Sáo nâu là chim gì? Kỹ thuật nuôi sáo nâu khỏe mạnh, nói tốt

Sáo nâu là chim gì? Theo như nhiều người nuôi thì loài chim này có khả năng nói chuyện khá tốt. Vậy sự thật có đúng là như vậy không? Kỹ thuật nuôi sáo nâu ra sao đúng cách? Tất cả sẽ được Thucanh giải đáp qua bài viết sau đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Chim sáo nâu là gì?

Hiện nay, chim sáo nâu không còn quá xa lạ gì với hội người nuôi chim cảnh. Đây vốn là một loài chim thuộc họ Sáo. Nó còn có tên gọi khác là chim sáo nghệ, danh pháp thường gọi là Acridotheres tristis. Có ý kiến cho rằng, loài sáo này được tìm thấy lần đầu vào năm 1766 do Linnaeus phát hiện.

chim-sao-nau-la-gi-thucanh

Chúng thường có môi trường sống phân bố tại khu vực châu Á, bán đảo Đông Dương. Đặc biệt ở Việt Nam, đây được xem là giống chim sáo xuất hiện nhiều và phổ biến nhất. Tuy nhiên, hiện nay, sáo nâu đang ngày càng xuất hiện ở nhiều nơi. Chúng mở rộng phạm vi phân bố rất nhanh.

Sáo nâu được đánh giá là loài ăn tạp với bản năng lãnh thổ mạnh. Do đó, chim thích nghi tốt với môi trường đô thị. Thường thấy nhất ở những khu vực đồng bằng, nơi mà chúng có thể tìm kiếm nguồn thức ăn cho mình. Bởi ngoại hình nhỏ nhắn, đáng yêu và tính cách lanh lợi, khả năng nói tốt, sáo nâu ngày càng được nhiều người nuôi cảnh săn đón.

Đặc điểm của sáo nâu

Loài sáo nâu được nhiều người nuôi yêu thích trong thế giới chim cảnh. Do đó, ở chúng luôn có được những đặc điểm đặc biệt.

Ngoại hình

Những đặc điểm nổi bật ở ngoại hình sáo nâu như:

  • Kích thước sáo nâu khá nhỏ, ngoại hình cân đối giữa phần thân và đầu
  • Những con trưởng thành thường dài khoảng từ 15 đến 30 cm, nặng từ 35 đến 220g.
  • Viền lông cánh có màu đen và trắng
  • Phần đuôi và đầu có màu đen
  • Ngực có màu nâu xám
  • Màu nâu chủ yếu ở cánh và lưng
  • Mắt sáo nâu khá tròn, lòng mắt đỏ và có màu vàng nhạt ở viền quanh mắt
  • Phần mỏ và chân của chim có màu vàng sáng hay cam
  • Ở ngực, sườn và đùi thường có màu nâu tím tươi

Tính cách của sáo nâu

Tuy có thân hình nhỏ nhắn nhưng tính cách của sáo nâu thường khá hung dữ. Những người lạ hay chim lạ đến tranh giành lãnh thổ thường dễ bị tấn công. Chúng dùng mọi cách để bảo vệ bản thân và những đứa con của mình. Tuy nhiên, sau một thời gian dài nuôi dưỡng, chúng trở nên hoạt bát và thân thiện hơn. Loài chim này thông minh và quấn chủ. Ngay cả khi thả chúng ra vườn chơi, chim sẽ tự động quay về lồng lại.

dac-diem-cua-sao-nau-thucanh

Khi mới bắt chim về nuôi, chúng sẽ rất hoảng loạn. Bởi thế người nuôi nên dùng áo lồng để che lại để giúp sáo bình tĩnh và thích nghi dần.

Sinh sản

Mùa sinh sản của sáo nâu chủ yếu bắt đầu vào mùa xuân và kết thúc vào mùa hè. Ở ngoài tự nhiên, sáo nâu thường làm tổ ở hang động. Điều này cũng giúp chúng tránh được sự tấn công của kẻ thù.

Vào mỗi mùa sinh sản, chim sáo nâu thường đẻ từ 3-5 quả trứng. Thời gian ấp khoảng 15 ngày. Chim non sẽ được bố mẹ nuôi dưỡng khoảng 2-3 tháng, khi chúng đủ lông và biết bay sẽ tự đi kiếm ăn.

Khả năng biết nói

Một trong những lý do khiến người nuôi yêu thích loài chim này đó là vì sáo nâu có khả năng biết nói. Chúng cực kỳ thông minh và có khả năng bắt chước tiếng người rất tốt. Giọng hót của chim cũng khá hay. Đặc biệt chim sáo nâu còn có thể bắt chước tiếng động xung quanh đầy thú vị. Bởi thế, người nuôi rất thích thú khi được tham gia huấn luyện cho chim.

