Thằn lằn da báo là gì? Kinh nghiệm nuôi chúng ra sao cho đúng?

Nếu bạn đang tìm kiếm một loài bò sát cảnh dễ nuôi, Leopard Gecko sẽ là một lựa chọn phù hợp với bạn. Loài thú cưng này không chỉ có ngoại hình đẹp nuôi cảnh mà còn giúp mang lại niềm vui cho bạn. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về thằn lằn da báo là gì? Cách nuôi chúng ra sao? Cùng Thucanh đón đọc bài viết sau đây nhé.

Thằn lằn da báo là con gì?

Thằn lằn da báo Leopard Gecko hay còn có tên tiếng Anh là Leopard Gecko. Tên khoa học của loài này đó là Eublepharis macularius. Đây vốn là loài thằn lằn trên cạn có nguồn gốc từ các khu vực khô cằn ở Pakistan, Ấn Độ và Afghanistan.

than-lan-da-bao-la-con-gi-thucanh

Chúng được nhân giống ở Hoa Kỳ từ những năm 1970. Mãi cho đến cuối thập niên 80 – 90 thì số lượng sinh sản ngày càng nhiều. Các giống có nhiều màu sắc mới cũng được xuất hiện.

Con vật này cũng trở thành thú cưng nuôi dưỡng phổ biến trong nhà. Bạn có thể tìm thấy chúng ở những cửa hàng vật nuôi hay các khu triển lãm bò sát. Tuổi thọ của Leopard Gecko cũng kéo dài đến 20 năm.

Một vài đặc điểm của Leopard Gecko

Về ngoại hình

Thằn lằn da báo cũng có những đặc điểm ngoại hình độc đáo. Bạn có thể nhận dạng chúng qua một vài dấu hiệu sau đây:

  • Loài thằn lằn da báo này thường gây ấn tượng bởi lớp da màu vàng hay trắng với các đốm đen trên cơ thể.
  • Với những con sống ở ngoài tự nhiên thì sẽ có màu tối và xỉn hơn so với các con được nuôi nhốt trong lồng.
  • Kích thước cơ thể của chúng cũng lớn hơn so với các giống thằn lằn khác. Chiều dài dao động từ 18 đến 28 cm.

mot-vai-dac-diem-cua-leopard-gecko-thucanh

  • Chúng không có đệm ngón chân để treo lên bề mặt nhẵn. Thay vào đó là các móng vuốt.
  • Một điều khác biệt của giống thằn lằn da báo này so với các con khác đó là chúng có mí mắt. Mắt có sự chuyển động, chớp mắt, nhắm mắt khi ngủ.
  • Ở loài này, do có cấu trúc độc đáo trong hệ thống thính giác nên ánh sáng có thể chiếu thẳng qua đầu chúng từ một phía.
  • Đuôi Leopard Gecko cũng khá mập mạp, to hơn so với phần bụng với đuôi xếp thành ngấn. Cũng như đa phần các giống thằn lằn khác. Đuôi của chúng có thể tự rụng để thoát thân. Nhưng khi mọc lại sẽ ngắn và xấu hơn đuôi cũ.

Về tập tính

Leopard Gecko cũng là loài sống về đêm. Chúng thường thích sống ở dưới mặt đất hay thích trú ẩn ở những tảng đá, hang vào ban ngày. Loài này cũng không có nhu cầu về tia cực tím như các loài bò sát khác.

mot-vai-dac-diem-cua-leopard-gecko-1-thucanh

Dù ưa sống nơi mặt đất, thế nhưng do có móng vuốt nên loài thằn lằn này cũng hay trèo lên đá và cành cây nơi chúng sống. Định kỳ, Leopard Gecko sẽ lột da và sẽ ăn hết phần da sau khi lột xong.

