Thằn lằn lưỡi xanh là con gì? Kinh nghiệm nuôi dưỡng thế nào?

Banner-backlink-danaseo

Thằn lằn lưỡi xanh từ khi được du nhập vào Việt Nam đã được đông đảo người nuôi yêu thích. Vậy bạn có tò mò ở loài vật này có điều gì đặc biệt mà khiến nhiều người chuộng đến vậy không? Cùng Thucanh tìm hiểu các thông tin về đặc điểm cũng như kinh nghiệm nuôi chúng qua bài viết sau đây nhé.

Thằn lằn lưỡi xanh là con gì?

Vốn là một con vật có nguồn gốc nhập ngoại nên khi nhắc đến thằn lằn lưỡi xanh thì rất ít người biết về nó. Chúng có tên thường gọi là  Blue Tongue Skinks. Đây là một chú thằn lằn da bóng Úc. Bởi lẽ chúng có nguồn gốc chủ yếu từ vùng phía Bắc, Đông và Đông Nam của châu Úc.

than-lan-luoi-xanh-la-con-gi-thucanh

Trong họ nhà Scincidae, chúng là con vật sở hữu thân hình khá lớn. Đặc điểm nổi bật của nó chính là chiếc lưỡi màu xanh da trời vô cùng độc đáo. Bên cạnh đó, thằn lằn này cũng có tính cách thân thiện, dễ gần. Chúng thích được con người chơi cùng, vuốt ve và cưng nựng. Chính vì vậy, từ khi được du nhập vào Việt Nam, loài vật này nhanh chóng nhận được sự quan tâm của hội người chơi cảnh.

Khác với những giống thằn lằn khác thích leo trèo, ở loài Blue tongue skinks chỉ thích sống dưới đất. Chúng thường hay trú trong các khúc gỗ mục hay hang hốc.

Đặc điểm của thằn lằn lưỡi xanh

Loài thằn lằn này cũng có được dáng vẻ ngoại hình độc đáo. Bạn có thể nhận biết chúng qua các đặc điểm như:

  • Đầu to, thân dài, chân ngắn có 5 ngón
  • Kích thước của thằn lằn lưỡi xanh có thể đạt đến 35 – 45cm ở tuổi trưởng thành
  • Lưỡi màu xanh là đặc trưng nổi bật nhất
  • Đuôi của thằn lằn có thể đứt lìa để tự vệ khi gặp nguy hiểm
  • Lưng chúng có màu xám bạc hoặc nâu, trên lưng có dải sọc ngang đen
  • Bụng và cổ có màu trắng, xám hay vàng
  • Trên thân có phủ lớp vảy bóng mượt xếp lên nhau

dac-diem-cua-than-lan-luoi-xanh-thucanh

Tiếp theo về đặc điểm sinh sản của Blue tongue skinks. Chúng sinh sản mỗi năm 1 lần. Trứng không được sinh ra mà chuyển thành con non hình thành trong bụng mẹ.

Kinh nghiệm nuôi thằn lằn lưỡi xanh đúng cách

Nuôi thằn lằn lưỡi xanh không phải là điều đơn giản. Nó còn đòi hỏi người nuôi có sự am hiểu về nhiệt độ, thức ăn ưa thích của thằn lằn cũng như có sự kiên trì nhất định. Sau đây là một số kinh nghiệm nuôi Blue tongue skinks mà bạn có thể lưu lại.

Chuồng nuôi

Bạn có thể chọn một bể thủy tinh bề mặt nhẵn có chiều cao và rộng tương thích để nuôi loài thằn lằn này. Kích thước chuồng có thể dài khoảng 1m, rộng và cao khoảng 40cm là ổn.

kinh-nghiem-nuoi-than-lan-luoi-xanh-dung-cach-thucanh

Thằn Lằn Lưỡi Xanh là loài thằn lằn sống trên mặt đất. Vì vậy bạn không cần chuẩn bị các vật dụng leo trèo. Đơn giản chỉ đặt một số cây, hang đá cho chúng trú ẩn bên trong là được.

Để làm cho blue tongue skinks cảm thấy an toàn, bạn có thể che mặt sau của kính. Ngoài ra đặt chuồng Blue tongue skinks nơi yên tĩnh.

Môi trường nuôi phù hợp

Nhiệt độ thích hợp để nuôi chúng là 28 độ C. Chủ nuôi có thể duy trì mức 26 đến 32 độ ở ban ngày và hạ xuống từ 22 đến 24 độ ban đêm. Ngoài ra chúng cũng có nhu cầu về ánh sáng mặt trời. Nuôi thằn lằn vào mùa hè, bạn có thể cho chúng phơi nắng trong khoảng từ 2 đến 4 giờ, từ 4 – 5 giờ trong mùa xuân và thu. Còn nếu nuôi trong nhà thì cần bật đèn chiếu sáng khoảng 8h/ ngày.

kinh-nghiem-nuoi-than-lan-luoi-xanh-dung-cach-1-thucanh

Đừng quên sử dụng thiết bị sưởi ấm vào mùa đông, nhất là vào buổi tối với nhiệt độ từ 22 đến 24 độ. Bổ sung nhiều cát vào bể nuôi. Thằn lằn sống ở khu vực có độ ẩm dao động từ 40 – 60% là phù hợp. Khi bạn mang Blue tongue skinks đến một môi trường tự nhiên sống mới, chúng thường bị stress và lẩn trốn suốt cả ngày.

Chế độ ăn Blue tongue skinks

Loài thằn lằn lưỡi xanh này khá dễ ăn và ăn tạp. Một số loại thức ăn phổ biến của chúng như: sâu, dế, ốc sên, xác động vật, trái cây, hoa dại,…  Loài này ăn sâu bột là chính, có thể từ 6 đến 1o con mỗi lần ăn. Cho chúng ăn cũng là cách để chủ nuôi làm quen và gần gũi với thằn lằn hơn.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung bột canxi và vitamin cho chúng khoảng 2 tuần/lần. Nghiền các viên và cho ăn cùng với trái cây chẳng hạn. Thông thường bạn nên cho chúng ăn vào buổi sáng vì chúng hoạt động nhiều vào ban ngày.

Trò chuyện, vuốt ve Blue tongue Skinks

Blue tongue skinks hoàn toàn có thể nhận dạng giọng nói và khuôn mặt. Thường xuyên chuyện trò với thú cưng hoặc đọc sách cũng là cách để nó nhận ra giọng nói của bạn. Thằn lằn lưỡi xanh là loài động vật hoang dã tò mò. Vì vậy, khi nghe thấy giọng nói của bạn, nó sẽ tiến đến gần hơn đấy.

kinh-nghiem-nuoi-than-lan-luoi-xanh-dung-cach-2-thucanh

Thêm nữa, bạn có thể cầm chúng lên và vuốt ve. Nếu sợ bị Blue tongue skinks cắn, bạn hoàn toàn có thể đeo găng tay. Cũng nên lưu ý rằng giữ chắc thằn lằn của mình nhưng không quá chặt.

Vừa rồi bài viết của Thucanh cũng đã giúp bạn biết được những thông tin về loài thằn lằn lưỡi xanh. Qua kinh nghiệm nuôi được chia sẻ ở trên, chúng tôi hy vọng bạn có thể nuôi nấng con vật này một cách hiệu quả và thành công. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi bài viết.

Xem thêm:
Thằn lằn da báo là gì?
Top 5 loài thằn lằn cảnh dễ nuôi nhất

5/5 - (3 votes)

Bài viết liên quan