Rùa cảnh trở thành một trong những vật nuôi được nhiều gia chủ ưa chuộng hiện nay. Trong số các loài được yêu thích phải kể đến rùa lá Tam Đảo. Vậy bạn có biết Rùa Lá Tam Đảo là gì không? Nên chăm sóc và nuôi chúng ra sao để đảm bảo sức khỏe tốt nhất? Cùng Thucanh theo dõi thông tin dưới đây để hiểu rõ.
Rùa lá Tam Đảo là gì?
Là một trong những loài rùa đẹp và thuộc dạng quý hiếm, Rùa Lá Tam Đảo luôn thu hút đông đảo sự quan tâm của mọi người. Nhiều người mong muốn mua và sở hữu chúng để làm vật nuôi cảnh. Loài rùa này cũng đang suy giảm số lượng do sự săn sắt trái phép quá mức.
Bạn có biết Rùa lá Tam Đảo là gì không? Thực chất chúng còn có nhiều tên gọi khác như rùa lá ngực đen, rùa lá Việt Nam, rùa lá,… Tên khoa học là Geoemyda spengleri, thuộc họ Emydidae – họ rùa đầm.
Khu vực sinh sống chủ yếu của rùa chủ yếu ở vùng Đông Nam Á. Tập trung ở các nước như Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Tại nước ta, loài rùa này thường có ở những khu vực đồi núi phía Bắc như Lào Cai, Bắc Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Nghệ An,… Nơi chúng sống thường là dưới các thảm mục thực vật hay các tảng đá ở bờ sông suối.
Đặc điểm của Rùa lá Tam Đảo
Ngoại hình
Kích thước của loài rùa Tam Đảo này khá nhỏ. Lúc nhỏ chúng chỉ khoảng từ 2 -3 cm. Khi trưởng thành, chúng có kích cỡ tầm 17 – 18 cm, khối lượng chỉ vài lạng. Thoạt nhìn chúng có hình dáng và sắc tố tương đối giống Rùa Sa Nhân nên đôi khi dễ bị nhầm với Rùa Sa Nhân baby. Hơn nữa do quần thể hai loài nằm ở nhiều tỉnh thành chung nên nhiều khi mọi người vẫn nhầm lẫn giữa hai loài.
Rùa lá Tam Đảo có thể nhận biết với phần mai dẹt, có 3 gờ giữa lưng. Mai Rùa Lá Tam Đảo có hình dạng giống như một chiếc lá vàng khô. Màu sắc chủ yếu là vàng – cam – đỏ – nâu tuỳ theo môi trường sống. Ở Rùa Sa Nhân cũng có 3 gờ này nhưng nhô cao lên như cái hộp.
Đầu rùa nhỏ, mắt trắng. Còn ở rùa Sa Nhân thì mắt có màu nâu, đen, đỏ, cam. Yếm của Rùa Lá Tam Đảo có màu đen khoảng chừng 70 – 95 %. Đuôi rùa Lá Tam Đảo đực đến tuổi trưởng thành to và dài hơn con cái. Yếm rùa đực không lõm như ở Rùa Núi Vàng đực. Yếm của rùa Lá Tam Đảo khi mang trứng sẽ căng phồng.
Sinh sản ở Rùa Lá Tam Đảo
Chúng sẽ bắt đầu phát dục và sinh sản khi ở tầm 10 – 12 cm. Rùa hoàn toàn có thể giao phối và đẻ trứng ở môi trường tự nhiên chuồng nuôi nhốt tự tạo. Bạn nên cho Rùa Lá Tam Đảo một quá trình ngủ đông nhất định để chúng không bị rối loạn chu kỳ sinh sản tự nhiên. Đây là một yếu tố khiến cho đàn rủa đẻ chậm hoặc tỷ suất trứng được thụ thai thấp mà nhiều người nuôi không chú ý.
