Cách nuôi tôm Crayfish đơn giản cho người mới bắt đầu

Tôm Crayfish hay còn được gọi là tôm hùm cảnh. Trong những năm gần đây loại tôm này nhận được rất nhiều sự yêu thích từ mọi người. Nhưng để nuôi chúng thể nào cho khỏe mạnh thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng thucanh tìm hiểu cách nuôi tôm Crayfish đơn giản, khỏe mạnh cho người mới bắt đầu trong bài viết sau nhé!

Nguồn gốc của tôm Crayfish

Tôm Crayfish có nguồn gốc từ Mỹ. Chúng có thân hình thô bạo cùng với đôi càng ngắn nhỏ chắc nịch. Lúc đầu loài này có màu xanh biển, sau đó vì biến đổi môi trường mà xuất hiện thêm màu xanh lá và màu vàng cao. Mắt của tôm crayfish trông rất hung dữ. Phần đuôi của chúng thì như năm mảnh hình cánh quạt. So với những loài tôm cảnh khác thì râu của tôm crayfish có đốt và trông thô hơn.

Nguon-goc-cua-tom-crayfish-thucanh

Loài tôm kiểng này chỉ thích hợp nuôi ghép khi còn nhỏ. Bởi chúng bẩm sinh thích đấu tranh, vào bể nuôi bắt đầu gây hấn đánh nhau. Vì vậy những người nuôi tôm cảnh Crayfish chỉ nên nuôi chúng một mình. Tuổi thọ của tôm hùm cảnh khá cao, nếu được chăm sóc hợp lý có thể lên đến 15-20 năm. Với những con được chăm sóc kỹ càng, dinh dưỡng đầy đủ thì có thể đạt đến 13cm.

Xem thêm:  Cách nuôi ốc hương thương phẩm hiệu quả, thu nhập tiền tỷ

Cách nuôi tôm Crayfish đơn giản

Để bắt đầu hành trình nuôi tôm Crayfish, bạn cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng và trang bị kiến thức nuôi vững chắc, cụ thể như sau:

Chuẩn bị bể nuôi tôm

Chọn bể cá nhỏ có dung tích vừa đủ, từ 8-15 lít nước cho mỗi con tôm.  Bể nên có nắp để tránh cho tôm leo ra khỏi bể. Đáy bể bạn nên sử dụng cát và sỏi tạo thành một lớp dày khoảng 5-7 cm để tạo môi trường sống tự nhiên cho tôm crayfish.

Chuan-bi-be-nuoi-tom-thucanh

Trong bể nuôi, bạn nên bố trí thêm đá cảnh, đường ống nước để cho tôm có nơi trú ẩn. Thường thì tôm cảnh crayfish thích chỗ nước chảy, hòn đá làm nơi trú ẩn. Nguồn nước nuôi tôm phải là nước sạch, duy trì ở nhiệt độ 22 độ C, độ pH là 6.7-7.8, độ cứng của nước GH5-24 dGH.

Chọn tôm crayfish

Tôm Crayfish có nhiều loại và màu sắc khác nhau. Bạn hãy chọn những con khỏe mạnh, và màu sắc yêu thích, phù hợp với bể nuôi của bạn. Trước khi mua cần kiểm tra tính hòa hợp giữa các loại crayfish vì chúng có thể xảy ra chiến tranh. Khi thả tôm vào bể tầm 1 tiếng đầu, bạn cần quan sát kỹ xem tôm của mình có thể hòa hợp hay không. Nếu có chiến tranh bạn nên bố trí thêm hang trú cho tôm, tránh việc chúng gặp mặt nhau.

Xem thêm:  Cách nuôi giun quế đơn giản, mang lại hiệu quả cao nhất

Chon-tom-crayfish-thucanh

Thức ăn cho tôm crayfish

Tôm crayfish là loài ăn tạp, không kén đồ ăn. Chúng đặc biệt thích những loại động vật thủy sinh, giun đỏ và các loại côn trùng sống trong nước. Thức ăn thông dụng nhất cho crayfish là tép luộc, đặc biệt là tép đồng. Bạn cần luộc tép trước khi cho tôm cảnh ăn, để phòng tránh được các bệnh lây lan từ tép sang.

Thuc-an-cho-tom-crayfish-thucanh

Ngoài ra bạn cũng có thể cho tôm crayfish ăn ấu trùng Artemia. Cho tôm cảnh ăn ấu trùng Artemia để cung cấp thêm chất đạm, giúp quá trình lột vỏ tốt hơn. Tuy nhiên loài ấu trùng này chứa nhiều chất đạm nên bạn cũng không nên cho tôm ăn quá nhiều. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các loại thức ăn khô cho tôm cảnh crayfish.

Hướng dẫn cách nuôi tôm crayfish khi lột xác

Lột xác là giai đoạn vô cùng quan trọng với tôm crayfish. Do đó bạn cần nắm được các kiến thức chăm sóc tôm lột xác được tốt nhất.

Dấu hiệu nhận biết tôm cảnh lột xác

Thời điểm tôm hùm cảnh bắt đầu to ra cũng chính là lúc nó tiến hành lột xác. Đây cũng là khoảng thời gian tôm yếu đuối và dễ tổn thương. Dấu hiệu nhận biết tôm cảnh sắp lột vỏ chính xác là nó có 2 đốm trắng mờ dưới lớp vỏ, nằm sau góc mắt gôm và ở ngay phần tiếp nối ở cổ. Khi đầu tôm hở cũng là lúc tôm chuẩn bị lột vỏ.

Xem thêm:  Cách nuôi cá chình trong ao đất cho năng suất cao, lãi đậm

Dau-hieu-nhan-biet-tom-canh-lot-xac-thucanh

Chăm sóc tôm crayfish lột xác

Nếu trong khoảng thời gian một ngày sau lột xác, tôm cảnh vẫn còn mềm thì có nghĩa chúng chưa nhận đủ canxi. Một phần nguyên nhân có thể do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ. Cũng có thể là do độ pH, độ cứng của nước quá thấp, làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của tôm.

Cham-soc-tom-crayfish-lot-xac-thucanh

Lúc này, bạn cần chuyển tôm cảnh sang môi trường nước có độ cứng tốt hơn, kiểm tra độ pH để giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó bạn cũng nên bổ sung cho tôm các loại thực phẩm chứa nhiều canxi và chất dinh dưỡng.

Vừa rồi là bài viết về cách nuôi tôm Crayfish đơn giản cho người mới bắt đầu mà thucanh đã chia sẻ. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn sở hữu được những con tôm crayfish đẹp, sống lâu. Cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm: 
Cách nuôi tôm càng xanh thương phẩm đem lại lợi nhuận cao
Cách nuôi tôm nước ngọt hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan