Tình trạng gà bị khô chân teo lườn vốn là một trong những căn bệnh phổ biến ở gà. Bệnh này xuất hiện với một số dấu hiệu đặc trưng trong quá trình nuôi. Cùng Thucanh tìm hiểu các triệu chứng cũng như nguyên nhân, cách chữa trị hiệu quả nhé.
Bệnh khô chân teo lườn ở gà là gì?
Gà bị khô chân teo lườn là một trong những căn bệnh xảy ra do tình trạng gà bị mất nước. Từ đó, cơ thể chúng trở nên nhợt nhạt và gầy gò. Các bộ phận trên cơ thể như chân dần bị khô. Gà không thể đứng vững cũng như không di chuyển bình thường được. Vì cơ thể thiếu nước nên hệ thống lườn cũng dần teo khiến cơ thể mất cân đối.
Tình trạng này thường không làm gà tử vong nhưng nó khiến giá trị của con gà giảm đi. Nếu bệnh kéo dài lâu ngày sẽ dễ khiến cho thân hình gà bại liệt và có thể không chữa trị được. Nếu nhà bạn nuôi gà chọi hay gà lấy thịt thì sẽ là một điều đáng lo ngại đấy.
Dấu hiệu gà bị khô chân teo lườn
Thường căn bệnh khô chân teo lườn ở gà thường khởi phát đi từ những biểu hiện nhẹ đến nặng. Một số triệu chứng mà bạn có thể dễ nhận biết như sau:
Gà bị tụ cân không phanh
Dấu hiệu đầu tiên đó là cân nặng gà giảm dần, gà sụt ký liên tục. Khi bế gà lên tay bạn có thể thấy gà khá nhẹ mặc dù cho ăn đầy đủ. Các phần cơ hay thịt ở gà cũng dần teo lại khiến gà trông gầy gò.
Lườn gà bị teo
Dấu hiệu lườn gà bị teo rất dễ nhận biết ở các con gà chọi. Khi sờ lên, thường bạn sẽ chỉ cảm nhận được phần xương sụn. Các phần da teo lại khiến gà mất thẩm mỹ. Căn bệnh này tiến triển khá nhanh, chỉ từ 3 đến 5 ngày thôi là đã thấy gà có biểu hiện rõ rệt rồi.
Da gà tái nhợt
Khi mắc bệnh khô chân teo lườn thì con gà mất rất nhiều nước. Điều này khiến cho phần da gà trở nên tái đi, nhăn nheo và nhợt nhạt. Lúc đầu da sẽ chuyển từ màu trắng, có lúc ửng đỏ đôi chỗ.
Sau đó, nước da sẽ dần tái mét. Chỉ cần quan sát thông thường mỗi ngày là bạn có thể nhận ra ngay.
Gà bị xệ cánh
Do tình trạng thiếu nước trong cơ thể nên khi mắc bệnh, không chỉ gà bị khô chân teo lườn mà các bộ phận khác cũng bị ảnh hưởng. Gà trở nên yếu ớt, phần cánh bị xệ đi. Cơ thể gà lúc này yếu ớt và dường như không thể cụp cánh gọn lại được.
Thêm vào đó, phần chân khô khiến gà không đi và đứng vững được. Lúc này phần cánh chính là bộ phận giúp gà giữ cân đối. Về lâu ngày sẽ bị xệ dần đi do hoạt động quá nhiều.
Gà ủ rũ đứng 1 chỗ
Trong quá trình phát triển bệnh, cơ thể gà trở nên yếu ớt. Gà bị rối loạn chuyển hóa, làm phần lông bị rũ xuống. Lúc này chúng không hề có hứng kiếm ăn mà chỉ đứng yên một chỗ. Đôi lúc còn gật gà gật gù, lim dim mắt ngủ. Tuy nhiên, biểu hiện này cũng liên quan đến một số căn bệnh khác ở gà.
Gà uống nhiều nước và trong phân có nước
Khi gà mắc bệnh, do cơ thể thiếu nước nên gà có xu hướng tìm kiếm nước để bổ sung. Lúc này bạn có thể thấy chúng uống khá nhiều nước trong ngày. Do uống quá nhiều nước mà ít ăn nên thường phân của chúng sẽ chứa lượng nước khá lớn.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh khô chân teo lườn
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho gà bị khô chân teo lườn. Sau đây là một vài lý do phổ biến.
Dấu hiệu của bệnh Newcastle
Đây là một trong những căn bệnh thường gặp khi chủ nuôi không thực hiện tiêm phòng định kỳ đầy đủ. Bệnh Newcastle hoàn toàn có thể sẽ lây lan cho cả đàn. Biểu hiện thường thấy là con gà ủ rũ, dáng đi chậm chạp. Gà cũng có thể lây bệnh cho những con khác trong đàn. Khi trở nặng có nguy cơ ảnh hưởng nhiều đến tính mạng.
Không vệ sinh sạch chuồng nuôi
Việc không vệ sinh chuồng trại sạch sẽ cũng là nguyên nhân khiến gà khởi phát bệnh. Ngoài ra, khi chuồng không sạch sẽ thì nhiều căn bệnh khác ở gà cũng có khả năng phát sinh. Không riêng gì với căn bệnh khô chân teo lườn.
Gà bị thiếu chất dinh dưỡng
Tình trạng thiếu chất dinh dưỡng thường xảy ra với gà con nhiều hơn. Điều này dễ dẫn tới tình trạng rối loạn chuyển hóa ở gà. Những con gà úm tách đàn từ nhỏ thường gặp tình trạng này. Do quá trình nuôi dưỡng bạn không bổ sung đủ chất cho chúng.
Những con có gà mẹ nuôi thường ít gặp bệnh này hơn bởi chúng được mẹ chăm nom cẩn thận. Bởi vậy khi nuôi, bạn nên chú ý bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng cần thiết nhé.
Cách chữa gà bị khô chân teo lườn
Căn bệnh khô chân teo lườn nên được phát hiện và chữa trị kịp thời. Tùy theo độ tuổi gà con hay gà trưởng thành sẽ có cách điều trị hợp lý.
Những con gà con thường có sức đề kháng yếu nên khả năng mắc bệnh thường rất cao. Để chữa trị bệnh này bạn có thể áp dụng:
- Tăng cường các chất điện giải vitamin hỗ trợ
- Sử dụng các loại kháng sinh cần thiết
- Bổ sung men tiêu hóa, hỗ trợ đường ruột
Còn đối với những con gà trưởng thành, việc chữa cũng đơn thuần hơn. Nếu nuôi gà chọi thì có thể dùng các loại thuốc khô chân teo lườn do Thái sản xuất để đẩy nhanh hiệu suất chữa trị. Bạn có thể cho gà dùng vào buổi sáng, dùng mỗi ngày 1 lần. Áp dụng liên tục trong vòng 5 ngày, nghỉ 2 ngày lại cho uống tiếp 5 ngày.
Những lưu ý cần thiết để phòng tránh bệnh khô chân teo lườn ở gà
Để giúp gà ít có nguy cơ nhiễm bệnh cũng như hạn chế lây lan cho cả bầy đàn. Việc phòng điều trị bệnh ngay từ ban đầu là giải pháp hiệu quả. Sau đây là một vài cách phòng bệnh bạn có thể tham khảo.
- Nên cho gà ăn uống đủ chất
- Chọn lựa các đồ ăn, nước uống sạch, đảm bảo dinh dưỡng, nguồn gốc rõ ràng
- Thay cát, dọn dẹp vệ sinh chuồng nuôi định kỳ
- Nên nhốt riêng nhưng con bị mắc khô chân, teo lườn
- Thường xuyên quan sát biểu hiện của gà bệnh hằng ngày
- Đảm bảo môi trường nuôi thoáng đãng, rộng rãi
- Với những ngày trời đông lạnh, nên dùng đèn sưởi giữ ấm cho gà
- Đối với gà chọi trưởng thành thì khi vần về cần sử dụng đèn sưởi để giữ thân nhiệt cho con gà được tốt hơn. Khi trời ấm có thể thả ra cho chúng dạo chơi.
- Trong quy trình nuôi, bạn có thể cho chúng tiêm phòng bệnh
Vậy là Thucanh vừa bật mí cho bạn các biểu hiện, nguyên nhân cũng như cách chữa trị bệnh gà bị khô chân teo lườn hiệu quả. Trong quá trình nuôi dưỡng, hãy chú ý theo dõi các biểu hiện lạ của gà và có phương án khắc phục kịp thời nhé.
Xem thêm:
Top 5+ giống gà khổng lồ đặc sắc
Gà tre Thái là gì?
Gà chọi Thái Lan là gì?
Giải mã điềm báo gà vào nhà là tốt hay xấu?