Chó bị rắn cắn có nguy hiểm không? Cách xử lý hiệu quả

Chó cưng của bạn có tính cách tinh nghịch, thích chơi đùa với mọi thứ xung quanh. Thế nhưng thế giới tự nhiên có nhiều điều nguy hiểm không thể lường trước được. Nếu hay cho cún thường xuyên dạo chơi tại khu rừng, bụi cỏ rậm, đôi khi cún sẽ gặp sự tấn công bất ngờ của loài rắn. Vậy chó bị rắn cắn có nguy hiểm không? Cách xử lý như thế nào hiệu quả? Cùng Thucanh tìm hiểu nhé.

Những biểu hiện của chó khi bị rắn cắn

Làm thế nào biết được chó bị rắn cắn để có cách xử lý hiệu quả? Sau đây là một vài triệu chứng xuất hiện khi nghi ngờ chó bị rắn cắn.

nhung-bieu-hien-cua-cho-khi-bi-ran-can-thucanh

  • Quan sát thấy một bộ phận nào đó hay toàn bộ cơ thể bị sưng lên
  • Tại vị trí vết cắn có chảy máu hay có biểu hiện tím tái, hoại tử
  • Chó trở nên đau đớn, khó chịu
  • Huyết áp của chúng bị tụt
  • Chó có biểu hiện khó thở hoặc thở gấp
  • Cơ thể yếu ớt, di chuyển khó khăn
  • Lên cơn co giật
  • Xuất hiện tình trạng nôn mửa hay tiêu chảy liên tục
  • Vùng miệng chảy nước dãi hay bọt liên tục
  • Chó tiểu ra máu
  • Đồng tử giãn

Thông thường, chó sẽ khá tò mò với sự xuất hiện của loài rắn. Vì thế chúng hay tìm mọi cách để đùa giỡn hoặc săn rắn. Chính điều này đã khiến rắn bị kích động và tấn công phòng ngự. Khi đó, những bộ phận bị rắn cắn thường là chân, cổ, mặt của cún.

Chó bị rắn độc cắn có sao không?

Chủng loại rắn trên thế giới vô cùng đa dạng. Có các loài có nọc cực độc và cũng có những loài có nọc lành tính, không gây nguy hiểm. Nếu chẳng may chó nhà bạn bị rắn độc cắn thì điều này khá đáng lo ngại.

Các loại rắn độc thường có chứa 2 loại nọc độc trong tuyến nước bọt. Khi đi vào cơ thể của người hay bất cứ loài vật nào, nó có thể ảnh hưởng đến mạch máu hay hệ thần kinh. Những vết cắn càng gần tim thì khả năng lây lan nhanh khắp cơ thể càng cao.

cho-bi-ran-doc-can-co-sao-khong-thucanh

Chó bị rắn độc cắn ngay sau đó sẽ bị đau đớn dữ dội. Vết cắn trở nên lở loét, tím tái, hoại tử. Nghiêm trọng hơn, cún cũng dễ bị viêm mạch máu, tê liệt và có thể tử vong. Bởi thế khi phát hiện các biểu hiện nên điều trị nhanh chóng, kịp thời.

Cách điều trị vết thương rắn cắn hiệu quả cho cún

Như chúng tôi đã nói ở trên, hậu quả của việc chó bị rắn cắn thường không lường trước được. Vì thế nên có cách xử lý và điều trị kịp thời. Sau đây là vài kinh nghiệm giúp bạn duy trì khả năng sống sót cho cún.

cach-dieu-tri-vet-thuong-ran-can-hieu-qua-cho-cun-thucanh

  • Trước tiên, bạn nên thật sự bình tĩnh, không được hoảng loạn. Đồng thời trấn áp tinh thần thú cưng bớt căng thẳng và sợ hãi.
  • Để chúng nằm yên tránh phát tán nọc độc
  • Giữ vết thương bị rắn cắn thấp hơn vị trí tim
  • Nếu nhìn thấy vết cắn, bạn có thể dùng nước sạch để rửa ngay vết thương.
  • Ôm chó để đưa chúng đến cơ sở thú y gần nhất
  • Nếu chó bị cắn ở khu vực cổ, bạn cũng nên tháo dây cổ ra (nếu có)
  • Xem xét còn vị trí vết thương nào trên cơ thể chúng không
  • Không nên cố gắng bắt hay giết rắn. Có thể dùng điện thoại chụp hình để bác sĩ có thể nhận diện rắn độc hay không.

Các biện pháp phòng ngừa nguy cơ cún bị rắn tấn công

Để có thể tránh nguy cơ chó bị tấn công bởi rắn, bạn nên có phương pháp phòng ngừa hiệu quả. Một số tips sau đây sẽ hữu ích bảo vệ cún nhà bạn.

cac-bien-phap-phong-ngua-nguy-co-cun-bi-ran-tan-cong-thucanh

  • Tiến hành dọn dẹp sân vườn, phát hoang các bụi rậm. Đặc biệt xung quanh khu vực chó hay đi dạo.
  • Dọn dẹp sạch sẽ những thức ăn cũng như các thứ làm thu hút rắn đến gần.
  • Dắt chó đi dạo nên trang bị dây cương để kiểm soát hành động của cún.
  • Nếu nhìn thấy rắn, tốt nhất nên đưa chó tránh xa hoặc đi đường khác.
  • Thường xuyên cho chó tập luyện các bài nghiệp vụ, kỹ năng nhận biết nguy hiểm.

Như vậy, Thucanh vừa giúp bạn biết được chó bị rắn cắn có nguy hiểm không? Đồng thời chúng tôi cũng chia sẻ kinh nghiệm về cách xử lý khi chó nhà bạn không may bị rắn cắn. Hãy lưu lại đề phòng trường hợp có thể xảy ra sau này nhé.

Xem thêm:
Top 10+ loài rắn cảnh không độc
Giải đáp gà bị rắn cắn có ăn được không?
Bả chó là gì?

5/5 - (2 votes)

Bài viết liên quan