Nuôi chim cu gáy như thế nào để gáy và sinh sản hiệu quả

Chim cu gáy vốn được khá nhiều người tìm nuôi hiện nay. Thế nhưng để loài chim này phát triển tốt đòi hỏi người nuôi cần có kinh nghiệm chăm sóc tốt. Thucanh bật mí cho bạn cách nuôi chim cu gáy để chim gáy tốt, mang lại hiệu quả sinh sản cao. Mời bạn cùng đón xem bài viết sau đây.

Tổng quan về chim cu gáy

Để có cách nuôi chim cu gáy tốt, bạn cần có sự tìm hiểu rõ về giống chim này. Loài chim này vốn thuộc họ bồ câu, thường được tìm thấy nhiều ở phía Nam Trung Quốc và các khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, loài chim này thường tập trung ở ven rừng hoặc trên các vùng đồng bằng từ Bắc vào Nam.

Loài chim này sở hữu vẻ ngoài không mấy nổi bật và khá hiền lành. Chúng có phần đầu nhỏ, mỏ dài, chân son cườm biếc. Thân hình chim khá thon thả, ngực nở, sải cánh dài vắt chéo lưng. Nhờ vậy mà chúng sở hữu tốc độ bay cực kỳ nhanh. Chim có mắt nhỏ, mi mắt dày nhìn vô cùng thu hút.

tong-quan-ve-chim-cu-gay-thucanh

Chim cu gáy thường có tuổi thọ cao, có thể đạt đến 80 năm trong môi trường đủ điều sống tốt. Về sinh sản, chim thường đẻ trứng và khoảng 13 – 14 ngày thì trứng sẽ nở. Chúng cũng khá chung thủy, khi chim trống chết hay đánh bẫy, chim mái sẽ nuôi con một mình và không đi theo con trống khác.

Đặc biệt, loại chim này sở hữu 3 khoảng giọng gáy đặc trưng. Kim là giọng cao, Còi là giọng trung và Thổ là giọng trầm. Ngoài ra, chúng còn có 4 loại âm: Âm thổ, âm kim, âm đồng, âm son.

Cách nuôi cu gáy non – Cu gáy non nuôi bao lâu thì gáy?

Cu gáy non thường có cơ thể yếu ớt nên bạn cần chăm sóc chúng một cách hiệu quả. Một số điều bạn nên chú trọng như:

Lồng nuôi

Vốn là một loài chim thích sự yên tĩnh nên bạn có thể bố trí lồng đơn kích thước 40 x 60 cm để nuôi chim. Có thể trang bị thêm hai mảnh vải bao bọc bên ngoài để giúp chim bớt sợ di chuyển. Bạn không nên phủ kín lồng vì loài chim này khá sợ bóng tối. Bạn cần đặt nơi có đủ ánh sáng để chúng thích nghi tốt hơn.

cach-nuoi-cu-gay-non-cu-gay-non-nuoi-bao-lau-thi-gay-2-thucanh

Đặt lồng chim ở trên cao, yên tĩnh, tránh người qua lại hay chuột, chó mèo làm phiền. Có thể trang bị thêm đèn sưởi cho chim khi thời tiết lạnh. Bởi chim chịu nhiệt rất kém, dưới 10 độ C có thể ảnh hưởng đến tính mạng chúng.

Thức ăn cho chim cu gáy non

Những chú cu gáy non thường không thể tự mình ăn nên cần có sự giúp đỡ từ chủ nuôi. Bạn có thể cho chúng ăn bằng ống hút hoặc bơm kim tiêm. Đồng thời chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày.

cach-nuoi-cu-gay-non-cu-gay-non-nuoi-bao-lau-thi-gay-thucanh

Thức ăn dành cho chim non nên được pha cùng với một ít nước nóng và thành hỗn hợp sền sệt.

Nếu chim chưa thể mở miệng, bạn có thể dùng tay bóp nhẹ phần má chúng để đưa thức ăn vào. Một ngày bạn có thể cho chim ăn 4 lần với lượng thức ăn vừa đủ.

Huấn luyện cu gáy non

Việc huấn luyện cho chim cu gáy non khá cần thiết cho những người nuôi chim ban đầu. Điều này khá quan trọng để tạo nên thói quen và giọng hót của chúng khi trưởng thành. Thời điểm này chim non mới bắt đầu mọc cườm. Bởi vậy bạn có thể huấn luyện chúng bằng cách bắt chước tiếng kêu của chim khi cho chúng ăn. Nuôi chim non đòi hỏi sự kiên trì nên bạn đừng vội nản nhé.

cach-nuoi-cu-gay-non-cu-gay-non-nuoi-bao-lau-thi-gay-1-thucanh

Cách nuôi chim cu gáy sinh sản

Chọn giống cu gáy sinh sản

Để mang đến chất lượng sinh sản tốt, điều bạn cần làm đó là chọn giống nuôi. Một số giống chim nên chọn thuộc loại chim giống thổ sẩm, thổ bầu, thổ đồng hay kim cầu. Chúng cần phải có sức khỏe đầy đủ, không bị dị tật, không bị nhiễm virus, vi khuẩn. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn những con có lông sáng, giọng hót hay, lông mượt, dáng to khỏe.

cach-nuoi-chim-cu-gay-sinh-san-thucanh

Chọn lồng chim

Nên chọn những lồng chim bằng thép để tạo sự chắc chắn. Tránh được sự gây hại của những con vật như mèo, chó, chuột. Ở trong lồng có trang bị đầy đủ máng ăn, uống,…

Nên đặt lồng ở trên cao, ánh sáng tốt. Có thể cho chim tắm nắng thường xuyên vào buổi sáng. Tránh để chim nhiễm lạnh hay chịu lạnh khi vào đông.

Khi nuôi chim cu gáy sinh sản, người nuôi cũng nên trang bị thêm các ổ đẻ có đường kính từ 10 – 15 cm. Trong ổ nên chuẩn bị thêm một ít rơm rạ hay lá khô để tạo môi trường cho chim mái đẻ, ấp trứng.

Giai đoạn ghép và sinh sản của chim cu gáy

Khi mới đem chim cu gáy về, bạn cần nhốt chúng ở hai lồng khác nhau để chúng làm quen. Khi phát hiện dấu hiệu ve vãn giữa con trống và con mái thì mới bắt đầu nhốt chung vào một lồng để chúng giao phối.

cach-nuoi-chim-cu-gay-sinh-san-1-thucanh

Sau 5 – 7 ngày giao phối, chim mái sẽ đẻ trứng. Hai chim bố mẹ sẽ thay nhau ấp trứng, sau khoảng 15 ngày trứng sẽ nở ra chim non. Nếu phát hiện thời gian đầu từ 4 đến 5 ngày mà chim bỏ ấp. Bạn hãy kiểm tra xem trứng chim có gặp vấn đề gì không nhé.

Thức ăn cho cu gáy sinh sản

Trong thời gian sinh sản, bạn cần cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng cho cá chim mái và trống. Điều này giúp chim có được sức khỏe tốt, tăng sức đề kháng và năng lực giao phối, sinh sản tốt hơn. Các loại thức ăn bạn nên bổ sung cho chúng như hạt vừng, lạc, hạt kê, hạt cải ngọt.

Cách nuôi cu gáy bổi

Cũng như những loài chim cu gáy khác, trong giai đoạn chim bổi, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Chuẩn bị lồng nuôi chim có kích thước khoảng 40 x 60 cm và được trang bị thêm hai màng vải bảo vệ xung quanh. Đặt trên cao, ít người qua lại.

cach-nuoi-cu-gay-boi-thucanh

  • Bổ sung thức ăn là các loại hạt cho chúng. Chẳng hạn như thóc, hạt đậu phộng, vừng, đậu xanh, đỗ tương, hạt kê. Những thức ăn này không những giúp chim hót tốt mà còn làm lông chim trở nên mượt mà và óng ả hơn.
  • Nên cho chim bổi tắm nắng và tắm nước. Sau khi tắm nước nên sấy cho lông khô, sạch để tránh chim nhiễm lạnh và bệnh.
  • Nên có chế độ tập luyện các giọng cho chim cu gáy bổi. Bạn có thể cho chim nghe video tiếng chim hót hoặc cho giao lưu với chim cu gáy khác. Điều này giúp chúng học hỏi và tập luyện được tốt hơn.

Phòng và trị bệnh cho chim cu gáy

Trong quá trình nuôi chim cu gáy, chúng cũng có thể mắc một số bệnh phổ biến. Nhất là vào độ giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường hay thức ăn không đảm bảo. Một số căn bệnh bạn có thể quan tâm điều trị cho cu gáy như:

Bệnh đau mắt

Có thể nói bệnh đau mắt rất phổ biến ở loài chim này. Bạn có thể nhận biết triệu chứng đó là chim hay dùng cánh để dụi mắt, hai mắt hay ướt.

phong-va-tri-benh-cho-chim-cu-gay-thucanh

Để điều trị bệnh này, bạn có thể đập dập quả mướp đắng rồi vắt lấy nước nhỏ vào mắt chim cu. Thực hiện 2 – 3 lần một ngày, mỗi lần nhỏ 3 – 4 giọt. Hơn nữa, bạn cũng có thể cho chúng ăn luôn mướp đắng khô để tăng hiệu quả chữa trị. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhỏ vào mắt chúng một vài giọt nước cốt chanh.

Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy cũng là một biểu hiện bệnh lý ở chim. Khi phát hiện tình trạng này, bạn có thể mua thuốc đặc trị để cho chúng uống. Các loại thuốc như Berberin hay Biseptol cũng khá hiệu quả. Dùng thuốc hòa với nước để cho chim uống mỗi ngày và theo dõi tình trạng phân chim.

phong-va-tri-benh-cho-chim-cu-gay-1-thucanh

Bệnh hạt đậu

Một trong những căn bệnh khá phức tạp ở chim cu gáy đó là bệnh hạt đậu. Biểu hiện của bệnh đó là trên cơ thể xuất hiện những nốt to, tròn bằng hạt đậu. Bên trong có chất dịch màu trắng. Để điều trị ban đầu, bạn lấy dao lam (cần tiệt trùng dao trước) để rạch nốt đậu. Dùng tay nặn hết dịch màu trắng bên trong ra. Dùng thuốc Rifampicin rắc vào vết rạch sau khi nặn xong.

Vừa rồi Thucanh đã chia sẻ đến bạn cách nuôi chim cu gáy phát triển, sinh sản và gáy tốt. Hy vọng bài viết có thể hữu ích để giúp bạn có được kinh nghiệm nuôi chim cu gáy tốt nhất nhé. Cảm ơn đã quan tâm theo dõi bài viết cùng chúng tôi.

Xem thêm:
Chim Yến Phụng
Chim chào mào ăn trái cây gì để hót hay?
Diều hâu trắng là chim gì?
Chim Quế Lâm là chim gì?
Kinh nghiệm nuôi chim Hoàng Yến mau lớn

Rate this post

Bài viết liên quan