Cách trị chào mào lười tắm và trị các tật xấu ở chào mào

Chào mào lười tắm, sợ nước và không chịu vào lồng tắm. Đây là những trường hợp rất hay gặp phải khi nuôi chào mào. Nếu bạn chưa biết cách khắc phục tình trạng này ở chim, hãy theo dõi bài viết sau của Thucanh. Chúng tôi bật mí các tip trị tật xấu ở chào mào hiệu quả nhất để bạn tham khảo.

Vì sao chào mào lười tắm?

Chào mào lười tắm không phải tình trạng hiếm gặp khi nuôi chào mào. Bất cứ người nào khi nuôi chim cũng sẽ trải qua giai đoạn này. Không phải chú chim nào cũng vậy nhưng rất hay gặp phải ở những chú chim mới mang về nuôi. Việc tập cho chim tắm từ ban đầu luôn là giai đoạn khó khăn và đòi hỏi sự kiên trì ở người nuôi.

vi-sao-chao-mao-luoi-tam-thucanh

Có nhiều  nguyên nhân chào mào lười tắm. Có thể chim chào mào nhà bạn đang trong giai đoạn thay lông hay mới thay lông xong. Lúc này chúng thường có bộ lông yếu ớt. Chim trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết và thường sợ nước. Bên cạnh đó, với những con chào mào mới đem về thường khá nhút nhát. Do môi trường thay đổi, chim chưa kịp thích nghi nên nếu muốn chúng tắm ngay thì khá khó khăn đấy. Một phần nữa, thời gian mới nuôi, chào mào cũng sợ người và không quen với lồng tắm mới.

Có nên trị chào mào lười tắm không?

Việc tắm cho chào mào vô cùng quan trọng. Dù là chào mào mới nuôi hay nuôi lâu thì vẫn có chế độ tắm táp riêng. Nó giúp cho chim sạch sẽ, tránh phát sinh rận mạt gây hại cho bộ lông. Đảm bảo giúp cho chào mào có bộ lông mượt mà, kích thích quá trình thay và mọc lông mới. Ngoài ra, việc tắm cho chào mào còn giúp chúng khỏe mạnh, nhanh căng lửa.

co-nen-tri-chao-mao-luoi-tam-khong-thucanh

Cho chào mào tắm từ sớm giúp chim nhanh thuần hơn. Đặc biệt, có một bộ lông sạch sẽ giúp chú chim tự tin thi đấu. Tránh tình trạng đang thi nhưng vì ngứa ngáy mà chào mào dừng lại xỉa lông. Đây là điều mà bất cứ chủ nuôi nào cũng không mong muốn khi mang chim đi tranh giải đấu. Chính các lý do trên, việc trị chào mào lười tắm luôn cần thiết. Đặc biệt nên trị và tập cho chim tắm càng sớm càng tốt. Nhất là khi chúng còn giai đoạn má trắng, chim non sẽ dễ tập hơn.

Cách khắc phục chào mào lười tắm

Chính vì tầm quan trọng của việc tắm nên nhất định bạn phải khắc phục tình trạng lười tắm ở chào mào. Một số biện pháp khắc phục mà bạn có thể tham khảo như sau:

Trang bị một lồng tắm bằng sắt tầm 1 mét vuông hoặc 2 m4. Có thể ghép 2 lồng lại với nhau. Chọn lồng sắt vì mang đến cảm giác rộng rãi và chắc chắn, cứng cáp hơn khi nuôi chim. Chào mào cũng có được cảm giác thoải mái và an toàn hơn khi ở trong không gian rộng.

cach-khac-phuc-chao-mao-luoi-tam-thucanh

Tuy nhiên, không phải cứ cho vào lồng là chim chịu tắm liền. Chúng cũng cần một thời gian để thích nghi và tìm được cảm giác an toàn. Ở trong lồng, bạn nên chú ý chim thích đậu ở cầu nào trong lồng. Từ đó bố trí khay tắm ngay tại đó. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho chim nhanh sà xuống tắm.

Chủ nuôi cũng có thể vẩy nhẹ nước lên người chim để chúng quen với nước. Lúc này cũng sẽ khiến chúng khó chịu đôi chút và rũ lông. Sau vài lần nó sẽ nhảy vào tắm. Chú ý đổ khoảng 1/2 máng nước tắm, tránh đổ nhiều thì chim dễ bị ngợp và không chịu tắm. Nên kết hợp tắm nước và tắm nắng để chúng quen. Trời nóng cũng kích thích chào mào khó chịu và nhanh tắm.

Một số cách trị tật xấu ở chim chào mào

Nuôi chào mào, nhiều người cũng ái ngại việc chúng có nhiều tật xấu. Nếu không thuần từ sớm thì sẽ gây khó khăn về sau. Bên cạnh tật chào mào lười tắm, chúng còn có một số tật xấu như hay ngoái cổ, tật lộn mèo hay tự cắn lông,… Một số kinh nghiệm khắc phục tật xấu sau đây sẽ giúp ích cho chim nhà bạn.

Tật chào mào ngoái cổ

Chào mào có tình trạng ngoái cổ rất hay gặp phải. Một trong những nguyên nhân gây ra tật này cũng xuất phát từ lông nuôi. Bạn có thể chuyển chim sang nuôi ở một chiếc lồng mới rộng và thoáng hơn.

mot-so-cach-tri-tat-xau-o-chim-chao-mao-thucanh

Sau đó tập cho chim các bài tập khác để chúng cải thiện dần.

Chào mào hay lộn mèo

Trong một môi trường quá rộng lớn ở lồng nuôi, chào mào thường sẽ bay qua bay lại thường xuyên. Ngoài ra, chúng cũng thường hay lộn mèo trong lồng để giải trí. Tuy nhiên, tật này diễn ra thường xuyên sẽ dễ khiến chúng bị thương nếu không may va chạm vào lồng. Bạn có thể khắc phục bằng cách tạo ra một cầu lộn bằng giây ngang qua lồng chim. Ngoài ra có thể dùng vật nặng đeo ở chân chim để chúng bớt nhảy nhót.

Chim tự cắn mình

Bên cạnh tình trạng chào mào lười tắm, việc chúng rỉa lông hay tự cắn mình cũng khá phổ biến. Nguyên nhân xuất phát từ việc cơ thể ngứa ngáy do rận mạt hay lâu ngày không tắm. Để khắc phục, bạn cần chú ý cho chim tắm nắng, tắm nước đan xen. Đồng thời vệ sinh lồng nuôi một cách sạch sẽ. Tránh để vi khuẩn phát sinh hay các thức ăn thừa, phân chim bám vào lông.

mot-so-cach-tri-tat-xau-o-chim-chao-mao-1-thucanh

Bài viết trên đây, chúng tôi đã bật mí cho bạn các cách trị chào mào lười tắm hiệu quả nhất. Qua đây Thucanh hy vọng sẽ giúp chú chim nhà bạn cải thiện tình trạng này nhanh chóng. Đồng thời khắc phục tốt các tật xấu ở chào mào cảnh. Cảm ơn đã đón xem thông tin.

Xem thêm:
Nguyên nhân và cách trị chào mào rỉa lông
Chào mào núi là giống chim gì?
Cách tập chào mào bổi ăn cám

5/5 - (2 votes)

Bài viết liên quan