Những năm gần đây mô hình nuôi đà điểu càng được phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ dân. Tuy nhiên, nếu muốn mở rộng quy mô và mang lại năng suất cao hơn thì người nuôi cần biết các kỹ thuật nuôi đúng đắn. Trong bài viết này thucanh sẽ giới thiệu đến bạn cách nuôi đà điểu hiệu quả, mang lại thu nhập cao. Cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!
Giá trị kinh tế đà điểu mang lại
Đà điểu mang lại nhiều giá trị kinh tế cao, đầu ra bao gồm thịt, trứng, da lông của chúng.
Thịt đà điểu
Thịt đà điểu rất được ưa chuộng bởi có có lợi cho sức khỏe, ít mỡ và cholesterol xấu. Trung bình một con đà điểu trưởng thành có trọng lượng 100kg. Sau khi mổ thịt sẽ thu được khoảng 60 kg thịt. Hiện nay trên thị trường giá thịt đà điểu được bán với mức giá từ 200 – 270 nghìn đồng/kg, được chế biến thành những món ăn thơm ngon.
Trứng đà điểu
Một năm đà điểu có thể đẻ được 40 – 60 quả trứng, mỗi quả nặng từ 1,2 – 1,5kg, to gấp 25 lần so với các loại gia cầm khác. Trong quả trứng chứa nhiều sắt, axit folic tốt cho bà bầu và thai nhi. Trứng đà điểu còn rất tốt cho trẻ em thấp bé, suy dinh dưỡng, người bệnh tim mạch. Những quả trứng khổng lồ được bán với mức 200.000 – 250.000 đồng/ quả.
Da đà điểu
Da đà điểu là một trong những loại da xa xỉ, có chất lượng tương đương với da rắn, da cá sấu nhưng lại bền, dày và mềm hơn. Thường được dùng để sản xuất túi xách, giày dép, ví cao cấp. Trung bình 1m2 da đà điểu có giá bán lên đến 400 USD.
Tiêu chuẩn chọn giống đà điểu
Các giống đà điểu phổ biến hiện nay:
- Đà điểu Bắc Phi: là giống đà điểu cao nhất. Đỉnh đầu không có lông, có một vòng lông cổ màu trắng ở 2/3 cổ từ trên xuống. Con đực có lông cánh và lông ngực màu trắng. Con cái có bộ lông thân trên màu nâu sẫm.
- Đà điểu Đông Phi: sinh sống tại vùng đông Kenya. Trên đỉnh đầu có con không có lông, cũng có con mọc lông kín. Vòng màu trắng ở cổ hẹp
- Giống đà điểu Nam Phi: sinh sống chủ yếu ở Zimbabwe – botswana cho tới cape. Đỉnh đầu mọc lông, cổ màu xám, vào mùa sinh sản sẽ chuyển sang màu đỏ, không có vòng trắng ở cổ như các giống khác.
- Đà điểu Somali: giống đà điểu không có lông ở đỉnh đầu nhưng vòng trắng ở cổ thì rộng hơn. Trên cổ lông có màu xám, lông đuôi màu trắng. Con đực lông đen, con cái lông xám nhạt hơn.
Cách chọn giống đà điểu nuôi thương phẩm:
- Chọn con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bị dị tật, bụng gọn, mắt sáng
- Con giống có khối lượng có thể từ 0.8 – 1kg/con
- Để đảm bảo hao hụt thì bà con nên chọn mua giống từ 3 tháng tuổi trở lên
- Chọn đà điểu nở đúng ngày, từ ngày thứ 42 – 44
Chuồng nuôi đà điểu
Chuồng nuôi đà điểu phải có ánh nắng mặt trời, mặt bằng cao ráo, thoát nước tốt. Đảm bảo khu vực xung quanh chuồng yên tĩnh, thoáng mát. Đà điểu sau khi được nuôi gột 3 tháng thì chuyển sang chuồng mới để chuẩn bị quá trình nuôi sinh sản.
Khi chuyển chuồng nuôi mới cần cho đà điểu làm quen với đường chạy mới. Người nuôi phải đảm bảo chuồng nuôi, sân chạy mới bằng phẳng, ít chướng ngại vật. Hàng rào bao xung quanh chuồng cần cao từ 150cm trở lên.
Cách nuôi đà điểu hiệu quả cao
Chế độ dinh dưỡng
Ngoài yếu tố chọn giống thì yếu tố dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng. Đà điểu vốn là loại động vật ăn tạp. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại cỏ, cây, rau củ và các loại hạt ngũ cốc. Ngoài ra đà điểu cũng có thể ăn các loại cám cho ngỗng, gà. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn khác nhau thì thức ăn cũng có sự thay đổi theo thành phần.
Định lượng ăn 1,6 – 1,8kg/ con tùy vào đầu vụ hay lúc đẻ rộ. Bà con cho đà điểu ăn buổi sáng đến chiều kiểm tra máng ăn vừa hết là lượng thức ăn cung cấp đủ. Để cung cấp dinh dưỡng trong mùa vụ sinh sản có thể phân loại theo năng suất đẻ trứng. Nguồn thức ăn phải đảm bảo tươi ngon, không bị thiu, mốc. đà điểu là giống chim duy nhất biết ăn cỏ. Do đó để đảm bảo cung cấp đủ nguồn thức ăn, bà con có thể kết hợp trồng cỏ để tiết kiệm tối đa chi phí.
Phòng bệnh cho đà điểu
Đà điểu thường mắc các bệnh như viêm túi lòng đỏ, bệnh lậu, bệnh tắc đường tiêu hóa. Mỗi loại bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau, tuy nhiên cần phải kịp thời chữa trị nếu không sẽ làm đà điểu yếu dần. Để điều trị cho đà điểu, bạn không nên tự ý tìm thuốc mà hãy tham khảo bác sĩ thú y để tìm được đơn thuốc phù hợp.
Bài viết vừa rồi thucanh đã chia sẻ đến bạn cách nuôi đà điểu hiệu quả, mang lại thu nhập cao. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn nắm vững các kỹ năng nuôi đà điểu. Chúc bạn thành công với mô hình chăn nuôi này và có được thu nhập ổn định. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này.
Có thể bạn quan tâm:
Cách nuôi dê cơ bản, hiệu quả cao cho người mới bắt đầu
Cách nuôi chim trĩ đúng cách, mang lại giá trị kinh tế cao