Kinh nghiệm nuôi Leopard Gecko đúng cách

Sau đây là một vài tips về cách nuôi dưỡng thằn lằn da báo đúng cách:

Chuồng nuôi

Loài thằn lằn này phát triển tốt trong các môi trường thông thoáng. Bạn có thể chuẩn bị các hộp nhựa, hồ cá hay lồng nuôi đều được. Kích thước tối thiểu của chuồng nên dài khoảng 50cm, rộng 25cm, cao 30cm nếu nuôi chung 1 cặp. Trong chuồng, bạn nên trang bị thêm một hang đá hay khúc gỗ rỗng. Đảm bảo không gian cho chúng leo trèo và ẩn nấp.

kinh-nghiem-nuoi-leopard-gecko-dung-cach-thucanh

Bên cạnh đó, trong chuồng nuôi nên sử dụng lót chuồng bằng đất nền, gỗ thông, sỏi, cỏ nhân tạo hay giấy báo. Không sử dụng cát, mùn cưa hay các vật liệu quá nhỏ vì tránh để chúng ăn phải cát gây nên tình trạng tắc ruột.

Ánh sáng, nhiệt độ

Do thằn lằn da báo vốn là loài ưa hoạt động về đêm, nên bạn cũng không cần trang bị các loại đèn sưởi bò sát chứa tia UV cho chúng. Ở những khu vực có nhiệt độ thấp vào buổi tối, bạn có thể lắp thêm bóng đèn sưởi tối màu để cung cấp nhiệt cho chúng. Vào ban ngày nên có mức nhiệt từ 31 đến 32 độ C, còn ban đêm thì từ 21 đến 24 độ C là hợp lý. Độ ẩm nên ở mức trên 20%.

Thức ăn

Thức ăn của Leopard Gecko chủ yếu là côn trùng. Lúc nhỏ, bạn có thể cho chúng ăn sâu nhưng khi lớn lên thì có thể ăn sâu, dế, giun hay chuột con. Trong chế độ ăn có thể bổ sung thêm vitamin D3, canxi dạng bột.

kinh-nghiem-nuoi-leopard-gecko-dung-cach-1-thucanh

Các con thằn lằn size nhỏ nên cho chúng ăn hằng ngày. Những con trưởng thành thì cho ăn 3-4 ngày/lần. Chú ý nên chuẩn bị đầy đủ nước uống cho thằn lằn da báo. Vừa để chúng có thể ngâm mình. Nước nên được để trong khay cạn và nông.

Các bệnh tật

Khi nuôi con vật này, bạn cũng nên để ý rằng chúng cũng thường mắc một số chứng bệnh phổ biến. Có thể kể đến các bệnh như tắc ruột, tắc trứng, xương chuyển hóa. Một số thông tin bệnh cụ thể như:

kinh-nghiem-nuoi-leopard-gecko-dung-cach-2-thucanh

  • Tắc ruột thường xảy ra do thằn lằn da báo ăn phải lót nền trong chuồng. Phổ biến nhất là cát, mùn cưa. Bởi vậy, bạn có thể dẫn đến tử vong nếu không can thiệp kịp thời.
  • Tắc trứng là bệnh xảy ra do không cung cấp đủ canxi khi cho thằn lằn ăn. Từ đó khiến trứng không thể thoát ra được khi chúng sinh sản.
  • Xương chuyển hóa là bệnh rất hay gặp ở bò sát. Điều này xảy ra khi chúng không nhận đủ lượng canxi cần thiết. Biến chứng của bệnh này là các ảnh hưởng đến cột sống, tứ chi,…

Qua các thông tin trên, chắc hẳn bạn cũng biết được thằn lằn da báo là gì? Cách nuôi Leopard Gecko ra sao để phát triển khỏe mạnh rồi đấy. Chúc các chủ nuôi có thể có hành trình chăm sóc thú cưng này suôn sẻ và phù hợp nhất nhé. Cảm ơn đã quan tâm theo dõi bài viết từ Thucanh.

Xem thêm:
Cách nhận biết rắn hổ mang các loại
Top 5 loài thằn lằn cảnh dễ nuôi nhất
Cách đuổi thằn lằn khỏi nhà hiệu quả

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan