Hiện nay, phong trào nuôi cá cảnh không chỉ đơn thuần để thưởng ngoạn sau những giờ lao động mà còn mang lại rất nhiều lợi nhuận nhờ vào việc kinh doanh. Hàng năm, nuớc ta xuất khẩu rất nhiều loại cá cảnh ra nước ngoài để tiêu thụ, trong đó có loài cá Dĩa. Theo thống kê chưa chính thức, loại cá dĩa này chiếm một tỷ trọng xuất khẩu đáng quan tâm.
Bạn đang đọc: Kỹ thuật nuôi cá dĩa sinh sản
Cách nuôi và chọn cá bố mẹ
– Thường trong bầy cá, chúng ta tuyển chọn mỗi hồ có 5 đến 10 con cùng màu sắc, chủng loại. Mỗi loại cá Dĩa chọn từ 20 đến 30 con (có lớn, có nhỏ lẩn lộn) nuôi trong hồ lớn. Nếu nuôi trong hồ nhỏ thì mật độ cá nuôi phải ít hơn.
– Chăm sóc và cho ăn đầy đủ bằng: trùng chỉ, lăng quăng, tim, thịt bò xay, cắt hạt lựu.
– Cá nuôi được 12 tháng (cỡ 10 đến 12 cm) chọn lại độ khoảng 15 đến 20 con. Cá sẽ có hiện tượng tự chọn cặp, biểu hiện như sau: mắt đỏ, màu sắc đẹp, rùng mình, từng cặp sẽ tách ra riêng góc, hay canh giữ giá thể, cặp cá sẽ tự mổ ổ, làm sạch mặt kiếng, giá thể gạch, bề mặt lá thủy sinh…
– Dùng vợt vớt từng cặp ra riêng, cho vào hồ cá đẻ.
– Cho giá thể vào hồ để cá làm tổ. Oxy trong nước phải được cung cấp đầy đủ, thay nước hàng ngày, cho ăn thức ăn tinh, trùng chỉ.
Sinh sản cá Dĩa
– Chuẩn bị cho cá đẻ, nước phải có độ pH từ 5,5 – 6,2, độ cứng 4 – 6 dH (nước mềm), nhiệt độ khoảng 26 – 28 độ C.
– Cá tiếp tục rùng mình, cặp ổ và khi điều kiện chín mùi sẽ đẻ trứng. Cá cái lướt trên mặt phẳng giá thể đẻ và trứng sẽ được dính vào mặt phẳng giá thể thẳng hàng. Cá đực đi theo phủ tinh lên trứng, tiếp tục đến khi cá cái không còn đẻ trứng tốt sẽ tập trung thành cụm 2 x 4 cm.
– Cá đực và cá cái dùng vây ngực quạt trứng và dùng miệng loại trứng trắng. Trứng thụ tinh sẽ đen dần và nở sau 2 ngày rưỡi.
– Cá nuôi con tốt sẽ chuyển con sang vị trí khác, để tránh trứng hư bị phân hủy làm cá con thiếu oxy.
– Sau 60 giờ khoảng 2,5 đến 3 ngày cá sẽ bung ra bơi lội.
– Cá mới nở bám mình mẹ và hút chất nhớt, dinh dưỡng từ bố me để sống đến ngày thứ 10. Sau khi nở cho ăn dặm bo bo non, trùng chỉ.
– Tách cá con và nuôi riêng sau 12 – 18 ngày (tính từ ngày cá nở).
Chăm sóc cá con
– Trước khi tách cá con ra, chúng ta phải chuẩn bị nước trước 2 –3 ngày. Cần chú ý:
+ Nhiệt độ : bằng nhiệt độ cho cá đẻ hoặc cao hơn 1 – 20 độ C. Tốt nhất là từ 28 – 30 độ C
+ PH: 6,5 – 7.
+ DH: 8 – 10.
+ Muối ăn 1 gram/lít.
+ Mực nước 30 cm.
– Dùng vợt vớt cá cho vào thau, chuyển qua hồ nuôi cá con đã chuẩn bị như nêu trên.
– Cho cá con vào hồ và sục khí vừa phải, trong ngày đầu tiên không cho ăn. Từ ngày thứ 2 cho ăn trùng chỉ, ngày 2 đến 3 lần.
– Cho cá ăn đến 18 giờ nếu trời ấm hoặc 14 giờ nếu trời lạnh, ngưng cho ăn trùng chỉ.
– Thay nước, ta dùng xiphông rút 0,05 cm, châm vào 0,01 cm. Trong vòng 1 tuần, chúng ta sẽ nâng nước lên gần 40 cm. Cá con được 15 ngày ở hồ, ta bắt đầu cho chạy máy lọc từ 10 giờ sáng đến giờ thay nước chiều.
– Vào tối khoảng 19 giờ sẽ dùng tiếp sưởi để điều chỉnh nhiệt độ khoảng 28 – 30 độ C. Cá nuôi được 4 tuần sẽ đạt 1,5 – 2 cm. Mật độ nuôi từ 150 –200 con trong vòng tháng thứ nhất.
Chăm sóc cá con sau 4 tuần tuổi
– Cá nuôi đạt 3 – 4 cm, chúng ta sẽ mang qua hồ khác, mật độ thả thưa hơn (thường sang qua hai hồ cùng kích cỡ nhau). Tương tự, khi cá lên 6 – 8 cm, một hồ chỉ nuôi khoảng chừng 50 – 70 con.
– Chế độ thay nước ngày 1 – 2 lần (sáng từ 8 – 9 giờ, chiều khoảng 16 – 17 giờ). Có thể thay từ 25% – 90% tùy chất lượng nguồn nước.
– Thức ăn chủ yếu là trùng chỉ, tim bò xay, lăng quăng.
– Cá nuôi phải linh hoạt, thấy bóng dáng người mà bơi ra đòi ăn là cá khỏe.
NUÔI CÁ DĨA TRONG HỒ THỦY SINH
Tại sao cá đĩa lại có vẻ như đẹp kì diệu như vậy ? Có lẽ do tại chúng là loài cá có tiếng khó nuôi và chỉ thích hợp với những người nuôi cá kinh nghiệm tay nghề nhất hay vì hình dáng vương giả của chúng. Xét cho cùng, chúng thường được miêu tả như ” Vua các loài cá cảnh “. Bất cứ ai đã từng chiêm ngưỡng và thưởng thức một cặp cá dĩa tuyệt đẹp sinh sản đều phải công nhận đấy là một kì quan không hề bỏ lỡ. Nếu bạn từng xem 1 số ít sách về cá đĩa, bạn sẽ nhận thấy rằng ít loài cá nào tạo ấn tượng mạnh như cá dĩa, và một bầy cá dĩa tung tăng trong bể kính tạo nên một cảnh tượng đẹp như thần thoại cổ xưa .
Là những người đam mê thủy sinh, chúng tôi bị lôi cuốn một cách tự nhiên bởi những hồ cá thích mắt. Một hồ cá lớn, tọa lạc thủy sinh tinh xảo hoàn toàn có thể giữ chân tất cả chúng ta hàng giờ liền. Nhiều nhà thủy sinh đã tự hỏi làm cách nào phối hợp cá dĩa và cây thủy sinh. Liệu sự tích hợp đấy có tạo nên sự kì diệu như bơ đậu phộng và sô cô la ? Ông Takashi Amano, tác giả quyển ” quốc tế thủy sinh tự nhiên “, chắc rằng đã nghĩ vậy – vài trong số những bức ảnh ấn tượng nhất trong những quyển sách của ông là những bể cá dĩa có trồng cậy. Những người chăm sóc cuộc thi Aquatic Gardeners Association Aquascaping gần đây cho biết rất hiếm có những bài thi thêm cá dĩa vào bể cây thủy sinh .
Nhưng nuôi cá dĩa trong bể thủy sinh có đơn thuần như bỏ một thanh Hershey vào một lọ bơ đậu phộng Skippy không ? Nếu bạn nói ” Không hẳn “, thì bạn đúng đấy. Nhưng nó không khó như bạn tưởng đâu. Chúng tôi đã bảo trì những hồ cá dĩa có trồng cây một cách thành công xuất sắc trong vòng 15 năm nay. Bài viết này dựa vào kinh nghiệm tay nghề của chúng tôi, hy vọng sẽ trang bị kỹ năng và kiến thức và sự tự tin thiết yếu để bạn hoàn toàn có thể phát minh sáng tạo một hồ thủy sinh tương thích với cá dĩa ngoạn mục cho riêng mình .
Lợi và hại khi nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh
Có nhiều ưu điểm khi nuôi cá dĩa cùng cây thủy sinh. Điều hiển nhiên là vẻ đẹp tuyệt đối của sự kết hợp này. Cá dĩa có khuynh hướng di chuyển nhẹ nhàng duyên dáng và trông thật hoàn hảo giữa những khóm rong đu đưa theo dòng nước. Màu sắc của chúng, đặc biệt là lam kim biền thể (nguyên văn metallic turquoise variants), cực kì hợp với màu xanh và đỏ tự nhiên của cây. Và đặc biệt quan trọng với chúng tôi, những nhà thủy sinh thâm niên, cá dĩa lớn và dễ thấy từ ghế sofa hơn những con tetra (không biết con gì) trong bể trưng bày !
Thêm một chú ý quan tâm quan trọng, cây thủy sinh được biết như bộ lọc hóa học, vô hiệu chất độc trong nước. Điều này rất quan trọng cho bể cá dĩa. Cá dĩa rất nhạy cảm với chất lượng nước và chúng yên cầu người nuôi cá duy trì nước ở chất lượng cao. Một loạt cây khỏe mạnh sẽ tạo ra một môi trường tự nhiên trọn vẹn trong sáng, ngăn ngừa những bệnh tật thường thì như ” hole-in-the-head ” ( không biết bệnh gì ) .
Cây thủy sinh cũng cho cá dĩa chỗ trú tự nhiên. cá dĩa có khuynh hướng nhút nhát và không dễ chịu với những tác động ảnh hưởng bên ngoài hồ. Cây thủy sinh được ưa thích để trang trí bể cá dĩa hơn vì cá dĩa thuận tiện bị thương vì những mảng gỗ hay đá sắc nhọn. Trang bị một môi trường tự nhiên tự do cũng làm cá dĩa của bạn khỏe hơn .
Cây lá rộng tạo chỗ đẻ tuyệt vời cho cá dĩa cặp. Trong khi hầu hết các nhà gây giống cá dĩa chọn giá thể hình nón hay đá phiến, cá dĩa của chúng tôi thường đẻ trên lá Anubis hay Echinodorus. Lá cây thủy sinh tạo chỗ đẻ tốt cho bể chung trong lúc những lá cây thủy sinh khác bảo vệ chỗ đẻ khỏi những hàng xóm tọc mạch hay những người nuôi cá ồn ào .
Có vài điều hại bạn nên xem xét khi bạn quyết tâm nuôi cá dĩa. Chúng là cá nhiệt đới gió mùa nuôi trong nước có nhiệt độ hơn 26,67 độ C. Cụ thể chúng tôi nuôi chúng ở 27,78 độ C. Nhiệt độ cao sẽ số lượng giới hạn sự tăng trưởng thông thường một số ít cây thủy sinh ở một chừng mực nào đó. Chúng tôi sẽ bàn cụ thể yếu tố này sau .
Tất cả sách về cá dĩa khuyên rằng nuôi cá dĩa thật tốt để đat kích cỡ tối đa là điều kiện kèm theo tốt nhất để gây giống. Nhiều nhà gây giống cho cá ăn 4,5 lần mỗi ngày với thức ăn giàu protein như nỗn hợp tim bò. Cá dĩa mất một khoảng chừng thời hạn để ăn, sau đó thức ăn thừa được hút ra để bảo vệ chất lượng nước. Thay nước từng phần được triển khai liên tục để giữ lượng nitrates thấp. Bất cứ ai trồng cây thủy sinh thấy rằng việc quét dọn thức ăn thừa và thay nước nhiều rất khó khăn vất vả .
Với hồ cá dĩa và cây thủy sinh, một sự sắp xếp phải tương thích. Chúng tôi cho ăn thức ăn chất lượng mỗi ngày một lần, và thay nhiều nước cách tuần một lần. Điều này giữ nitrate khá thấp ( ít hơn mg / l ) nhưng không được cho phép cá lớn hết mức hoàn toàn có thể. Cá của chúng tôi có đường kính lớn từ 7 – 8 inches ( 17,78 – 20,32 cm ) thay vì 10 – 12 inches ( 25,4 – 30,48 cm ) ( chúa ơi, đây là cá mâm chứ cá dĩa gì ) như chúng tôi thấy trong những hồ gây giống cá dĩa. Kích thước nhỏ hơn có vẻ như cùng tỉ lệ với những hồ 100 gallon ( 380 l ) chúng tôi xài, thế nên chúng tôi không coi đó là yếu tố. Cũng vậy, ngay cả khi chúng tôi không định gây giống chúng, chúng sinh sản tiếp tục nên có vẻ như sự giảm khẩu phần ăn không ngưng trệ sự phát dục của chúng .
Sau chót, một hồ cá dĩa và cây thủy sinh nên được xếp đặt với những cây không đòi hỏi cắt tỉa thường xuyên. Vài loại cá dĩa rất nhút nhát và dễ hoảng sợ, nên bạn càng “đào bới” hồ ít, chúng trông càng đẹp. Ngay cả con cá dĩa bình thảng nhất đôi khi cũng “bốc đồng” và quẫy nước quanh hồ, có thể bị thương do gỗ trôi hay vậy dụng trong hồ.
CÁCH CHỌN CÁ ĐĨA
Các tiêu chuẩn giúp bạn chọn mua được chú Cá Dĩa đẹp và khỏe mạnh :
– Hình dáng cá phải tròn và mập mạp.
– Mắt cân đối với phần đầu.
– Các vi bơi không có những đốm trắng và không bị dính vi bơi hoặc vi bị te tua.
– Cá không bị đen mình và trốn trong góc hồ.
– Thấy người cá không trốn mà ngóng ăn.
– Nếu cá có màu đỏ thì không nên mua những con có màu đỏ bầm.
– Trước khi mua bạn nói chủ tiệm cho cá ăn thử xem nó có ăn hay không. Tránh mua những chú cá đang bỏ ăn vì bị bệnh.
– Không mua những con đang đi phân màu trắng.
CÁCH CHỮA TRỊ CÁ DĨA BỊ KÝ SINH
– Triệu chứng : gây ngứa, không dễ chịu, cá thường giật giật các vây, hay cọ sát vào các vật cứng trong bể như thành hồ những nơi hoàn toàn có thể mặt phẳng nhám và nguy hại hơn dể dẫn đến loét, trầy thân cá .
– Cách trị: Đơn giản mà hiệu quả. Bỏ muối 400 – 500gm/100lít nước ( bỏ vào từ từ hay bỏ vào hộp lọc ), tăng nhiệt độ lên 32 – 33độC.
SỰ NUÔI DƯỠNG CON NUÔI VÀ HÀNH VI CỦA CÁ DĨA
Bài này được viết để nêu ra một vài suy nghĩ trên những hành vi của cá đĩa sinh sản và cá con của chúng.
Không có nhiều tài liệu nghiên cứu chi tiết về việc nuôi cá đĩa mà hầu như chỉ đúc kết được qua việc quan sát. Cá Đĩa là loại sinh vật đáng được quan tâm ( cũng giống như các loại cichlid khác) và chúng ta nợ chúng thời gian để tìm hiểu tại sao chúng lại làm cái mà chúng làm.
Đầu tiên tôi sẽ nói đến kinh nghiệm riêng của cá nhân tôi có được khi nuôi 2 đôi Đĩa sinh sản và sau đó sẽ giải thích điều mà một số ý kiến nêu ra là tại sao những việc đó nhất định xảy ra
Bạn đã sẵn sàng tìm hiểu chưa?
Chúng ta sẽ nói về cặp đầu tiên mà chúng ta gọi là cặp .1. Con đực có vài thói quen xấu là hay làm đảo lộn một vài thứ. Nó nó liên tục đẩy cái giá thể có trứng bám lên làm hỏng rất nhiều trứng có khả năng thụ tinh. Khi trứng nở, nó lại đuổi dồn cá con vào cái giá thể đó. Nó thậm chí còn gây nhiều rắc rối tồi tệ hơn. Con cái không được cho canh trứng kể từ khi trứng đã được thụ tinh mà cũng không được phép trông nom cá bột. Bởi con cái bị mất thị lực nên nó vô tình ăn những trứng tốt thay vì ăn những trứng đã chết. Con đực đã nhận thấy điều này và hung hăng săn đuổi con cái ra xa. Một lần không đủ sức chống đỡ con cái, khi cá bột nở được hai ngày tuổi, con đực ăn luôn cá bột dù có nở ra bao nhiêu con cũng không còn quan trọng.
Giờ nói về cặp cá thứ 2 ( ta gọi là cặp.2) thì chúng lại trái ngược hoàn toàn ngay từ khi đẻ quả trứng đầu tiên. Chúng đẻ tự do trên giá thể, chia sẻ mọi việc.. và sau đó như thể muốn khoe khoang những mầm sống mới của chúng, chúng bơi đến phía trước bể nơi có người đang đứng theo dõi. Chúng không hề ăn cá con thậm chí sau 3 ngày trứng mới nở. Cả hai cặp cá này đều được bắt cùng một nơi sản xuất cá giống.
Xem thêm: Phân bộ Nhím lông – Wikipedia tiếng Việt
Như chúng ta đã thấy, nhất định có những câu hỏi cho những vấn đề này. Tại sao con đực ở cặp .1 lại làm như vậy? Nguồn nước đủ tốt để ấp nở cá bột, vậy thì vấn đề ở đây là gì? Chúng ta bây giờ sẽ phải làm gì để làm sáng tỏ những vấn đề đang tồn tại. Nó sẽ không là một nhiệm vụ dễ dàng.
Trong lần đẻ thứ chín của cặp.1. Tôi quyết định bắt con đực ra, để con cái ở lại trông 153 trứng một mình mà không cần chú trọng đến tỷ lệ thành công. Ngoài ra tôi cần phải cân nhắc một điều là thị lực của con cái này kém nên cũng làm giảm đi cơ hội sống sót của cá bột. Nó chưa bao giờ có cơ hội để nuôi cá con trước đó.
Thuốc được bổ sung để ngăn ngừa nấm. Tự tôi loại bỏ trứng hỏng giúp tăng khả năng triệt tiêu nấm tóc bị lây nhiễm từ nguồn thức ăn của chúng
Ôi. Một lỗi đã xuất hiện. Tám quả trứng tự nhiên rời ra khỏi chỗ bậu. Chúng nhanh chóng được đặt vào một bể riêng biệt cho đến lúc nở. Sau khi những trứng này đã nở, chúng được thả trở về chỗ cá mẹ cùng với những anh chị em ruột của chúng.
Trong khi quan sát con cái canh trứng, tôi để ý thấy rằng không dưới một lần con cái dùng miệng để tiếp xúc với trứng. Khi cá bột bắt đầu rời khỏi chỗ bậu, chúng chẳng cho thấy có dấu hiệu gì là nhận biết được cá mẹ và đa số quay trở về chỗ cũ do còn quá yếu để có thể bơi được. Cá mẹ để cá con tự tách mình ra khỏi miếng gỗ nơi chúng bám mà cũng không lần nào mang cá con quay về cho đến khi chúng đủ khỏe để bơi được. Nó cứ thế canh chừng lũ con yếu ớt đang loi ngoi mà chẳng làm gì. Nó thậm chí còn không giúp lũ con tụ hợp lại hay dùng miệng để nâng đỡ những con cá bột bị yếu thế. Nếu chúng là con người, tôi dám cược tiền rằng con cái đang bị bối rối rằng tại sao các con của nó đang hành động như vậy.
Để lại 3 con cá bột của cặp.2 chung sống cùng cá bố mẹ. Con của chúng đã được 7 ngày tuổi. Tôi bắt 5 con cá bột từ đàn cá con của cặp.1 thả vào bể của cặp.2. Con cái nhanh chóng phát hiện ra sự xuất hiện của những con lạ và lập tức hút mấy con này vào miệng. Vài giây sau nó nhả ra. Tốt! Nó đã chấp nhận lũ cá con! Nhưng đơi đã! Một lần nữa nó lại hút mấy con cá con vào miệng và lần này thì không phun ra nữa. Thí nghiệm tại chỗ đã bị thất bại.
Khoảng 2 phút sau, lại thấy nó phun lũ cá con ra ngoài lần nữa. Cá con mất khả năng bơi lúc đó, nhưng chúng đã được con cái cho ăn. Thành công thật rồi! Nó giúp lũ cá con hướng đến nơi mà chúng có thể lấy được thức ăn.
Sau lần kinh nghiệm đầy xúc động này, lũ cá con còn lại từ từ lần lượt được nhập vào đàn. Con cái đứng yên một góc trong khi lũ cá bột đang dựng người loi ngoi bám bên cạnh sườn. Tất cả lũ cá con tụ tập bên con cái. Con đực cũng muốn gây sự chú ý với lũ cá con. Nó ngay lập lức lao vào gây hấn với con cái như muốn giành lũ cá con về mình. Cứ yên lặng được một tí nó lại tìm cách gây gổ với con cái.
Cuối cùng, chúng cũng thỏa thuận được rằng con đực bảo vệ cá con khi lũ con ngừng bơi còn con cái làm công việc là thu nhặt mấy con con đang ở rải rác khắp bể. Con đực tiếp tục dùng miệng đẩy đẩy cá con cho đến khi tất cả chúng trồi lên và bơi. Với những gì được tận mắt chứng kiến thì thật là kinh ngạc.( Nhân tiện nói đây, lũ cá bột ấy tất cả đều sống và bây giờ đã đến tuổi phát dục)
Sau khi tất cả cá bột đã chuyển hết cho cặp.2, con đực của cặp .1 được thả lại vào bể để thực hiện việc ghép đôi. 3 ngày sau những quả trứng của lứa thứ 10 đã xuất hiện. Tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng thái độ quan tâm lẫn nhau của cặp này thay đổi một cách mạnh mẽ.
Con đực đã ở cách xa trứng một khoảng là chỉ làm nhiệm vụ cach trứng khi con cái cho phép. Con cái phải học được cách để bù đắp cho sự mất thị lực của nó và kể từ đó nó không còn đánh mất bản năng làm mẹ thêm một lần nào nữa. Cặp này trở thành ông bố bà mẹ đáng yêu hơn bao giờ hết Tôi chưa bao giờ nghĩ điều này có thể xảy ra
Một điều thú vị khác nữa là không còn thấy sự xuất hiện của nấm tóc hay trứng hỏng. Chúng dùng miệng để chăm sóc lũ con rất chuyên nghiệp và cách xa vừa đủ tầm để lũ con có đủ không gian sống và lấy thức ăn từ cá bố mẹ. Làm sao lại xuất hiện sự thay đổi này? Vậy thì, có thể là chúng ta không cho lũ cá tích lũy đủ kinh nghiệm để giải quyết vấn đề hoặc có những hành vi thuộc bản năng đã bị thui chột khi các nỗ lực để thể hiện bản năng đều bị ngăn chặn. Ngoài ra, đấy còn có thể là một phần lý do giải thích cho việc con đực ăn cá con nữa.
Ở trường hợp con đực này thì có phản ứng thái quá đối với tính hóa học của nước. Rất nhiều cặp cá sẽ ăn trứng của chúng nếu chúng cảm thấy có bất kỳ độc tố nào trong nước hay cá bột trở nên ốm. Nhưng một số khác là do quá dữ dằn cho dù nước rất tốt.
Qua theo dõi ở trên cho ta cảm nhận rằng khả năng nhận thức của chúng là không có giới hạn. Dòng cá cichlid thật thông minh!, Có một vấn đề, Việc này là do con cái, sau khi đẻ được 10 trứng trên giá thể nó tiếp tục đẻ ở nơi khác. Quan sát thấy rằng con đực kiên nhẫn theo dõi con cái khi con cái làm điều này. Nó thay con cái đưa trứng về.
Sự bù đắp cho thị lực của con cái bị kém vẫn còn được quan sát. Con cái này đã luôn có một chút vấn đề về điều đó. Khi nó đột nhiên cải thiện được rắc rối này, thì đây là cú sốc ít được nói đến nhất. Tình hình rất sáng sủa khi nó có được sự hiểu biết để nhận ra vấn đề rắc rối của mình và nhanh chóng xử lý nó. Thật không biết sẽ ra sao nếu như không có sự thay đổi này xảy ra.
Giờ nói đến việc chúng dùng miệng tiếp xúc với cá con và không để cá bột bơi tự do quá sớm là như thế nào. Cá bột tự cảm nhận được mối giao cảm giữa chúng với cha mẹ và ngay lập tức bám vào để lấy thức ăn
Tôi quan sát thấy nếu cá bố mẹ không dùng miệng tiếp xúc với cá con, thì chúng lần lượt ngậm từng con một để ” nhai ” và rồi sau đó lại nhổ chúng ra, lũ cá bột này không học được cách nhận biết cha mẹ cũng như nguồn thức ăn hay như sự bảo vệ. Khi bị cá bố mẹ bắt về đàn, cá con sau đó lại bơi tứ tán và ở rải rác khắp bể. Hơn thế nữa, những tín hiệu cá bố mẹ được phát ra cho cá bột là đã đến lúc những con con tản mát kia cần tụ lại bầy đã bị lờ đi. Tất cả những điều mà cá bố mẹ làm đó chỉ với mục đích duy nhất là lo cho sự tồn tại của các con chúng.
Tôi làm thêm nhiều thí nghiệm sau đó và tình huống khó xử của cặp này đã được làm sáng tỏ. Các nguồn sáng được tắt đi rồi để tất cả cá bột của các cặp trong các bể bơi tản mát ra. Khi có ánh sáng như cũ, những cặp cá ít dùng miệng tiếp xúc với cá con cuống cuồng tập hợp lũ con lạivới nhau. Chúng cố bắt con chúng lại, ” nhai ” lũ cá con, rồi phun ra để cho lũ cá con ở lại với chúng .Việc thí nghiệm đã đạt mục đích. Những cặp cá mà đã làm tốt việc tiếp xúc bằng miệng với cá bột trước khi lũ cá bột biết bơi thì không gặp khó khăn gì trong việc đoàn tụ lại bầy đàn. Chúng chỉ việc đơn giản trồi lên trên và bơi vòng vòng, cá bột theo chúng ngay lập tức để nhận được sự bảo vệ. Việc thử nghiệm được tiến hành với cá bột ở mọi lứa tuổi. Dĩ nhiên với cá bột nhiều tuổi hơn thì dễ dàng hơn cho cá bố mẹ tập hợp chúng hơn.
Dù mục bài viết này nói về hành vi bản năng hay những điều đã học được, thì cũng đã làm sáng tỏ một điều. Dù mỗi một hay tất cả các hành vi nhằm vào mục đích này hay mục đích kia thì cũng vì sự tồn tại của những dân cư tương lai Nó không có ý nghĩa gì nếu chúng ta liên hệ giữa hành vi của chúng với hành vi của con người Những lý giải về điều mà chúng đang làm chỉ dùng để áp dụng cho chúng. Đơn giản là chúng ta đưa ra lời giải thích về những hành vi này để làm kinh nghiệm cho chính mình và chúng ta có thể gắng hiểu được rằng cái gì đã làm cho chúng được chú ý, giúp ta quan tâm tốt hơn thế giới quanh ta và mọi vấn đề trong đó. Liệu có phải chúng ta cho rằng loài vật thì kém thông minh hơn chúng ta, đó không phải là vấn đề cần tranh luận. Chúng ta phải nhớ rằng trên hành tinh này mọi thứ đều có lý lẽ riêng của nó. Bởi vậy chúng ta không được phép đặt cuộc sống quý giá này dưới giá trị đồng tiền. Cuộc sống thì có giá trị hơn rấ nhiều nhiều lần so với đồng tiền giấy mà người ta đã làm ra!
Kỹ thuật nuôi cá Đĩa
Kỹ thuật nuôi cá đĩa sinh sản
Những bệnh thường gặp ở cá đĩa và cách điều trị
Kỹ thuật nuôi cá rồng
Nuôi cá cảnh theo phong thủy
Các loại cá cảnh dễ nuôi
Chế biến món ăn từ cá bóp
(st)
Source: https://thucanh.vn
Category: Chó cảnh