Cách mấy ngày thì nên tắm cho cún con (2.5 tháng tuổi) một lần ạ?

Banner-backlink-danaseo

Trả lời 13 năm trước

Chó nếu khỏe mạnh thì không nên tắm rữa thường xuyên đặc biệt không nên với chó non. Ngoài 12 tuần thì có thể tắm nhưng không nên thường xuyên. Còn với chó bị bệnh thì người ta có thể xức thuốc, tắm thuốc, … lại là vấn đề khác.

Còn lại bạn có thể tham khảo tài liệu này

[b]Làm thế nào để tắm chú chó cưng của bạn ?[/b]

Trước tiên, hãy chải bộ lông và tháo gỡ những chổ rối và bện cục, đây là những chỗ có khuynh hướng ” thắt chặt ” khi tắm. Hãy nhét tai thú với bông gòn. Nhỏ dầu khóang vào mắt để ngăn ngừa việc cay mắt bởi dầu tắm. Nhỏ mỗi mắt một giọt là đủ ( hãy tham khảo ý kiến bác sĩ Thú y)

[b]Kế tiếp, bạn sẽ sử dụng lọai dầu tắm hay xà phòng nào ?[/b]

Phần lớn dầu tắm của người có tính acid, do da người thích hợp với môi trường acid nhẹ, còn với da chó thì không. Thông thường tốt nhất bạn hãy sử dụng một loại sản phẩm dầu tắm hay xà phòng tốt chuyên dùng cho chó. Thuốc diệt côn trùng và tẩy uế da dụng không được dùng để làm vệ sinh cho thú. Chúng được hấp thu qua da và có thể gây tử vong.

Kế đó, hãy sử dụng vòi sen tắm làm ướt tòan bộ mình thú, vò xát xà phòng lên vùng đầu và xịt rửa đi thật cẩn thận, tránh không để xà phòng và nước vào mắt và tai.Sau khi đã xát xà phòng và vò xát, xịt rửa sạch tòan thân thú hãy vò xát và xịt rửa lại bốn chân và những nơi còn chất dơ bám chặt chưa sạch hết.

Điều tối quan trọng để đạt được một chú chó sạch, đồng thời bảo vệ vùng da khỏe mạnh là việc phải thực hiện động tác xịt rửa lập đi lập lại cho đến khi tất cả xà phòng và chất dơ còn sót lại đã được lấy sạch khỏi mình thú. Hãy sử dụng cả vòi xịt nước và sen tắm. Xà phòng còn dư lại sẻ làm xỉn lông và gây ngứa da.Việc tắm xả không sạch, sẽ làm chó dễ bị ngứa và kích ứng da, nhất là những vùng lông bị bện rối.

Có thể sử dụng dầu xả chuyên dùng để tạo độ bóng mượt cho lông.Sau đó hãy làm khô lông một cách nhẹ nhàng với một khăn tắm hay một máy sấy gió, nếu chú chó của bạn không ” dị ứng ” với dụng cụ này.Hãy nhớ rằng một bộ lông thường mất nhiều giờ để khô thật sự, do đó bạn nên giữ chú chó trong nhà để tránh cảm lạnh.

Bộ lông chó do có chất dầu nên thường bám dơ. Một phương pháp làm sạch khô bộ lông giữa các lần tắm là thích hợp.Một số sản phẩm đã được sử dụng một cách thành công từ trước đến nay là xà phòng khô, Calcium carbonate, Talcum, Cornstarch… là các chất có hiệu quả hay một lọai bột tương tự, chúng có thể sử dụng thường xuyên mà không nguy hiểm và không lấy mất chất dầu hay làm tổn thương da và lông.

Sau khi thoa bột lên khắp mình thú, hãy lấy đi bột dư thừa bằng một bàn chải lông mềm. Bắt đầu từ phía dưới chải ngược lên với hướng nằm của lông sao cho sát đến da.

Nếu bạn có dự định cho chú chó của bạn đi thi, bạn phải lấy sạch tất cả dấu vết của chất bột trên bộ lông trước khi đến dự. Nếu ban giám khảo tìm thấy những chất “trang điểm “nhân tạo còn sót lại chú chó của bạn sẽ bị đánh rớt khỏi cuộc thi.

[b]Da và Lông[/b]

Trên người, lớp da chứa đựng rất nhiều tuyến mồ hôi. Ngược lại trên da chó chỉ có nang lông và tuyến bã, ngoại trừ một số tuyến mồ hôi được tìm thấy dưới lòng bàn chân thú.Do đó khi nóng chó thè lưỡi ra thở để tỏa nhiệt. Các tuyến bã đóng một vai trò quan trọng trong việc tiết ra một chất dầu bao bọc sợi lông và làm cho bộ lông khó bị thấm nước, cho phép nước trượt đi trên lông. Những giống chó lội nước giỏi phụ thuộc một phần vào lớp dầu trên da giúp chống thấm nước cho lông. Lớp dầu trên da bị ảnh hưởng bởi các lượng nội tiết tố trong máu. Điều bất tiện là lớp dầu tiết ra từ các tuyến bã thường nặng mùi. Đó là lý do tại sao những sản phẩm làm sạch cho chó thường cần có hoạt tính khử mùi mạnh gấp nhiều lần sản phẩm của người.

Sự phát triển của bộ lông chó chịu tác động của nhiều yếu tố. Một số loại chó có lông rất phong phú hay rất nhiều kiểu lông

Không như tóc của người, lông chó không phát triển liên tục, lông chó phát triển theo chu kỳ. Chúng phát triển trong thời gian ngắn thì dừng lại. Sau đó chúng chết đi và và rụng trước khi chu kỳ kế tiếp bắt đầu. Trung bình bộ lông chó mất khoảng 130 ngày để phát triển, nhưng thực ra có sự khác biệt rất lớn. Như giống Afghan, mất khoảng 18 tháng để phát triển bộ lông trước khi chúng rụng đi

Chó có bệnh lý, diều kiện môi trường kém, mất cân bằng nội tiết tố, thiếu vitamin hay bị ký sinh trên hay trong các hệ thống cơ thể, có thể gây cho bộ lông trở nên thưa thớt và dễ gãy. Nếu bạn cho rằng bộ lông của con chó bạn dưới mức trung bình, hãy đến Bác sĩ Thú Y của bạn để thực hiện một cuộc kiểm tra tổng quát.

Những nhân tố môi trường có những ảnh hưởng quyết định lên mức độ dày và nhiều của một bộ lông chó. Chó sống ở ngoài trời thường xuyên vào mùa lạnh sẽ phát triển bộ lông dày để giữ ấm và bảo vệ. Thêm một ít chất béo vào bữa ăn thường ngày vào mùa lạnh được chỉ định để tạo nên lớp mỡ dưới da và cung cấp thêm năng lượng cho chó sống bên ngoài nhà. Thịt mỡ lưng của lợn có thể thêm vào bữa ăn, vì nó làm ngon miệng và kích thích ăn. Một cách khác, dầu thực vật (bắp….), được dung nạp tốt với bộ máy tiêu hóa và cung cấp thêm năng lượng.Hãy thêm khoảng một hay hai muỗng đầy một ngày đối với chó trung bình.

Những chất dinh dưỡng bổ sung, được báo cáo là xây dựng bộ lông và cải thiện sức khoẻ da và làm lông óng mượt, là những giá trị cần xem xét trong vấn đề dinh dưỡng và sức khoẻ của chó.

[b]Thế nào là GHẺ và XÀ MÂU ?[/b]

Gần đây con chó của bạn hay bị ngứa và rụng lông, nó thường gãi và cắn vào chính mình ngày càng nhiều hơn, cọ xát cổ và lết trườn mông trên nền nhà để làm dịu cơn ngứa. Và thời gian sau, do cào gãi, chà xát và cắn vào chổ ngứa, da bị tổn thương và huyết thanh bị rỉ ra. Ta thấy các vảy và cả những đốm lông bị mất. Vào giai đoạn cuối da trở nên dày và ngả màu sậm… Đó là những biểu hiện thường gặp của bệnh Ghẻ và Xà Mâu, sự khác biệt chính yếu giữa chúng là Xà Mâu thường hay gây rụng lông nhưng không ngứa.

Con Ghẻ (Mites) giống như ve, rận thuộc họ Nhện, là tác giả của “bệnh Ghẻ”. Trong lúc một số người thường nhầm lẫn những ảnh hưởng rối loạn của da với bệnh Ghẻ, một thuật ngữ chuyên dùng cho các sản phẩm phá hoại của loài Mites. Những loài sinh vật này trải qua phần lớn cuộc đời của chúng ở trên hoặc bên dưới bề mặt của da Chó. Một vài loại con Ghẻ sống bên dưới bề mặt da, trong những đường hầm do chúng tạo ra, nguyên nhân gây ngứa chính, di chuyển đi lại xuyên sâu bên dưới các lớp của da (như Sarcoptes scabiei, kẻ gây nên “bệnh Ghẻ” – Acariasis) hay sâu trong nang lông (như Demodex Canis, kẻ gây nên chứng “Xà Mâu” – Demodicosis) làm rụng lông chó. Còn những loại sống trên bề mặt là Ghẻ Tai (Ear Mite) – Otodectes Cynotis và Cheyletiella gây nên hiện tượng da bị Gàu (Walking dandruff). Và cũng dễ hiểu được rằng, những loại sống trên bề mặt của cơ thể thú thường dễ xử lý hơn những loại tồn tại sâu bên dưới da.

Vòng đời của con Ghẻ có thể xem là khá đơn giản, chúng trải qua cũng những thời kỳ tương tự như ve, rận tức là trưởng thành, trứng, ấu trùng, gần thành thục và lại đến trưởng thành. Dẫu sao, tất cả giai đoạn của con Ghẻ tồn tại và phát triển trên mình chó. Chúng rất nhanh chóng chết đi nếu rời khỏi vật chủ. Với một vài ngoại lệ, sự lây nhiễm sang con chó khác xảy ra khi chúng tiếp xúc trực tiếp với nhau.

Bệnh Ghẻ và Xà Mâu thường được xử lý với nhiều loại sản phẩm từ dung dịch ngâm nhúng, thuốc xịt, dầu tắm chuyên dùng, đến các loại thuốc uống và chích (thường được làm từ ivermectine)

[b]Còn Nấm da?[/b]

Những sự lây nhiễm của Nấm khá phổ biến ở chó. Nấm đồng tiền (Ringworm- Dermaphytosis) là một loại thương tổn giới hạn hình tròn. Trong những trường hợp khác, phạm vi ảnh hưởng đến những vùng khác của cơ thể thường lớn hơn. Ở chó, hai loài thường gây bệnh này làTrychophyton và Microsporum. Nói chung chúng được gọi là bệnh Nấm da, một loại bệnh lý thường gặp của da, nhưng thường không được xem là đe dọa đến đời sống của chó.

Những loại bệnh nấm khác như blastomycosis, aspergillosis, coccidioidomycosis, cryptococcus hay candidiasis thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc bên trong cơ thể và có thể dẫn đến tử vong.

Thông thường bệnh nấm da được điều trị với một số sản phẩm trị nấm như dung dịch xoa ngoài, nhúng hoặc dầu tắm, có thể kết hợp với các tính năng trị Ve, trị Ghẻ tùy theo thành phần hoạt chất.

Nếu con chó yêu của bạn có những biểu hiện ngứa, cắn gãi thường xuyên và trên bề mặt da có những dấu hiệu tổn thương, bạn còn chưa xác định được con chó của bạn gặp vấn đề gì : Ghẻ, Xà mâu hay Nấm? hay cả ba? Bạn có thể sử dụng một sản phẩm có tính đa dạng hay đến một bác sĩ Thú y để được kiểm tra và điều trị tốt nhất.

Theo “Dog Owner’s Home Veterinary handbook”

Delbert G.Carison, D.V.M & James M.Giffin, M.D

Rate this post

Bài viết liên quan