Nuôi cu gáy con bao lâu thì sinh sản? Cách nhận biết và chăm sóc

Chim cu gáy cũng được rất nhiều người nuôi ưa chuộng trong việc nuôi chim cảnh hiện nay. Tuy nhiên từ giai đoạn con non đến sinh sản phát triển là một quá trình lâu dài. Đòi hỏi sự kiên trì cũng như kinh nghiệm chăm sóc. Bài viết sau đây của Thucanh sẽ chia sẻ đến bạn một số cách nuôi cu gáy con đến sinh sản. Từ đó giúp bạn nhận biết dấu hiệu sinh hiệu quả nhất.

Nuôi cu gáy con bao lâu thì sinh sản?

Ngày nay, thú chơi chim cu gáy cũng khá phát triển. Nhiều người yêu thích nuôi loài chim này bởi chúng có nét đẹp gần gũi, bình dị. Đặc biệt là những thanh âm từ giọng hót của chúng gợi nhắc về một vùng quê yên bình và êm dịu. Cu gáy thường sống thành cặp ngoài tự nhiên. Đến mùa sinh sản chúng thường cùng nhau làm tổ ở các khu vườn có cây rậm rạp.

nuoi-cu-gay-con-bao-lau-thi-sinh-san-thucanh

Tuy nhiên, khi nuôi cu gáy từ lúc còn non thì thường không xác định chính xác thời gian chúng sinh sản. Bởi lẽ tùy từng điều kiện nuôi, chế độ ăn, môi trường và sức khỏe của từng con sẽ có khả năng sinh sản khác nhau. Về cơ bản, nuôi chim cu gáy con từ 10 đến 18 tháng là chúng có thể bắt đầu đẻ được rồi. Tốt nhất là nuôi cu gáy khoảng 1 tuổi sẽ đảm bảo tỷ lệ sinh hiệu quả.

Tất nhiên, việc chọn cu gáy non để nuôi cũng rất quan trọng. Nên chọn các con chưa mọc cườm hay cườm mới mọc. Nuôi và chăm chim từ khi còn nhỏ một cách bài bản sẽ tạo điều kiện cho chúng có được sức khỏe sinh sản tốt nhất.

Cách chăm sóc cu gáy con

Chim cu gáy non mới mọc lông ống hoặc còn lông tơ, chưa biết bay. Giai đoạn này chúng chưa thể tự mình làm gì nên chủ yếu phụ thuộc vào cha mẹ hay người nuôi. Một số kinh nghiệm sau đây khá hữu ích mà bạn nên chú trọng.

Tập ăn

Cu gáy con từ lúc mới sinh cho đến khoảng chừng 5 ngày tuổi cần phải được chăm sóc cẩn thận. Lúc này chúng thường chưa thể tự mở miệng. Vì thế, bạn nên có cách tập ăn để bổ sung dưỡng chất cho chúng. Đồng thời cũng tạo thói quen giúp chim có được phản xạ, mạnh dạn hơn sau này khi chủ đến.

cach-cham-soc-cu-gay-con-thucanh

Bạn có thể chuẩn bị 2 lọ nhựa có đầu nhỏ hoặc một bơm tiêm mới để bón thức ăn và nước uống cho chúng dễ dàng hơn. Thức ăn cho chim giai đoạn này nên là những loại cám chuyên dụng dành cho chim non. Để giúp chúng dễ tiêu hóa hơn, nên pha thành hỗn hợp sền sệt với nước nóng.

Do cu gáy chưa biết mở miệng nên bạn cần dùng tay bóp nhẹ hai bên má chúng. Sau đó, bơm thức ăn một cách từ từ, tránh làm chúng bị sặc. Các bữa ăn nên chia nhỏ thành 4 lần trong ngày. Không cho ăn quá nhiều. Tập cho chim ăn dần, sau này chúng sẽ tự há miệng khi đến buổi ăn.

Sau khoảng chừng 1 tuần, nếu chim con đã tự ăn được thì hoàn toàn có thể cho ăn từ 3 – 4 lần/ngày, không cần nhai thức ăn ra nữa

Nuôi một thời gian, khi chúng có thể tự mổ thức ăn thì bạn có thể bổ sung thức ăn hạt cho chim. Một số loại hạt phổ biến như bông cỏ, lúa mạch đen, hạt đậu, hạt vừng (mè),…

Tập gáy

Khi cu gáy non bắt đầu mọc cườm cũng là thời điểm chúng tập gáy. Thế nhưng, để nhanh gáy hơn, bạn cũng có thể tập thói quen cho chim khi ăn. Mỗi lần cho ăn, bạn có thể bắt chước tiếng chim gù để chim non học theo.

cach-cham-soc-cu-gay-con-1-thucanh

Ngoài ra, chủ nuôi cũng có thể sử dụng các file âm thanh sẵn có để chim có thể nghe và có thêm hứng thú. Kiên trì tập luyện, cu gáy nhà bạn sẽ có được giọng hót hay và ấn tượng nhất.

Một số lưu ý khác khi nuôi cu gáy con

Chim cu gáy cũng là một loài khá nhút nhát, vì thế mà bạn nên nuôi chúng từ nhỏ sẽ dễ tập và thuần chúng hơn. Khi nuôi loài chim này, bạn cũng nên chú ý một số điểm sau:

cach-cham-soc-cu-gay-con-2-thucanh

  • Cu gáy sợ bóng tối nên treo lồng ở nơi có ánh sáng hay bóng đèn ban đêm để chúng thoải mái hơn.
  • Tuy nhiên, ánh sáng quá mạnh cũng dễ làm chim khó ngủ. Lồng chim nên có một chiếc màng trùm lên để hạ bớt độ sáng mạnh.
  • Treo lồng chim ở vị trí cao, yên tĩnh. Tránh chó mèo, chuột tới gần và người lạ tiếp xúc quá nhiều.
  • Chim cu gáy chịu lạnh khá kém. Nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, chim sẽ dễ chết.
  • Phòng một số chứng bệnh cho chim như đau mắt, tiêu chảy, bệnh hạt đậu.

Dấu hiệu nhận biết cu gáy sắp sinh

Tùy theo mỗi mức độ phát triển của cu gáy, chúng sẽ có thời gian sinh sản khác nhau. Khi tìm được đối tượng và giao phối cho chim thành công, bạn có thể nhận biết cu gáy sắp sinh với các dấu hiệu sau:

dau-hieu-nhan-biet-cu-gay-sap-sinh-thucanh

  • Lông chim xù lên
  • Phần đít của chim xệ xuống, xương chậu mở rộng để trứng có thể chui xuống dễ dàng
  • Phần lông ở ức chim bị rụng khá nhiều
  • Cu gáy nhảy ổ, vỗ cánh từng nhịp. Ngoài tự nhiên, chim hay tha rác về ổ đẻ,…

Chăm sóc cho cu gáy mái đẻ

Cu gáy con đến giai đoạn sinh sản cần có chế độ chăm sóc chu đáo, cẩn thận. Trước tiên, bạn nên chuẩn bị sẵn ổ đẻ cho chúng. Có thể tận dụng những đồ vật trong nhà như rổ, rá bằng nhựa hoặc tre. Dùng rơm hoặc xơ dừa, xơ mướp lót dưới. Đặt tổ ở nơi yên tĩnh, đủ nhiệt độ để chim ấp. Tuyệt đối không nên sờ vào trứng. Cu gáy khi đánh hơi thấy mùi lạ sẽ bỏ ổ và không ấp nữa.

cham-soc-cho-cu-gay-mai-de-thucanh

Chim đẻ khoảng từ 2 – 3 ngày/2 trứng, thời gian ấp khoảng 2 tuần. Cả con trống và con mái sẽ cùng ấp trứng. Nếu con mái bỏ ấp 2 – 3 ngày thì cũng không nên cho chúng ấp nữa. Tốt nhất là nên cho chúng ăn theo khẩu phần mọi ngày, đủ dưỡng chất  để chim nhanh sinh sản lại. Thời gian chim sinh sản vẫn cho chúng ăn cám như thông thường. Có thể bổ sung thêm canxi bằng cách nghiền nát vỏ trứng trộn vào thức ăn hằng ngày.

Trên đây, bài viết của Thucanh đã giúp bạn biết được nuôi cu gáy con như thế nào, nuôi bao lâu thì sinh sản. Hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích cho bạn khi nuôi cu gáy. Cảm ơn đã quan tâm theo dõi thông tin cùng chúng tôi.

Xem thêm:
Bật mí các cách chọn chim cu gáy dáng đẹp
Mua bán cu gáy giá bao nhiêu?
Cách trị chào mào lười tắm

5/5 - (2 votes)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan