Cách nuôi dê cơ bản, hiệu quả cao cho người mới bắt đầu

Nuôi dê là mô hình chăn nuôi đã phát triển ở nước ta từ lâu nhưng đa số chỉ mang tính nhỏ lẻ, chưa đạt hiệu quả cao. Vì vậy bài viết này thucanh sẽ giới thiệu cho bạn cách nuôi dê cơ bản, hiệu quả cao cho người mới bắt đầu. Mời bạn tham khảo bài viết sau đây để nắm được kỹ thuật nuôi đúng đắn sau.

Kỹ thuật chọn giống

Chọn giống là kỹ thuật đầu tiên và quan trọng mà bạn cần phải nắm bắt để đưa ra hướng chăn nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế. Điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình chăn nuôi. Khi chọn giống cần phải có xuất xứ rõ ràng, có thể theo dõi được cặp bố mẹ thì càng tốt.

Ky-thuat-chon-giong-thucanh

Đối với dê đực, cần phải đạt tiêu chuẩn là thân hình cân đối, cơ quan sinh dục phát triển bình thường. Chọn dê cái hướng thịt phải có thân hình chữ nhật. Dê cái hướng sữa phải có bộ phận sinh dục nở nang, hông rộng, hai núm vú dài. Không chọn con có cổ ngắn, bụng nhỏ, đầu dài, lông tai trụi hoặc tứ chi không thẳng, đứng không chắc chắn.

Chuẩn bị chuồng nuôi

Bạn nên chọn xây chuồng dê ở những nơi không bị ẩm ướt hoặc trũng nước. Nên chọn vị trí làm chuồng yên tĩnh, sạch sẽ, cách xa khu dân cư. Nguồn nước phải đảm bảo dễ quản lý, chăm sóc và vệ sinh. Diện tích chuồng nuôi phụ thuộc vào số lượng đàn vật nuôi, mật độ trung bình từ 1-1.5 con/m2.

Chuan-bi-chuong-nuoi-thucanh

Bạn nên lựa chọn hướng Đông Nam hoặc Nam để chuồng thông thoáng và mát mẻ. Với phương pháp chăn thả tự nhiên thì không bắt buộc. Độ cao của chuồng khoảng cách từ sàn đến mặt đất có độ cao từ 50-80cm. Nền chuồng bên dưới sàn phải cần nghiêng từ 2-3% dốc dần về phía rãnh thoát nước.

Cách nuôi dê hiệu quả

Thức ăn và khẩu phần ăn

Yếu tố cần quan tâm trong quá trình chăm sóc dê là chế độ dinh dưỡng cho dê. Những loại thức ăn cho dê phổ biến nhất thường là các loại cỏ, lá cây, các loại đậu, rau củ, các thức ăn cho tinh bột như khoai, ngô, sắn,…. Hay những loại thực phẩm khác như giá, bã đậu,… thức ăn hỗn hợp công nghiệp.

Thuc-an-va-khau-phan-an-thucanh

Trong khẩu phần ăn của dê, thức ăn thô chiếm khoảng 55-70%, còn lại là thức ăn tinh. Thức ăn thô có vai trò cung cấp năng lượng, bảo đảm cho dạ cỏ hoạt động bình thường. Thức ăn xanh gồm cỏ, các loại lá cây,… Nhóm thức ăn tinh là các loại củ phơi khô, bột ngô, các loại ngũ cốc,…

Về lượng nước, mỗi giai đoạn dê sẽ có nhu cầu khác nhau. Dê con từ khi sinh đến 2 tháng cần khoảng 0.5 lít/ ngày, đến khi trưởng thành có thể cần 5 lít/ ngày.

Chăm sóc dê theo từng giai đoạn

Dê con dưới 10 ngày tuổi: Sau khi sinh, dê cần được lau khô, cắt rốn và cho bú, phải vuốt sạch máu và để lại 3-4cm cuống rốn. Dê con cần được giữ ấm, tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều mầm bệnh nguy hiểm.

Đối với dê con từ 11 – 45 ngày tuổi: Cho dê bú sữa mẹ khoảng dưới 1l/ ngày. Nên cho bú ban ngày, tách mẹ vào ban đêm. Ngoài ra cũng có thể cho dê ăn một số loại thức ăn dễ tiêu như chuối chín, bột đậu nành hay một số loại cỏ non sạch.

Cham-soc-de-theo-tung-giai-doan-thucanh

Dê từ 46 ngày tuổi đến trưởng thành: Trong quá trình nuôi lớn, dê cần bổ sung khẩu phần ăn. Bạn có thể cho dê ăn kèm thức ăn tinh từ 50-100g và tăng dần theo sự phát triển. Trong giai đoạn này, bạn cũng nên cai sữa mẹ cho dê. Cho dê ăn thức ăn chủ yếu là thức ăn tinh và các loại rau củ quả.

Sau 3 tháng, dê phát triển mạnh thì bạn có thể chăn thả cùng bố mẹ. Đồng thời cho dê ăn đa dạng các loại thức ăn thô lẫn thức ăn tinh. Nếu chăn nuôi dê thịt thì cần khoảng sau 6 tháng nuôi là có thể xuất bán tùy theo cân nặng và nhu cầu.

Phòng bệnh cho dê

Dê thường mắc các bệnh tụ huyết trùng, dịch tả, lở mồm long móng,… Đây là những bệnh có tỷ lệ chết cao. Nên dù nuôi dê chăn thả hay nuôi dê nhốt thì cũng cần lưu ý các biện pháp phòng bệnh như sau:

  • Giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát
  • Khử trùng định kỳ cho chuồng nuôi bằng nước vôi
  • Cần kiểm tra sức khỏe dê thường xuyên, cách ly những con bệnh kịp thời
  • Tiêm vaccine cho dê theo định kỳ, lứa tuổi dê

Phong-benh-cho-de-thucanh

Vừa rồi là cách nuôi dê đơn giản, hiệu quả cao cho người mới bắt đầu mà thucanh vừa chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về kỹ thuật nuôi dê. Chúc bạn thành công với mô hình chăn nuôi này và có được thu nhập cao. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật những bài viết thú vị khác nhé!

Có thể bạn quan tâm: 
Cách nuôi chim cút tại nhà ít rủi ro, cho hiệu quả kinh tế cao
Cách nuôi ong mật đạt năng suất cao cho người mới bắt đầu

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan