Tips xử lý bể cá mới đơn giản, hiệu quả cho dân chơi cá cảnh

Xử lý bể cá mới làm, mới mua về sao cho đúng kỹ thuật luôn là điều mà những người mới chơi cá kiểng quan tâm. Nếu bạn vẫn chưa có kinh nghiệm gì, hãy để Thucanh chia sẻ các tips hiệu quả sau đây. Đảm bảo các cách xử lý cực đơn giản, ai cũng làm được và giúp nuôi cá khỏe đẹp, sống tốt nhất. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây để biết thêm.

Những trường hợp hay gặp phải khi có bể cá mới

Thông thường khi mới thay hay mua bể cá mới, người chơi cá cảnh thường mất rất nhiều thời gian và công sức. Thường ở các công đoạn như xử lý bể cá mới, trang trí bể, mua sắm thiết bị,… Đặc biệt nó lại càng khó khăn với những người mới bắt đầu nuôi. Một số trường hợp thường hay gặp phải như:

nhung-truong-hop-hay-gap-phai-khi-co-be-ca-moi-thucanh

  • Cá cảnh có dấu hiệu yếu đi hoặc bị chết. Đây là vấn đề nghiêm trọng nhất đối với người nuôi cá cảnh. Thường nguyên nhân gây ra là do keo dán bể cá và các chất hóa học bị lưu lại ở bể trong quá trình làm bể cá. Bên cạnh đó, việc thay đổi môi trường nước đột ngột cũng sẽ dẫn tới hiện tượng này.
  • Cây thủy sinh bị chết. Nếu thay đổi bể kính, bạn bắt buộc phải thay lớp đất nền của bể. Do vậy các cây thủy sinh được trồng mới vào sẽ khó thích nghi được luôn với môi trường. Ngoài ra rễ cây cũng cần thời gian mới có thể phát triển và hút chất dinh dưỡng nuôi cây.
  • Hiện tượng bể kính bị mờ, rêu tảo phát triển quá đà. Ở những bể cá mới thường xuất hiện vấn đề này. Nguyên nhân là do có quá nhiều chất dinh dưỡng trong bể. Trong thời gian các vi sinh vật tốt cho bể mới sinh sôi thì các rêu tảo gây hại lại phát triển mạnh.

Cách xử lý bể cá mới đúng kỹ thuật, hiệu quả cao

Để có được một bể nuôi cá tốt, giúp cá thích nghi tốt với môi trường thì bạn cũng nên có cách xử lý hiệu quả. Sau đây là một vài tips xử lý đơn giản mà bạn có thể lưu lại.

Kiểm tra chất lượng bể cá

Khi chọn mua bể cá, bạn cần quan sát kỹ xem bể có bị sứt mẻ hay vỡ ở đâu không. Đồng thời kiểm tra các mối nối, các khu vực keo dán xem keo có đều và chất lượng bám dính của chúng ra làm sao.

cach-xu-ly-be-ca-moi-dung-ky-thuat-hieu-qua-cao-thucanh

Các bạn cũng có thể kiểm tra độ kín của bể bằng cách đổ đầy nước vào bể. Quan sát xem bể có hiện tượng rò rỉ nước hay không. Ban đầu có thể chưa nhìn thấy được, bạn cũng cứ để vậy trong vòng 3 – 4 h rồi sau đó kiểm tra lại. Nếu bể không có nước chảy ra thì bạn yên tâm. Ngoài ra, một mẹo nhỏ để kiểm tra bể đó là sử dụng khăn giấy đa năng, lau xung quanh bể. Nếu khăn không ướt thì bể của bạn đã đảm bảo để nuôi rồi.

Khử độc, mùi trong bể cá mới

Cách xử lý bể cá hiệu quả tiếp theo mà bạn nên biết đó là khử độc, mùi trong bể cá mới. Một số phương pháp được áp dụng đó là dùng muối hay dùng thân cây chuối.

Với cách dùng muối thường đơn giản và mang lại hiệu quả cao. Muối thì nhà ai cũng có và cũng dễ mua được. Thêm nữa muối cũng giúp khử sạch các chất độc, chất hóa học. Ngoài ra còn giúp tiêu diệt các loại rêu, vi khuẩn có hại trong bể. Đầu tiên bạn nên xả đầy nước vào bể. Sau đó sử dụng từ 2 đến 3kg muối tùy thuộc theo kích cỡ bể. Nên chú ý sử dụng muối tinh chứ không phải là nước muối iot. Khuấy đều để muối có thể tan ra. Để như vậy trong vòng từ 2 đến 3 ngày rồi xả sạch hết nước muối trong bể.

cach-xu-ly-be-ca-moi-dung-ky-thuat-hieu-qua-cao-1-thucanh

Tiếp theo là cách dùng thân cây chuối cũng được nhiều người áp dụng. Bản thân chuối vốn là loài cây có thể hút và lọc nước rất tốt. Bạn chỉ cần lựa chọn những thân cây chuối khỏe mạnh, bỏ gốc và lá đi. Sau đó cắt thân cây thành từng khúc cỡ 10-15 cm. Sau đó thả trực tiếp vào bể cá đầy nước.

Tiến hành ngâm thân chuối như vậy từ 3 đến 4 ngày.  Để thân chuối hấp thụ hết các chất độc có trong bể sau đó vớt ra. Làm sạch bể lại với nước muối lần nữa để đảm bảo hiệu suất cao.

Những cách nuôi cá trong thời gian đầu hiệu quả nhất

Sau khi đã thiết lập xong bể cá mới, bạn cũng nên biết cách nuôi cá giai đoạn đầu để chúng thích nghi. Với những bạn mới thì những kinh nghiệm nuôi sau đây có thể hữu ích cho bạn.

  • Đầu tư một hệ thống lọc thật tốt cho bể, đảm bảo nước trong sạch giúp cá khỏe mạnh.
  • Bật bộ lọc 24/24. Thay nước 30% trong 2-3 ngày 1 lần, duy trì đến khi bể ổn định. Đến giai đoạn ổn định, thậm chí vài tháng không cần thay nước. Chỉ cần châm thêm phần nước đã bốc hơi.
  • Bật đèn và Co2 từ 8 đến 10 tiếng.

nhung-cach-nuoi-ca-trong-thoi-gian-dau-hieu-qua-nhat-thucanh

  • Nếu quan sát thấy cây bắt đầu bị bám tảo nâu và không xanh mướt thì tắt bớt 1/2 số bóng đèn. Giảm thời gian chiếu sáng xuống còn 4 – 6 tiếng/ ngày. Đồng thời thay nước với tần suất cao (1 ngày thay 50%).
  • Thả tép và các loại cá ăn rêu số lượng lớn để kiềm chế và ăn sạch sẽ tảo nâu.
  • Tép sẽ không ăn được rêu bám thành kính. Nên cạo rêu hàng ngày bằng dao inox không gỉ để bể luôn sạch sẽ.

Những chia sẻ ở trên từ Thucanh cũng đã giúp bạn biết được các cách xử lý bể cá mới đơn giản, ai cũng làm được.  Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp cho hội người mới gia nhập hệ chơi cá cảnh có được bước đầu nuôi cá suôn sẻ. Nhớ đón xem các tin tức cập nhật từ trang web chúng tôi để có thêm kinh nghiệm chăm sóc cá kiểng nhé.

Xem thêm:
Cá Koi nuôi chung với cá gì?
Cá hề Nemo là cá gì?
Cách chọn kích thước bể cá theo phong thủy

5/5 - (3 votes)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan