Cách nuôi nhện Tarantula đơn giản, dễ thực hiện ai cũng nuôi được

Đối với những người bắt đầu nuôi nhện cảnh, đặc biệt nhện Tarantula thì khá khó khăn. Bởi chúng có thể bắn lông gây ngứa và đau rát khó chịu. Hơn nữa, mỗi loại nhện Tarantula lại có cách chăm sóc khác nhau. Hiểu được nỗi lo của bạn, trong bài viết sau đây thucanh sẽ bật mí cách nuôi nhện Tarantula đơn giản, dễ thực hiện. Cụ thể như thế nào thì hãy tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Nhện Tarantula là nhện gì?

Tarantula là họ nhện với hơn 900 loại, được phân bổ chủ yếu ở các vùng nhiệt đới. Trong đó có một số loài có hình thức đẹp, dễ thuần nên được nuôi phổ biến làm thú cưng. Nhện Tarantula được chia thành hai loại là độc tính mạnh và độc tính yếu.

Nhen-tarantula-la-nhen-gi-thucanh

Họ nhện Tarantula này được tìm thấy ở hầu hết mọi nơi trừ Nam Cực với tuổi thọ từ 10-25 năm. Loài nhện này có thể dài tới 30cm, với những chiếc răng nanh dài tới 3cm. Chúng là kẻ săn mồi đáng gờm đối với côn trùng hay thậm chí một số con mồi tương gối như chuột và chim.

Cách nuôi nhện Tarantula đơn giản

Để nuôi nhện Tarantula bạn cần phải đảm bảo các yếu tố môi trường, chuồng nuôi, nguồn thức cho chúng, cụ thể như sau.

Chọn lựa chuồng nuôi nhện

Cách nuôi nhện hiệu quả nhất đầu tiên bạn hãy quan tâm về chuồng nuôi. Thông thường người nuôi hay chọn những chiếc hộp nhựa hoặc bể cá nhỏ để nuôi nhện. Tùy vào kích thước loài mà bạn chuồng nuôi kích thước vừa đủ. Khi chọn chuồng nuôi nhện Tarantula bạn nên lựa các loại có nắp đậy ở trên. Đồng thời phải có các lỗ nhỏ để cung cấp oxy cho nhện.

Chon-lua-chuong-nuoi-nhen-thucanh

Nhện Tarantula có tập tính sống về đêm nên chúng cần có hang trú ẩn. Bạn có thể tạo hang trú ẩn bằng các vật dụng thân thuộc như khúc gỗ, chai nhựa, bát,… Điều quan trọng khi nuôi nhện Tarantula là không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào tổ. Nhiệt độ chuồng nuôi nhện nên được duy trì ở mức 22-30 độ C.

Chuẩn bị đất nền

Đa phần các loại nhện đều ưa thích những nơi ẩm ướt. Vì thế người ta thường trộn gỗ mùn cùng bùn đất để lót bên dưới. Sau đó họ đổ nước vào để tạo độ ẩm và dựng tổ cho nhện. Tại Việt Nam, dùng mùn dừa là cách nuôi nhện Tarantula tốt nhất. Bởi mùn dừa có độ ẩm cao và có tính kháng khuẩn.

Chuan-bi-dat-nen-thucanh

Bạn chỉ cần trải một lớp nền mỏng từ 3cm-6cm. Bên cạnh mùn dừa bạn có thể sử dụng rêu sphagnum, đất bầu, rêu than bùn,… Bạn nên thay đất nền 1 tháng một lần, vệ sinh và phơi vỏ hộp để loại bỏ vi khuẩn. Nếu bạn chọn rêu và than bùn là chất nền, bạn phải khử trùng bằng lò vi sóng để diệt bọ ve, ký sinh trùng.

Thức ăn cho nhện Tarantula

Thức ăn yêu thích của nhện Tarantula là các loại côn trùng có kích thước nhỏ. Cách nuôi nhện Tarantula khỏe mạnh và mau lớn chính là cho nhện ăn các loại sâu bọ, côn trùng, cào cào, giun đất. Đối với các loại côn trùng nhỏ, bạn có thể cho nhện ăn khi chúng còn sống. Ngoài ra bạn cũng có thể cho nhện ăn chuột con đông lạnh hoặc thịt bò.

Thuc-an-cho-nhen-tarantula-thucanh

Tùy vào loại thức ăn mà bạn có thể điều chỉnh số lượng sao cho phù hợp. Ví dụ bạn có thể cho nhện ăn một bữa 2 côn trùng nhỏ hoặc 1 côn trùng lớn. Bạn nên cho nhện ăn sau 7h tối vì nhện là loại vật hoạt động về đêm. Ngoài ra bạn cũng cần cung cấp nước sạch, không chứa clo cho nhện phát triển khỏe mạnh.

Những lưu ý khi nuôi nhện Tarantula

Mỗi độ tuổi của nhện Tarantula sẽ có một chế độ ăn khác nhau. Bạn nên cho nhện ăn từ 2-3 lần đối với nhện con. Cho ăn 1-2 lần đối với nhện trưởng thành. Trong quá trình lột xác bạn không nên cho bất kỳ con mồi sống vào chuồng vì nó sẽ làm tổn thương nhện. Sau 5 ngày lột xác, bạn có thể cho nhện ăn bình thường.

Nhung-luu-y-khi-nuoi-nhen-tarantula-thucanh

Bạn cần chú ý duy trì độ ẩm của chuồng nuôi ở mức 50% bằng cách sử dụng bình xịt ẩm. Khi nhện Tarantula ở độ tuổi trưởng thành sẽ không cần bổ sung thức ăn nhiều như khi còn nhỏ. Bởi vì kích thước nên số lượng bữa ăn của tùy loài nhện cũng sẽ thay đổi ở tuổi trưởng thành.

Vừa rồi thucanh đã chia sẻ đến bạn cách nuôi nhện Tarantula đơn giản. Hy vọng thông tin từ bài viết sẽ giúp bạn có được những kiến thức hữu ích nhất trong việc nuôi nhện cảnh. Đừng quên theo dõi và đón xem những bài viết mới nhất từ chúng tôi.

Có thể bạn quan tâm: 
Nhện là gì? Tổng hợp các loài nhện ở Việt Nam lành tính, không có độc
Chó sói là gì? Đặc điểm môi trường sống và tập tính

5/5 - (1 vote)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan