CHỮA BỆNH BONG BÓNG CÁ – Thế giới 246

Banner-backlink-danaseo

Nếu chú cá vàng của bạn nghiêng sang một bên hoặc ngửa bụng khi bơi, có lẽ là nó đã mắc bệnh rối loạn bong bóng. Tình trạng táo bón, phì đại các cơ quan hoặc viêm nhiễm đều có thể gây ra chứng rối loạn bong bóng và ngăn cản hoạt động bình thường của cá. Với sự chăm sóc đúng cách, bạn có thể điều trị căn bệnh này và giúp chú cá vàng của mình khỏe lại.
CHỮA BỆNH BONG BÓNG CÁ
1. Quan sát các triệu chứng phổ biến của bệnh rối loạn bong bóng khi bơi ở cá. Bệnh này xảy ra khi bong bóng của cá (một bộ phận bình thường sẽ phồng lên và giúp cá nổi trong nước đúng mức) bị tổn thương. Bất kể do nguyên nhân gì, các triệu chứng thường có biểu hiện giống nhau. Khi trông thấy một con cá ngửa bụng, bạn đừng vội cho rằng nó đã chết. Nếu con cá đó còn thở, có lẽ nó mắc bệnh rối loạn bong bóng. Sau đây là một số triệu chứng nên lưu ý:
– Cá luôn nổi trên mặt nước, bụng ngửa lên
– Cá luôn chìm dưới đáy bể
– Đầu cá chúi xuống thấp hơn đuôi khi bơi (Ghi chú: hiện tượng này là bình thường đối với các loài cá bơi chúc đầu xuống)
– Bụng cá sưng phồng

2. Biết loại cá nào thường có nguy cơ mắc bệnh rối loạn bong bóng nhất. Cá vàng, đặc biệt là các giống cá lạ và cá betta thường có nguy cơ cao nhất. Những giống cá vàng này có thân mình tròn, ngắn, vì vậy các cơ quan nội tạng của cá thường bị dồn ép với nhau. Các cơ quan này có thể ép vào bong bóng cá và cản trở chức năng của nó.
Nếu nuôi giống cá vàng lạ hoặc cá betta, bạn cần cẩn thận theo dõi các dấu hiệu của bệnh rối loạn bong bóng. Nếu không được điều trị, bệnh này có thể làm chết cá.
Các loại cá vàng tự nhiên có thân mình dài hơn ít có nguy cơ mắc bệnh rối loạn bong bóng hơn, vì các cơ quan nội tạng của chúng không bị ép sát vào nhau.

3. Biết các nguyên nhân gây bệnh. Khi các cơ quan nội tạng nhỏ xíu của cá vàng bị phì đại, chúng có thể ép vào bong bóng và gây rối loạn chức năng của bộ phận này. Dạ dày, ruột và gan đặc biệt dễ bị phình to do thói quen ăn của cá. Bệnh rối loạn bong bóng khi bơi ở cá có thể do một trong các nguyên nhân sau đây:
Hớp quá nhiều không khi vào bụng khi ăn khiến dạ dày trương phình
Ăn thức ăn chất lượng kém hoặc chứa nhiều không khí gây táo bón trong ruột
Ăn quá nhiều khiến chất béo tích tụ trong gan và gây phì đại gan
Các nang trong thận phát triển đến mức gây phì đại thận
Sự biến dạng của cơ quan nội tạng

4. Chú ý các dấu hiệu viêm nhiễm. Đôi khi chứng rồi loạn bong bóng khi bơi ở cá là một triệu chứng của tình trạng viêm nhiễm, và bạn không thể giải quyết vấn đề bằng cách thay đổi thói quen ăn uống của cá. Nếu cho rằng cá của mình bị viêm nhiễm, bạn cần tách riêng để điều trị cho cá khỏe lại.
Nếu bị nhiễm trùng, cá sẽ có các biểu hiện như vây khép, run rẩy, chán ăn ngoài các triệu chứng khác của bệnh rối loạn bong bóng.
Bắt đầu bằng việc làm vệ sinh bể để giảm lượng vi khuẩn; trong nhiều trường hợp, điều này có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Nếu các triệu chứng vẫn còn, bạn có thể cân nhắc chữa viêm nhiễm cho cá bằng kháng sinh phổ rộng. Các thuốc kháng sinh có bán dưới dạng thuốc nước nhỏ giọt hoặc thức ăn dạng mảnh có chứa thuốc tại các cửa hàng thú cưng. Nhớ tuân theo hướng dẫn trên bao bì để khỏi dùng quá liều.

5. CÁCH ĐIỀU TRỊ
1- Tăng nhiệt độ của nước trong bể cá. Nước lạnh có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và dẫn đến táo bón ở cá. Trong khi chữa bệnh cho cá, bạn cần duy trì nhiệt độ của nước trong khoảng 21- 26,5 độ C để giúp cá tiêu hóa nhanh hơn.

2- Cho cá nhịn ăn trong 3 ngày. Vì bệnh rối loạn bong bóng thường xảy ra do vấn đề ăn của cá, bạn hãy bắt đầu chữa trị bằng việc cho cá nhịn ăn trong 3 ngày. Khi cá ăn quá nhiều, cơ quan nội tạng có thể phình to và làm tổn thương bong bóng. Bạn nên để cho cá tiêu hóa thức ăn đã nạp vào, đồng thời cho phép dạ dày, ruột và các cơ quan khác của cá trở về kích thước bình thường.[1]
Việc nhịn ăn 3 ngày sẽ không ảnh hưởng đến cá. Tuy nhiên bạn cần nhớ không tiếp tục cho cá nhịn đói sau 3 ngày.
Trong thời gian cho cá nhịn ăn, bạn hãy quan sát cá để xem tình trạng rối loạn bong bóng có vẻ đã khỏi chưa. Nếu vẫn còn các triệu chứng của bệnh, bạn hãy chuyển sang bước kế tiếp.

3- Chuẩn bị món đậu nấu chín cho cá ăn. Đậu có độ chắc và chứa nhiều xơ, nhờ vậy nó có thể giúp làm giảm chứng táo bón ở cá. Mua một túi đậu đông lạnh và nấu cho đến khi mềm (nấu trên bếp hoặc lò vi sóng đều được). Bóc vỏ và thả một chút đậu vào nước cho cá ăn. Mỗi ngày bạn chỉ cho cá ăn một hoặc hai hạt đậu.[2]
Cố gắng đừng nấu quá nhừ; nếu bạn nấu quá nhừ, hạt đậu sẽ tan ra trước khi cá kịp ăn.
Khi ăn thức ăn viên, cá thường hớp quá nhiều không khí khiến chúng bị khó tiêu, đồng thời các cơ quan nội tạng bị phình to. Việc cho cá ăn đậu có kết cấu chắc có thể sửa chữa vấn đề này.

4- Theo dõi các triệu chứng của cá. Sau vài ngày chỉ cho cá ăn đậu, hệ tiêu hóa của cá sẽ trở lại bình thường, và bạn có thể thấy cá bắt đầu bơi không khó khăn gì. Đến thời điểm này, bạn có thể cho cá ăn lại thức ăn thường ngày.
Nếu triệu chứng bệnh vẫn còn, có thể là cá gặp vấn đề không chữa được, chẳng hạn như các cơ quan nội tạng bị biến dạng hoặc tổn thương. Bạn hãy chờ thêm vài ngày xem triệu chứng rối loạn bong bóng có hết không. Nếu cá không bao giờ có thể lấy lại khả năng bơi và ăn bình thường, có lẽ giải pháp tốt nhất là cho chúng chết nhân đạo.

LỜI KHUYÊN :
Nếu thường xuyên cho cá ăn thức ăn dạng viên và dạng mảnh, bạn nên ngâm trước trong cốc nước múc trong bể ra. Thức ăn thường chứa nhiều túi khí trong quá trình sản xuất và có thể kẹt lại trong hệ tiêu hóa của cá.
Những con cá có các triệu chứng trên có thể bị những con cá khác trong bể tấn công. Bạn cũng nên cho con cá bị bệnh vào bể “bệnh viện” để giúp cá hồi phục.

Rate this post

Bài viết liên quan