Một bể cá cảnh kết hợp với cây thuỷ sinh sẽ làm cho người chơi thích thú hơn. Bạn cũng muốn có một bể thuỷ sinh sinh động như thé, bạn muốn tự tạo một bể thuỷ sinh theo ý tưởng của riêng mình. Chúng ta cùng bắt tay vào tự làm bể cá thủy sinh nhé!
Bạn đang đọc: Tự làm bể cá thủy sinh đơn giản tại nhà
MỘT SỐ LƯU Ý KHI LÀM BỂ CÁ THỦY SINH
Tôi không nhớ là tôi đã yêu thủy sinh từ khi nào. Tôi chỉ nhớ là nó cũng đã lâu lắm rồi (cho đến bây giờ tôi vấn còn mê mệt). Và khi đã lỡ yêu “Thủy sinh” thì tôi cũng sẵn sàng làm tất cả mọi cách để có được cái mà mình yêu thích. Trải qua bao nhiêu thăng trầm, cuối cùng hôm nay tôi cũng tích luỹ được 1 ít kinh nghiệm (kể cả máu xương) để chia sẻ với các bạn “Những người đã, đang và sẽ yêu thủy sinh”. Đối với người mới chơi hồ thủy sinh và chưa có kinh nghiệm:
1. Không nên dùng hồ quá nhỏ hay quá lớn để trồng cây
Vì hồ thủy sinh cũng là một hệ sinh thái (được thu nhỏ). Hồ nhỏ cũng như ao nước nhỏ, cơ hội nước bị thúi càng cao(nếu không có biện pháp xử lý đúng đắn). Còn nếu như hồ lớn thì đòi hỏi người chơi phải có kinh nghiệm trong việc làm nền, trồng cây… Chiều dài của hồ thích hợp cho người mới chơi thủy sinh theo tôi thì 60-120 cm là tốt.
2.Chiều cao của hồ đừng có quá cao
Vì nếu hồ cao quá thì ánh sáng chiếu xuống hồ không được sâu(ảnh hưởng đến việc quang hợp của cây), rất bất tiện cho việc làm vệ sinh hồ. Bình thường nếu dùng đèn huỳnh quang(neon) thì chiều cao của hồ không nên cao quá 60 cm. Còn nếu cần hồ có chiều cao hơn 60 cm. thì nên dùng loại đèn có ánh sáng mạnh như đèn Metal Halide.
3.Hồ thủy sinh không nên có nắp
Nếu hồ có nắp sẽ làm cho mình rất vất vã khi phải làm vệ sinh hồ hay cắt tỉa cây. Vì cây thuỷ sinh, phải được chăm sóc và cắt tỉa thường xuyên thì cây mới đẹp hơn. Ngoài việc bất tiện như nêu trên, việc bổ xung thêm bóng đèn cho phù hợp với như cầu của cây thì không thể. Vì nắp hồ chỉ cho phép gắn được 1 hay 2 bóng thôi. Quan trọng nhất, xứ mình là xứ nóng (nhiệt đới). Nếu hồ có nắp sẽ làm cho hơi nóng phát ra từ bóng đèn không thoát ra ngoài được. Cộng với nhiệt độ cao bên ngoài sể làm cho nhiệt độ của nước trong hồ tăng cao, làm ảnh hưởng đến cây không phát triển được và sau đó sẽ chết. Cây thủy sinh nói chung, thích hợp với nhiệt độ nước lạnh từ 20-28 độ C vì thế chúng ta phải làm cho nước luôn luôn mát, có thể gắn thêm quạt cho thổi xuống mặt nước để giải nhiệt.
4.Tránh việc dùng lọc trong hồ (Internal fillter)
Vì đa số, hồ được làm và bán trên thị trường là hồ nuôi cá. Bên trong hồ hay có hộp lọc kiểu cho nước tràn vào và bơm ra. Đây là nguyên do làm cho CO2 phát tán vào không khí nhiều hơn thay vì tan trong nước trước khi cây hấp thụ. Còn một vấn đề nữa là lọc tràn sẽ làm dòng chảy của nước trong hồ chỉ tập trung vào một chỗ. Về thẩm mỹ thì lọc trong hay chiếm diện tích và khó sắp sếp bố cục.
5.Nền hồ thủy sinh
Nếu dùng nền công nghiệp dạng hạt như ADA thì không có gì phải lo lắng. Chỉ bỏ vào hồ, sắp sếp bố cục và trồng cây là xong. Còn dùng sỏi nước ngọt trộn với phân chuyên dùng cho cây thủy sinh làm nền thì đòi hỏi sự tỷ mỷ hơn. Không nên dùng sỏi có kích cỡ quá lớn hay quá nhỏ hoặc cát xây dựng và sỏi có vỏ ốc& san hô để làm nền. Sỏi có kích cỡ quá lớn sẽ làm cho những loại cây thủy sinh có bộ lễ nhỏ không bám vào nền được. Còn sỏi nhỏ hay cát xây dựng, qua một thời gian sẽ bị áp lực của nước trong hồ đè ép làm cho Oxygen mà rễ cây nhã ra không thể lưu chuyển được và sẽ xảy ra tình trạng dưới đáy nền bị đen thúi (do vi sinh yếm khí). Còn sỏi có vỏ ốc & san hô sẽ làm cho nước cứng (độ pH cao) không thích hợp cho việc trồng cây thủy sinh. Nói đúng ra việc làm nền này rất quan trọng và phải chuẩn bị, có kế họach thật tốt ví dụ chỗ nào mình làm nền cao thì nên trồng những loại cây có bộ lễ khỏe. Bình thường nền hồ phải có độ dầy khoảng 6-8 cm. Lưu ý: Nếu chưa có kinh nghiệm, không nên tự trộn sỏi và phân chuyên dùng cho cây thủy sinh với đất sét. Đất sét sẽ làm cho nước đục khi nhổ cây, và cũng là nguyên do làm cho nền bị bí dẫn đến đáy nền bị thúi. Bất cứ chất hữu cơ nào cũng không nên trộn với sỏi để làm nền.
6. Không thả cá vào ngay sau khi set up hồ xong
Vì trong thời gian này hệ sinh thái trong hồ và lọc nước chưa đi vào ổn định, trong hồ xảy ra quá nhiều chất độc hại đối với cá và cá sẽ không chịu đựng được và chết. Sau khi set up hồ xong thì 2-3 ngày sau mới thay nước khoảng 50% và sau đó có thể thả cá hay tép ăn rêu vào vì đa số những loại cá ăn rêu sẽ có sức chịu đựng với môi trường của hồ mới set up tốt hơn. Sau thời gian set up hồ ít nhất 2 tuần mình mới có thể thả cá vào đươc.
7. Đèn cho hồ thủy sinh
Việc lắp đèn chiếu sáng cho hồ thủy sinh nên lắp dự trữ theo kiểu thà là dư (More is better) vì nếu mình lắp đèn dự trữ cho hồ sau này việc tăng hoặc giảm đèn theo tình hình hay theo loại cây thì sẽ dễ dàng hơn. Việc lắp đèn nhiều có thể làm cho cây không được khỏe(nếu CO2 và dinh dưỡng không cân bằng với ánh sáng) nhưng nếu hồ thiếu ánh sáng thì sẽ có một số loại cây biến mất hoặc chết.
8. Phân cho hồ thủy sinh
Nguyên tắc bón phân nước sẽ ngược lại với việc lắp đèn thà là thiếu (Less is enough) để tránh vấn đề rêu. Người mới chơi thủy sinh, mà tôi đã từng gặp (có một số người) khi hồ có vấn đề về rêu và không biết cách điều trị rêu đã cảm thấy nản lòng và bỏ chơi luôn. Vì vậy cho dù là người mới chơi hay người đã có kinh nghiệm thì nên bón phân mội lần 1 ít và sau đó theo dõi tình hình sức khỏe của cây. Còn phân nhét thì phải sử dụng thường xuyên để giữ dinh dưỡng trong nền được lâu dài.
9. Hồ mới set up với người mới chơi
Để tránh vấn đề rêu khi làm nền xong nên bỏ nước vào cho đầy hồ (chưa trồng cây) và cho máy lọc chạy khoảng 1-2 tuần là cần thiết. Thời gian đầu set up hồ nếu tránh được rêu thì việc chăm sóc cây sau này sẽ dễ dàng hơn. Việc cho máy lọc chạy trong thời gian chưa trồng cây mình không cần mở đèn và CO2 và ngược lại mình nên bơm oxy vào hồ để giúp cho vi sinh phát triển được nhanh. Nhưng vi sinh sẽ phát triển nhanh hơn nếu mình lấy nước nuôi cá từ hồ khác bỏ vào hay lấy bông lọc nước cũ (đang xài và hồ đó không bị bỏ muối trị bệnh cho cá) từ hồ khác bỏ vào máy lọc. Nếu muốn nhanh hơn, ta có thể xài vi sinh công nghiệp.
10. Thời gian đầu nên trồng nhiều cây và nhiều chủng loại để tránh việc rêu xuất hiện trong hồ
Nên trồng loại cây Stem plant và loại cây rẽ tiền vì mấy loại cây này sống dai và dể kiếm và nếu muốn trồng cây đắt tiền hoặc cây khó trồng để thử tay nghề thì nên chờ cho hồ qua thời gian RUN IN PERIOD.
Việc trồng cây thủy sinh là một việc đòi hỏi người trồng phải có kiến thức và hiểu biết về thủy sinh và quan trọng nhất là phải biết kiên nhẫn. Hình của tất cả các hồ thủy sinh đẹp mà đăng tải trong những tạp chí và cả trên mạng không phải hồ mới set up rồi đẹp ngay. Tất cả hồ đó phải trải qua thời gian nhiều tháng và bỏ nhiều công sức chăm sóc nó mới đẹp như mình thấy.
HƯỚNG DẪN LÀM BỂ THỦY SINH SAU 10 BƯỚC
Một bể cá cảnh phối hợp với cây thuỷ sinh sẽ làm cho người chơi thú vị hơn. Bạn cũng muốn có một bể thuỷ sinh sinh động như thé, bạn muốn tự tạo một bể thuỷ sinh theo ý tưởng sáng tạo của riêng mình. Sau đây là những bước giúp bạn triển khai một bể thuỷ sinh .
1.Chọn bể.
Phác thảo sơ qua ý tưởng sáng tạo phong cách thiết kế bể thuỷ sinh, rồi chọn bể thích hợp .
Nên khám phá kỹ vị trí đạt bể thuỷ sinh nặng hơn bể cá thường thì do phân, nền, cát, sỏi và những phụ kiện như đèn, quạt …. Một cái hồ 80×40 x40cm sẽ nặng khoảng chừng 200 – 250 kg … .. do đó nền nhà cũng như chân đế của hồ phải thật chắc như đinh .
2.Trải lớp nền.
Trải một lớp phân bón, cát sỏi làm nền dưới đáy hồ. Nền là nơi chứa dưỡng chất cung ứng cho cây, cũng là nơi để trồng cây nên cần có cấu trúc sao cho cây hoàn toàn có thể bám rễ và không gây đục nước. Ngoài ra, nền cũng là chỗ ở của vi sinh .
3. Cho nước vào bể.
Dùng túi nylon ngăn vòi nước để không làm đục nước, dòng chảy sẽ không làm hư lớp sỏi nền và làm xí phân lên .
4. Sắp xếp các viên đá.
Các viên đá cũng góp thêm phần tăng vẻ mỹ quan cho bể thuỷ sinh đồng thời giữ cho cây thuỷ sinh bám chặt vào đáy bể. Hãy sắp xếp những viên đá theo ý tưởng sáng tạo của bạn sao cho nó tôn lên được giá trị của bể .
5. Gắn các cây xanh vào bể.
Chọn những loại cây mà bạn thích trong số những cây thuỷ sinh có bán trên thị trường. Tuỳ vào từng vào đặc thù của từng loại cây mà ta bài trí ở những vị trí khác nhau trong bể. Ví dụ cây rong Mái chèo và rau Mác là những loại cây rất lý tưởng để trồng để che phía sau và những cạnh của bể. Còn những cây rậm rạp dùng để trồng đầy ở những góc ( trước những cây cao hơn ) như rau Dừa, Đình lịch, rau Cần trôi. Lại có những cây nên trồng ở mặt tiền trông rất mê hoặc nếu chúng được đặt trước mảnh đá, phải là cây thấp hơn và sinh trưởng chậm hơn, ta hoàn toàn có thể chọn cỏ Năng và Thạch xương bồ. Khi trồng cây, vật không hề thiếu là một cái kẹp dùng trong y tế ( loại lớn, dài trên 30 cm ) dùng để kẹp phần rễ cây và trồng xuống sỏi. Trong thiên nhiên và môi trường nước, lớp sỏi trở nên nhẹ và rời rạc, không hề dùng tay được .
6. Đặt bộ lọc.
Những bộ lọc bể cá thường thì không hề sử dụng trong bể thuỷ sinh vì chúng thường được phong cách thiết kế phần gòn lọc trên mặt bể, nhưng bể thuỷ sinh phải để đèn ở đó. Các bộ lọc hoàn toàn có thể dùng cho bể thuỷ sinh là :
Lọc ngoài : thiết bị lọc hoàn hảo nằm rời, hường để dưới phần chân bể, chỉ có 2 ống nước vào ra là nằm trong bể .
Lọc tràn : làm bằng kính, được phong cách thiết kế cố định và thắt chặt tại một góc bể, lọc nước mặt phẳng nên giải quyết và xử lý váng vi sinh rất tốt, tuy nhiên nó chiếm một phần đông thể tích trong bể nên thích hợp cho bể cỡ lớn ( trên 200 l ) .
Lọc thác : hiệu suất nhỏ và yếu, thích hợp cho bể nhỏ ( khoảng chừng 60 l hoặc nhỏ hơn ) .
7. Gắn đèn huỳnh quang.
Vì được sử dụng để sửa chữa thay thế cho ánh sáng mặt trời trong vạn vật thiên nhiên nên loại đèn được sử dụng thông dụng là đèn huỳnh quang day-light, với hiệu suất tương đối từ 0.5 – 1 wat / lít nước. Các loại đèn màu xanh, hồng …. cho bể cá cảnh thường thì không hề sử dụng cho bể thuỷ sinh. Chỗ đặt bể càng khuất càng tốt vì như vậy, tất cả chúng ta hoàn toàn có thể trấn áp trọn vẹn ánh sáng cho cây trong bể. Chiều dài của bể không dài hơn chiều dài thực của bòng đèn huỳnh quang thông dụng quá 10 cm để hoàn toàn có thể sắp xếp ánh sáng hài hòa và hợp lý hơn, ví dụ như bể dài 35 – 40 cm là tương thích với bóng đèn dài 30 cm. Bể cũng cần có chiều rộng ( bề ngang ) không quá hẹp để dễ sắp xếp cây theo hướng xa – gần, cao xa phía trong và thấp dần ở phía trước … .
8. Nhiệt độ.
Nhiệt độ thích hợp cho bể thuỷ sinh thường là dưới 290 c là tương thích. Khi nhiệt độ nước lên cao trên mức này, hoàn toàn có thể bỏ nước đá vào bao nilon hoặc dùng gel làm lạnh trong quạt hơi nước ( loại quạt tản nhiệt cho máy tính ) …
Ngoài nhiệt độ ra, tất cả chúng ta cũng nên quan tâm để nồng độ CO2 thiết yếu cho cây quang hợp vì lượng CO2 do cá tạo ra mặt thoáng của nước nhận từ không khí là không đủ, nhất là những bể trồng nhiều cây .
9. Thả cá vào bể thuỷ sinh.
Không nên thả cá vào bể ngay mà nên trồng cây trước khoảng chừng 7-10 ngày sau, khi hệ vi sinh trong bể không thay đổi sẽ bảo đảm an toàn hơn cho cá và cây. Khi mua cá nên hỏi người bán về loại cá nào không cắn nhau, không ăn cây thuỷ sinh .
10. Mỗi tuần thay ¼ nước bể
Việc thay nước thường xuyên sẽ đảm bảo môi trường nước trong bể luôn sạch sẽ. Điều này rất cần thiết cho sự phát triển khoẻ mạnh của các loại cây thuỷ sinh và cá sống trong bể.
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH LÀM BỂ THỦY SINH
Để giảm chi phí bạn có thể cho nham thạch vào giữa hồ
Để không thấy nham thạch khi làm hồ xong, phần xung quanh cách thành hồ 1-3 cm ta không rải nham thạch
Cắt bao đất nền Thủy sinh Red Highland bắt đầu rải xung quanh thành hồ (phần bước 2 chưa rải nham thạch )
Tiếp theo ta rải đất nền thủy sinh Red Highland lên trên bề mặt nham thạch
Tạo hình dáng cho nền
Tiếp theo ta xếp: Đá, Lũa vào hồ
Dùng 1 dĩa để hứng nguồn nước chảy mạnh vào hồ, cho nước chảy vào dĩa rồi tràn từ từ vào hồ
Dùng một chiếc kẹp (nhíp) (mua tại cửa hàng dụng cụ y khoa) kẹp cây và cắm vào nền
Thả cá vào, chúng ta có một chiếc hồ thủy sinh
Trang trí bể cá cảnh đẹp
Phong thủy đặt bể cá
Tự trang trí bể cá cảnh vừa đẹp vừa hợp phong thủ
Làm sạch bể cá cảnh đơn giản cực kì
Kỹ thuật nuôi cá cảnh nước ngọt
Trồng cây thủy sinh trong hồ cá thế nào cho đẹp
(ST)
Source: https://thucanh.vn
Category: Chó cảnh