Tại sao bạn thức dậy và thở hổn hển?

Ngủ dậy bị mệt, thở dốc có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Có nhiều người cho rằng tình trạng này là do chứng ngưng thở khi ngủ, nhưng trên thực tế thở hổn hển khi thức dậy có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Một số nguyên nhân mang tính chất tạm thời và lành tính, trong khi những nguyên nhân khác lại nghiêm trọng hơn.

1. Chứng ngưng thở khi ngủ khiến bạn thở hổn hển khi thức dậy

Chứng ngừng thở khi ngủ (OSA) là tình trạng rối loạn thở vào ban đêm, xảy ra khi lưỡi, các mô khác trong miệng tụt ra phía sau và chặn đường thở gây khó thở. Mỗi lần như vậy người bệnh thường bị ngừng thở lên đến 1 phút hoặc hơn và có thể lặp lại hàng trăm lần mỗi đêm. Một số người có thể đột ngột ngủ dậy thở dốc hoặc bị nghẹt thở. Các triệu chứng khác đi kèm với OSA bao gồm:

  • Ban ngày mệt mỏi quá mức;
  • Ngáy to;
  • Nhức đầu buổi sáng;
  • Huyết áp cao;
  • Thay đổi tâm trạng;
  • Khó tập trung trong ngày.

2. Lo lắng và các cơn hoảng sợ về đêm

Một số bất ổn về tâm lý, tinh thần có thể kích hoạt các vấn đề về hô hấp vào ban đêm. Có nhiều bệnh nhân chia sẻ rằng họ không ngáy, nhưng lại ngủ dậy thở dốc vào ban đêm. Sau khi loại trừ chứng ngưng thở khi ngủ và các nguyên nhân sinh lý tiềm ẩn khác, các chuyên gia phát hiện ra rằng những bệnh nhân này rất có thể thở hổn hển trong khi ngủ do quá lo lắng hoặc có tâm lý bất ổn vào ban đêm.

Biểu hiện của các cơn hoảng sợ về đêm là tim đập thình thịch, đổ mồ hôi, khó thở, tâm trạng hoảng loạn đi kèm với nỗi sợ hãi và lo lắng. Những bệnh nhân này cũng có khả năng cao có tiền sử mất ngủ. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Cảm thấy ngất xỉu hoặc chóng mặt;
  • Ớn lạnh, đổ mồ hôi;
  • Tức ngực, khó thở;
  • Cảm thấy mất kiểm soát;
  • Lo lắng, sợ hãi một điều gì sắp xảy ra.

cơn hoảng sợ về đêm

3. Hội chứng chảy dịch mũi sau khiến bạn ngủ dậy bị mệt

Hội chứng chảy dịch mũi sau (Post Nasal Drip) cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thở hổn hển khi thức dậy vào ban đêm, đặc biệt với những người bị nghẹt mũi nặng.

Khi một người bị nghẹt mũi nằm xuống ngủ, dịch tiết có thể chảy từ mũi xuống vòm họng, vào hầu họng gây ra tình trạng nghẹt thở, phản xạ ho và thở hổn hển. Những người ngủ dậy thở dốc do chảy dịch mũi sau thường nói rằng họ cảm thấy như bị ngạt thở, đồng thời có các triệu chứng như đau họng, có vị khó chịu trong miệng hoặc đau đầu do viêm xoang.

4. Do chứng trào ngược axit gây ra

5. Suy tim khiến bạn ngủ dậy bị mệt, khó thở

Một vấn đề về tim mạch phổ biến là suy tim cũng có thể khiến bạn ngủ dậy bị mệt, khó thở. Tình trạng này xảy ra khi tim không thể bơm đủ lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể, làm thiếu hụt lượng oxy.

Suy tim sung huyết còn khiến chất lỏng tích tụ thêm trong hoặc xung quanh phổi, dẫn đến tắc nghẽn và khó thở. Trong khi các triệu chứng thường thấy nhất xảy ra khi tập thể dục gắng sức, nó còn xảy ra khi người bệnh nằm xuống và nghỉ ngơi. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Sưng chân;
  • Tức ngực;
  • Hôn mê;
  • Căng tức bụng;
  • Các vấn đề về dạ dày và ruột.

Suy tim sung huyết khiến bạn ngủ dậy bị mệt

6. Chứng phù phổi khiến cho người bệnh khó thở hơn

Phù phổi xảy ra khi chất lỏng dư thừa tích tụ trong không gian trống và các mô trong phổi. Điều này sẽ khiến cho người bệnh khó thở hơn. Phù phổi có thể tiến triển chậm theo thời gian, nhưng cũng có thể phát triển đột ngột. Một số người có thể trải qua tình trạng thở hổn hển khi thức dậy và cảm thấy như bị ngạt thở hoặc chết đuối. Phù phổi cấp là một tình trạng cấp cứu y tế. Các triệu chứng khác mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm:

  • Khó thở;
  • Thở khò khè;
  • Lo lắng đột ngột hoặc bồn chồn;
  • Nhịp tim nhanh và không đều;
  • Tức ngực;
  • Ho ra đờm sủi bọt, có thể có lẫn máu.

Nhìn chung, thở hổn hển khi thức dậy là một tình trạng đáng báo động nhưng cũng không quá hiếm gặp. Nếu chú ý điều trị từng nguyên nhân và giảm dần các triệu chứng người bệnh sẽ có thể ngủ ngon giấc trở lại. Tuy nhiên nếu bệnh diễn tiến trở nặng, người bệnh gặp các vấn đề như: khó thở, đau ngực dữ dội, mất ý thức thì cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ y tế ngay lập tức.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: goldcoastimplantspecialist.com.au, healthline.com, webmd.com

5/5 - (1 vote)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan