn có thể chữa trị khỏi. Bác sĩ thú y sẽ kê thuốc nhỏ tai để diệt ve tai. Có
rất nhiều thuốc để điều trị bệnh, tuy nhiên, thuốc tự mua sẽ kém hiệu quả và
đòi hỏi nhiều đợt chữa trị hơn là thuốc do bác sĩ kê đơn, đặc biệt là có
những phương pháp điều trị mới yêu cầu chỉ một lần áp dụng để phát huy
công dụng.

Vậy một đợt điều trị đã đủ
chưa, liệu ve tai có quay trở lại?

Ve tai hoàn toàn có thể trở
lại và bạn sẽ cần phải điều trị cho thú cưng hơn 1 lần. Ve thường đẻ trứng có
vỏ ngoài cứng và các sản phẩm trị bệnh không có tác dụng diệt trứng ve. Thuốc
và các phương pháp trị liệu chỉ giết ve từ giai đoạn ấp trứng trở đi. Vì thế các
sản phẩm diệt ve cần được áp dụng một lần và lặp lại 7 ngày sau đó để trứng nở
ra và có phản ứng với thuốc.

Thú nuôi có thể bị tái nhiễm
và cần điều trị trở lại nếu như chúng tiếp xúc với những con vật khác mắc ve
tai.

Cách
phòng ngừa

* Thuốc phòng ngừa ve và bọ chét rất hiệu quả
trong việc bảo vệ thú cưng của bạn khỏi bệnh ve tai. Dùng những sản phẩm này
định kì sẽ giúp kiểm soát sự xâm nhập của của những con ve này.

* Giữ thú nuôi trong nhà trong để chúng không
tiếp xúc với những con vật đang mắc ve tai.

* Giặt gường với nước pha xà phòng nóng và hong khô bằng máy sấy. Dọn dẹp cũi của thú nuôi. Vệ sinh môi trường tự nhiên xung quanh bằng thuốc trừ sâu, bọ chét một lần và lặp lại sau 2 tới 4 tuần .

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan