Họ Dầu – Wikipedia tiếng Việt

Họ Dầu một số tài liệu tiếng việt gọi là Họ Hai cánh có danh pháp khoa học là Dipterocarpaceae là một họ của 17 chi và khoảng 580-680 loài cây thân gỗ chủ yếu ở các rừng mưa nhiệt đới vùng đất thấp với quả có hai cánh. Tên gọi khoa học của họ xuất phát từ chi điển hình là Dipterocarpus, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (di = hai, pteron = cánh và karpos = quả, nghĩa là quả có hai cánh). Các chi lớn nhất là Shorea (196-360 loài), Hopea (105 loài), Dipterocarpus (70 loài) và Vatica (60-65 loài)[1]. Nhiều loài là các loại cây nổi bật trong các cánh rừng, thông thường có thể cao tới 40–70 m, đôi khi cao trên 80 m (trong các chi Dryobalanops, HopeaShorea), với cây còn sống cao nhất (Shorea faguetiana) đạt tới 88,3 m. Các loài trong họ này có tầm quan trọng lớn trong việc buôn bán gỗ. Chúng phân bổ rộng khắp vùng nhiệt đới, từ miền bắc Nam Mỹ tới châu Phi, Seychelles, Ấn Độ, Đông Dương và Malesia, với sự đa dạng và phổ biến nhất ở miền tây Malesia. Một số loài hiện nay đang bị rơi vào tình trạng nguy cấp do kết quả của việc chặt hạ quá mức cũng như việc buôn lậu gỗ. Chúng cung cấp các loại gỗ có giá trị, tinh dầu thơm, bôm, nhựa mủ cũng như làm gỗ dán.

Họ này nói chung được chia thành ba phân họ :

Phát sinh chủng loài[sửa|sửa mã nguồn]

Nghiên cứu di truyền học gần đây [ 5 ] đã phát hiện thấy những chi châu Á của họ này san sẻ cùng một tổ tiên chung với họ Sarcolaenaceae, một họ thực vật đặc hữu của Madagascar .

Điều này giả thiết rằng tổ tiên của họ Dipterocarpaceae có nguồn gốc ở miền nam đại lục Gondwana và tổ tiên chung của các loài họ Dầu ở châu Á cũng như Sarcolaenaceae đã được tìm thấy trên khu vực rộng lớn Ấn Độ-Madagascar-Seychelles hàng triệu năm trước và chúng được di chuyển tới phía bắc cùng Ấn Độ, là tiểu lục địa sau đó đã va chạm với châu Á và điều này đã làm cho các loài cây họ Dầu phát tán rộng khắp vùng đông nam châu Á và Malesia.

[2]Phát sinh chủng loài của họ Dipterocarpaceae

 Dipterocarpaeae  

Dipterocarpoideae

Dipterocarpeaepaula

Anisoptera

Cotylelobium

Dipterocarpus

Stemonoporus

Upuna

Vateria

Vateriopsis

Vatica

Shoreae

Dryobalanops’

Hopea

Neobalanocarpus

Parashorea

Shorea

Monotoideae

    

Marquesia

Monotes

Pseudomonotes

Pakaraimoideae

    

Pakaraimaea

  • Anisoptera
  • Cotylelobium
  • Dipterocarpus (bao gồm cả Duvaliella)
  • Dryobalanops
  • Hopea (bao gồm cả Balanocarpus, Dioticarpus, Pierrea)
  • Marquesia
  • Monotes
  • Neobalanocarpus
  • Pakaraimaea
  • Parashorea
  • Pseudomonotes
  • Shorea (bao gồm cả Caryolobis, Doona, Isoptera, Pachychlamys, Pentacme)
  • Stemonoporus (bao gồm cả Monoporandra)
  • Upuna
  • Vateria
  • Vateriopsis
  • Vatica (bao gồm cả Pachynocarpus, Retinodendron, Sunaptea, Synaptea)

Bảng sau đưa ra tên loài cây, tên và màu gỗ. Thuật ngữ gỗ gụ đỏ Philipin dùng để chỉ tới gỗ của các cây thuộc về các chi ShoreaParashorea.

Chi & phân chi

Loài

Tên gỗ (quốc tế)

Màu gỗ

Loại gỗ

Anisoptera
A. cochinchinensis, A. marginata, A. scaphula, A. thurifera và khoảng 10 loài khác

Mersawa

gỗ cứng nhẹ

Cotylelobium
C. burckii, C. lanceolatum, C. melanoxylon
Resak

gỗ cứng nặng

Dipterocarpus
D. alatus, D. baudii, D. basilanicus, D. borneensis, D. caudiferus, D. costulatus, D. grandiflorus, D. kerrii, D. tonkinensis, D. verrucosus, D. warburgii, và khoảng 60 loài khác

Keruing

gỗ cứng trung bình

Dryobalanops
D. aromatica, D. camphora, D. junghunii, D. kayanensis, D. lanceolata, D. oblongifolia, D. sumatrensis
Kapur, Kapor

gỗ cứng trung bình

Hopea
H. acuminata, H. beccariana, H. dryobalanoides, H. mengarawan, H. nervosa, H. odorata, H. sangal và các loài khác

Merawan

gỗ cứng trung bình

Hopea
H. ferrea, H. forbesii, H. helferi, H. nutans, H. semicuneata và các loài khác

Giam

gỗ cứng nặng

Neobalanocarpus
N. heimii
Chengal

gỗ cứng nặng

Parashorea
P. aptera, P. buchananii, P. chinensis, P. densiflora, P. globosa, P. lucida, P. macrophylla, P. malaanonan, P. parvifolia, P. smythiesii, P. stellata, P. tomentella
Gerutu

gỗ cứng nhẹ

Parashorea
Parashorea plicata
Bagtikan

nâu-xám

Shorea (Pentacme)
S. contorta, S. minandensis
White Lauan

xám tới đỏ rất nhạt

Shorea phân chi Shorea
S. atrinervosa, S. brunnescens, S. crassa, S. exelliptica, S. foxworthyi, S. glauca, S. havilandii, S. laevis, S. leptoderma, S. materialis, S. maxwelliana, S. seminis, S. submontana, S. sumatrana, S. superba
Balau

gỗ cứng nặng

Shorea phân chi Almon
S. almon, S. contorta, S. leprosula, S. leptoclados, S. smithiana
Almon

đỏ nhạt tới hồng

Shorea phân chi Anthoshorea
S. assamica, S. assamica, S. bracteolata, S. dealbata, S. hypochra, S. javanica, S. lamellata, S. maranti
White Meranti

gỗ cứng nhẹ

Shorea phân chi Richetia
S. acuminatissima, S. faguetiana, S. gibbosa, S. hopeifolia, S. multiflora
Yellow Meranti

gỗ cứng nhẹ

Shorea phân chi Rubroshorea
S. curtisii, S. hemsleyana, S. macrantha, S. pauciflora, S. platyclados, S. rugosa, S. singkawang và 4 loài khác.

Dark red Meranti (Meranti bukit)

gỗ cứng nhẹ

S. acuminata, S. dasyphylla, S. johorensis, S. lepidota, S. parvifolia
Light red Meranti

gỗ cứng nhẹ

S. balangeran, S. collina, S. guiso, S. kunstleri, S. ochrophloia, S. plagata
Red Balau

gỗ cứng nặng

Shorea
S. macroptera
Melantai

gỗ cứng nhẹ

Shorea
S. negrosensis
Red Lauan

nâu-đỏ sẫm tới đỏ gạch

Shorea
S. ovata
Tianong

đỏ nhạt tới nâu-đỏ nhạt

Shorea
S. platyclados
Meranti Bukit

gỗ cứng nhẹ

Shorea
S. polysperma
Tanguile

đỏ tới nâu-đỏ

Shorea
S. robusta
Sal
Shorea
S. squamata
Mayapis

đỏ nhạt tới nâu-đỏ

Shorea
S. uliginosa
Meranti Bakau

gỗ cứng nhẹ

  1. ^ Tree Flora of Sabah and Sarawak, Quyển 5, 2004. Soepadmo E., Saw L.G. và Chung R.C.K. (chủ biên). Chính phủ Malaysia, Kuala Lumpur, Malaysia. Ashton P.S. Dipterocarpaceae. Trong, Quyển 5, 2004. Soepadmo E., Saw L.G. và Chung R.C.K. ( chủ biên ). nhà nước Malaysia, Kuala Lumpur, Malaysia. ISBN 983 – 2181 – 59-3
  2. ^ a b

    Ashton P.S. Dipterocarpaceae. Flora Malesiana, 1982 Series I, 92: 237-552

  3. ^ A Review of Dipterocarps: Taxonomy, ecology and silviculture, 1998. Appanah S. và Turnbull J.M. (chủ biên). Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFR), Bogor, Indonesia. Maury-Lechon G. và Curtet L. Biogeography and Evolutionary Systematics of Dipterocarpaceae. Trong, 1998. Appanah S. và Turnbull J.M. ( chủ biên ). Trung tâm nghiên cứu và điều tra Lâm nghiệp quốc tế ( CIFR ), Bogor, Indonesia. ISBN 979 – 8764 – 20 – X
  4. ^

    Dayanandan S., Ashton P.S. Williams S.M., Primack R.B. 1999. Phylogeny of the tropical tree family Dipterocarpaceae based on nucleotide sequences of the chloroplast RBCL gene. American Journal of Botany. 86(8): 1182.

  5. ^

    M. Ducousso, G. Béna, C. Bourgeois, B. Buyck, G. Eyssartier, M. Vincelette, R. Rabevohitra, L. Randrihasipara, B. Dreyfus, Y. Prin. The last common ancestor of Sarcolaenaceae and Asian dipterocarp trees was ectomycorrhizal before the India-Madagascar separation, about 88 million years ago. Molecular Ecology 13: 231, tháng 1 năm 2004.

Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]

Rate this post

Bài viết liên quan