Trứng rùa Lá Tam Đảo nở sau 2 tháng được ấp trong môi trường ấm cúng. Rùa con nên được nuôi trong lồng nhỏ có rêu hoặc xơ dừa để giữ ẩm. Khi chúng trưởng thành thì chuyển sang môi trường thiên nhiên tạo mới.
Một vài lưu ý về kinh nghiệm chăm sóc rùa lá Tam Đảo đúng cách
Thức ăn
Thức ăn cho rùa lá Tam Đảo chủ yếu là các loại thức ăn tươi như dế, giun, sâu, tôm, cá,… Ngoài ra bạn có thể cho chúng ăn đồ khô như cám, hạt,… Chế độ ăn của rùa nên đa dạng và cân bằng. Không nên cho rùa ăn quá nhiều hay quá ít. Nên để sẵn thức ăn và nước để rùa chủ động ăn uống.
Chuồng nuôi rùa lá Tam Đảo
Khi nuôi loài rùa lá này, bạn cũng nên bố trí chuồng riêng cho chúng. Không nên thả rông trong nhà hay ngoài vườn. Kích thước chuồng nên phù hợp với số lượng cũng như kích cỡ của rùa. Rùa Lá Tam Đảo nên nuôi ở những nơi thực sự thoáng mát, không nên vượt quá 32 độ C.
Đảm bảo chuồng nên sạch sẽ và không có ánh nắng chiếu trực tiếp hay gió lạnh nhiều. Bố trí chuồng thành 2 khu vực là khu khô và khu ẩm. Khu khô nên lót cát, đất, sỏi, gỗ để rùa nghỉ ngơi. Còn khu ẩm nên có bể nước sâu khoảng 10 – 15cm để rùa ngâm và giải nhiệt. Nên chú ý vệ sinh chuồng nuôi thường xuyên, loại bỏ các đồ bẩn và thức ăn thừa.
Một vài lưu ý khác
Mai rùa Lá Tam Đảo khá mềm, rất dễ bị những loại rùa khác hoặc chuột, chim, cú, hoặc trẻ con nghịch phá. Dù vô tình hay cố ý thì điều này cũng sẽ khiến tính mạng của rùa bị đe dọa. Vì thế hãy đảm bảo rằng chúng được nuôi trong môi trường tự nhiên an toàn. Hơn nữa, rùa cũng dễ mắc các bệnh về hô hấp, da và tiêu hóa. Bạn cũng nên để ý biểu hiện lạ ở rùa và thăm khám bác sĩ thú y kịp thời.
Rùa này có kích thước bé nhỏ. Vì thế bạn không nên thả rông trong nhà, ngoài vườn, nên có chuồng nuôi nhốt riêng. Rùa khá nhát khi sống trong môi trường thả rông. Chúng cũng dễ bị stress, bồn chồn. Ngoài ra chúng cũng dễ bị chim, dơi, chuột cắn tha đi bất cứ lúc nào.
Mặc dù chân rùa có màng và bạn hoàn toàn có thể thấy chúng ngụp cả đầu xuống nước khá lâu thì Rùa Lá Tam Đảo vẫn thích môi trường tự nhiên cạn hơn. Chỉ cần một máng nhỏ cho Rùa Lá Tam Đảo ngâm mình và lượn lờ bơi lội hàng ngày là đủ.
Bài viết ở trên của Thucanh cũng giúp bạn biết được Rùa lá Tam Đảo là gì và kinh nghiệm chăm sóc chúng đúng cách. Vì là một loài rùa khá quý hiếm nên nếu bạn sở hữu chúng, hãy đảm bảo có trách nhiệm khi nuôi nhé. Nhớ lưu lại những kiến thức mà chúng tôi vừa chia sẻ để hiểu rõ hơn về loài rùa cảnh này.
Có thể bạn quan tâm:
Rùa Mexican Snapping là gì? Kinh nghiệm chăm sóc hiệu quả
Rùa Sulcata là gì? Đặc điểm, cách nuôi và giá bán tham khảo