Tại sao “thứ Hai” là ngày đầu tuần, chứ không phải “thứ Một”?

Hai trong số những nền văn minh sớm nhất từng sử dụng lịch tuần có 7 ngày là người Babylon và người Do Thái. Tuy nhiên việc đặt tên các ngày trong tuần lại xuất phát từ các nhà chiêm tinh Ai Cập cổ đại với việc gắn mỗi ngày với tên của một vị thần.

Tại sao “thứ Hai” là ngày đầu tuần, chứ không phải "thứ Một"? - Ảnh 1.

Với hầu hết mọi người, Chủ Nhật đã từng được coi là ngày của mặt trời từ thời Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập truyền lại ý tưởng về 7 ngày trong tuần cho người La Mã, những người cũng bắt đầu một tuần bằng ngày Chủ Nhật, còn gọi là dies solis. Khi dịch sang tiếng Đức cổ, nó có tên là sunnon-dagaz, và cuối cùng chuyển sang tiếng Anh trung cổ là sone(n)day.

Trong truyền thống Thiên chúa giáo, ngày đầu tuần trùng với cuốn đầu tiên của Kinh thánh – Genesis – khi một trong những điều đầu tiên Chúa làm là nói “hãy tỏa sáng, và ánh sáng xuất hiện”. Tuy nhiên không phải nền văn minh nào cũng coi Chủ Nhật là ngày đầu tuần, nổi bật chính là các hệ ngôn ngữ Slavic. Theo đó, Chủ Nhật là ngày cuối tuần và không đặt theo tên thần mặt trời.

Tại sao “thứ Hai” là ngày đầu tuần, chứ không phải "thứ Một"? - Ảnh 2.Hiện vật vòng đeo tay có từ thế kỷ 19 đang lưu giữ tại Bảo tàng nghệ thuật và thẩm mỹ Walters với phong cách thiết kế là những vị thần La Mã tượng trưng cho những ngày trong tuần .

Ngày thứ Hai (Monday) được đặt theo tên Mặt trăng. Trong tiếng Latin, nó được gọi là dies lunae và chuyển thành Monandaeg (tiếng Anh cổ) và Monday trong tiếng Anh. Với hệ văn hóa Slavic, thứ Hai sẽ là ngày đầu tiên trong tuần.

Theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 8601 được đưa ra từ năm 1988, thứ Hai được coi là ngày đầu tiên trong tuần và quy ước quốc tế này đương nhiên được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên khắp thế giới, cũng như tại các công ty đa quốc gia.

Ở Trung Quốc, thứ Hai (星期一, đọc: xīngqīyī) cũng có nghĩa là “ngày đầu tiên trong tuần”. Tên của ngày thứ Hai trong nhiều hệ ngôn ngữ, như Georgian, Syriac, Slavic… cũng đều có nghĩa là “ngày đầu tiên”.

Trong xã hội hiện đại, thứ Hai lại càng được mặc định là ngày đầu tiên trong tuần bởi rất dễ hiểu, thứ Hai chính là ngày mà người lớn sẽ quay trở lại làm việc và trẻ em sẽ quay trở lại trường học sau dịp cuối tuần nghỉ ngơi.

Thứ Ba luôn được dành cho vị thần chiến tranh. Ở Hi Lạp cổ đại, nó được gọi là Hemera Areos (ngày của Ares). Với người La Mã, đây là dies Martis và trong tiếng Anh cổ là Tiwesdaeg, theo tên thần chiến tranh của người Bắc Âu là Tiwaz (hay Tiw)

Ban đầu, thứ Tư là ngày của sứ giả của các vị thần, và ở Hi Lạp cổ đại, thứ Tư được gọi là Hemera Hermu (ngày của Hermes), sau đó là dies Mercurii. Khi chuyển sang hệ Anglo-Saxons, họ dành ngày này cho thần Odin, hay còn gọi là Woden.

Tại sao “thứ Hai” là ngày đầu tuần, chứ không phải "thứ Một"? - Ảnh 3.

Jupiter được dành tặng cho ngày thứ Năm, dies Jovis trong tiếng La Mã. Trong khi đó, ở Anh, ngày này dành cho thần Thor và được gọi là thurresdaeg, hay sau này là thur(e)sday.

Một trong những ngày được mong chờ nhất, thứ Sáu, là dành cho Aphrodite và Venus. Ở Bắc Âu và Anh cổ, Venus gắn liền với hình tượng Frigg, nữ thần thông thái. Trong tiếng Anh cổ, ngày này gọi là frigedaeg hay fridai trong thời Trung cổ.

Với nhiều nền văn hóa, thứ Bảy là ngày cuối cùng trong tuần. Trong tiếng Latin, ngày này gọi là dies Satumi, sau này chuyển thành Saterday trong tiếng Anh trung cổ. Điều đáng chú ý là nhiều nền văn hóa coi thứ bảy, chứ không phải chủ nhật, là ngày nghỉ.

Rate this post
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan