Có Nên Cho Chó Ăn Tỏi?

Tỏi có mối liên hệ mật
thiết với loài chó và cũng là một trong những dược thảo lâu đời nhất thế giới.
Mang trong mình hơn 30 hợp chất có đặc tính chữa bệnh từ da liễu tới ung thư,
tỏi đã được trọng dụng trong nhiều nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, có ý kiến
lại cho rằng không nên cho chó ăn tỏi bởi nó tỏi chứa nhiều chất độc hại. Vậy
thực hư là như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giải quyết những khúc mắc của bạn
về việc sử dụng tỏi cho cún cưng.

Lợi ích của tỏi đối với
sức khỏe của chó

Bạn đang đọc: Có Nên Cho Chó Ăn Tỏi?

– Tăng cường sức đề kháng

Tỏi tăng cường hoạt động
của các “tế bào giết” (tế bào có chức năng truy tìm và phá hủy các vi khuẩn
ngoại lai và tế bào ung thư). Chính vì vậy, tỏi rất có lợi cho những chú chó có
hệ miễn dịch ức chế hoặc mắc bệnh ung thư. Đối với những chú chó khỏe mạnh, với
một liều lượng thích hợp, loại dược phẩm này cũng góp phần tăng sức đề kháng và
phòng bệnh ung thư.

– Chống nhiễm khuẩn do
nấm, siêu vi và vi trùng

Tỏi có tính kháng sinh
và kháng khuẩn mạnh nên chúng có khả năng đẩy lùi các bệnh nhiễm khuẩn, ngay cả
với kí sinh trùng như sán dây. Tỏi tươi trong khẩu phần ăn của chó giúp chống
lại nhiễm trùng ở miệng, họng, dạ dày, ruột và đường hô hấp. Tỏi nghiền nát
trong dầu ô liu có thể được dùng cho việc sát khuẩn trong trường hợp viêm nhiễm
tai, ve tai hay vết thương nhỏ.

– Tăng cường chức năng gan

Ít nhất 6 hợp chất trong
tỏi có khả năng giúp đỡ gan loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Điều này cũng rất có
lợi cho việc ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.

– Giảm lượng cholesterol
và chất béo trong máu

Đối với những giống chó
dễ mắc bệnh thừa chất béo trong máu, tỏi tươi chưa qua xào nấu rất hữu ích
trong việc giảm nồng độ cholesterol và chất béo trung tính trong máu.

– Tốt cho hệ tim mạch

Một hợp chất trong tỏi
có tác dụng ngăn ngừa cục máu đông, làm giảm lượng cholesterol và chất béo tích
tụ trong động mạch. Vì vậy, nó là loại thuốc bổ tim mạch hữu hiệu cho những con
chó đã có tuổi.

– Phòng ngừa ve và bọ chét

Tỏi sau khi được hấp thụ
và chuyển hóa sẽ có mùi đặc trưng toát ra làn da của cún cưng. Do đó, nó có tác
dụng xua đuổi ve và bọ chét trên cơ thể.

Tác dụng phụ của tỏi

Bên cạnh tác dụng chữa
lành ,tỏi cũng được các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nó chứa một hợp chất có tên
là Thiosunfat. Hợp chất này khi được sử dụng ở liều lượng cao có thể dẫn đến
bệnh thiếu máu hay thậm chí là tử vong nếu được dùng hàng ngày.

Tuy nhiên, tỏi vẫn nên
được bổ sung trong khẩu phần ăn của chó với liều lượng và tần suất thích hợp.


Liều lượng sử dụng

Liều dùng hằng ngày đối
với tỏi tươi nguyên chất:

* Chó cân nặng khoảng 13.6 kg : 1 tép

* Chó cân nặng khoảng 9 kg : 1/3 tép

* Chó cân nặng khoảng 7kg: ½ tép

* Chó cân nặng khoảng 4.5 kg: 1/3 tép

* Chó cân nặng khoảng 2.3 kg: 1/6 tép

Đối với tỏi sống được
xay nhuyễn hay băm nhỏ
:

* Chó cân nặng khoảng 9 kg : 1/3 thìa cà phê

* Chó cân nặng khoảng 7kg: ½ thìa cà phê

* Chó cân nặng khoảng 4.5 kg: 1/3 thìa cà phê

* Chó cân nặng khoảng 2.3 kg: 1/6 thìa cà phê

Chống chỉ định sử dụng

*Vật nuôi mắc chứng thiếu máu

*Các loài chó cái đang cho con bú. Việc sử dụng tỏi có thể làm biến
mùi và vị của sữa mẹ

*Sau thời kì hậu phẫu thuật. Trong tỏi có thành phần làm loãng máu
nên chúng không được khuyến khích sử dụng cho chó vừa mới phẫu thuật hay đang
phải sử dụng thuốc làm loãng máu.

Rate this post

Bài viết liên quan