Kinh nghiệm nuôi chim sáo nâu đúng cách

Chim sáo nâu khi được nuôi dưỡng bài bản sẽ vô cùng thông minh và lanh lợi. Sau đây là một vài kinh nghiệm giúp người nuôi có thể chăm sóc sáo nâu đúng cách.

Chọn giống sáo nâu

Công việc chọn giống sáo nâu khá quan trọng. Những con sáo có tố chất tốt, khỏe mạnh ngay từ đầu sẽ giúp người nuôi chăm sóc dễ dàng và nhanh thuần dưỡng hơn. Chú ý chọn những con còn nhỏ để thuận tiện cho việc huấn luyện. Khi quan sát trong một đàn sáo, nên ưu tiên chọn các giống sáo nâu có đuôi ngắn hay dài nhất.

Bố trí lồng nuôi

Chim sáo nâu thường có ngoại hình khá nhỏ nhắn. Vì thế lồng nuôi chúng không cần quá lớn. Nên chọn những chiếc lồng có khóa để tránh chim trốn thoát ra ngoài. Hướng đặt lồng chim được nhiều người chọn đó là hướng Đông Nam đón gió mát khi về hè, ấm áp khi vào đông.

Thức ăn

Như đã giới thiệu, sáo nâu vốn là loài chim ăn tạp và chúng khá dễ ăn, dễ nuôi. Những thức ăn thường được dành cho sáo như sâu, bọ, gạo, cơm,… Ngoài ra bạn cũng có thể trộn hỗn hợp cho chim ăn hằng ngày. Công thức thường được áp dụng đó là: 0.5kg cám cò dùng cho gà + 4 lòng đỏ trứng gà sống + 1 chén nhỏ mật ong + 100g thịt bò xay nhuyễn.

kinh-nghiem-nuoi-chim-sao-nau-dung-cach-thucanh

Sau khi trộn hết các phần nguyên liệu thì nên sấy khô hỗn hợp và cho sáo nâu ăn dần. Với những con còn nhỏ, bạn nên trộn thêm vào cám một ít nước cho sệt lại. Sau đó vo viên nhỏ và bón cho chúng. Chú ý giai đoạn chim non thì không nên cho chúng ăn thịt vì dễ nghẹn, tiêu hóa chậm.

Vệ sinh tắm rửa chim sáo nâu

Để đảm bảo môi trường chăm sóc tốt cho sáo nâu, bạn cũng nên sắm cho chim một lồng tắm riêng. Tuy nhiên đó là khi bạn có điều kiện. Còn không vẫn có thể tắm chim ở lồng nuôi. Trước khi tắm nên dọn dẹp hết các đồ ở trong lồng như máng ăn, máng nước.

kinh-nghiem-nuoi-chim-sao-nau-dung-cach-1-thucanh

Ban đầu chim sáo nâu thường không quen với việc tắm. Vì thế bạn có thể vảy lên lông của chúng một ít nước để chúng thích nghi. Lâu dần, chúng sẽ quen và tự sa vào tắm thôi.

Ngoài ra, bên cạnh tắm nước thì tắm nắng cũng là điều cần thiết cho sáo nâu. Cách này giúp bộ lông của chim sáo thêm óng ả, chắc khỏe nhờ vào vitamin D hấp thụ được.

Kinh nghiệm dạy sáo nâu hót và nói tốt

Thông thường, phải mất ít nhất từ 5 đến 6 tháng thì sáo nâu mới có thể nói và hót thành thạo. Tuy nhiên, chủ nuôi luôn phải có sự kiên trì, mỗi ngày huấn luyện cho chim một ít. Một số tips chăm sáo nói và hót tốt như sau:

kinh-nghiem-nuoi-chim-sao-nau-dung-cach-2-thucanh

  • Chọn nuôi sáo nâu từ khi còn nhỏ
  • Thời gian, nên dạy sáo nói từ khoảng lúc sáng sớm hay 5-6h tối là hợp lý
  • Bắt đầu việc tập nói với những câu từ đơn giản như xin chào, tạm biệt,… Sau đó nâng dần mức độ khó lên.
  • Có thể kết hợp dùng đồ ăn làm mồi hay thưởng sau khi chim đạt được kết quả.
  • Để chim sáo nâu nói tốt hơn, bạn cũng nên lột lưỡi cho chúng bằng nước cốt chanh hay giấm. Tức là loại bỏ đi lớp sừng nhọn phía dưới lưỡi. Thao tác nên thật nhẹ nhàng.

Ở trên là những thông tin sáo nâu là chim gì được Thucanh chia sẻ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được những kinh nghiệm nuôi và chăm sóc sáo nâu khỏe mạnh, nói tốt nhất. Chúc các bạn có một hành trình nuôi dưỡng chim sáo đầy thú vị. Cảm ơn đã quan tâm đón xem thông tin.

Xem thêm:
Nhận biết bồ câu sắp đẻ trứng ra sao?
Chăm sóc chích chòe thay lông
Vẹt Parrotlet đẹp như thế nào?

5/5 - (2 votes)

Bài viết liên quan