Chó con vừa sinh ra đã chết gây thiệt hại kinh tế cho các gia đình nuôi chó sinh sản và trang trại chó nhân giống. Mặc dù chó con (chó sơ sinh) thường không mắc bệnh truyền nhiễm: Care, parvo, viêm gan… song có rất nhiều nguyên nhân gây tử vong cho chó con.
1. Do chó mẹ chưa biết chăm chó con
– Nguyên nhân này thường xảy ra với chó mẹ đẻ lần đầu hoặc phối giống ngay từ kỳ động dục đầu tiên. Khi đó, chó mẹ chưa thuần thục về cơ thể, thiếu kinh nghiệm và phản xạ nuôi chó con.
– Chó mẹ bị stress, thường do một vài nguyên nhân thường gặp như quá nhiều người lạ xem trong lúc sinh chó con, điều kiện sinh đẻ không tốt: quá nóng, quá lạnh… gây bất lợi có thể mất phản xạ chăm sóc con hay ức chế tiết sữa.
– Đối với các giống chó lớn, xảy ra tình trạng chó mẹ đè, giẫm chết chó con.
– Với các trang trại, có nhiều chó đẻ cùng lúc xếp chung vào cùng khu vực sẽ không thuận lợi cho các đàn chó con ra đời vì chó có bản năng tranh giành lãnh thổ gây ảnh hưởng tới tiết sữa và nuôi con.
– Chó mẹ bị bệnh trong lúc sinh: sốt cao, tiêu chảy hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây mất sữa. Sử dụng thuốc điều trị sau đẻ cũng có thể gây mất sữa. Hoặc một số bệnh về đường sinh dục: viêm vú, viêm tử cung, tim mạch, rối loạn tuần hoàn gây ảnh hưởng tới tiết sữa. Gặp khá phổ biến là tình trạng sốt sữa do mất cân bằng can-xi gây ra chó sốt cao, hoảng loạn giẫm chết chó con, xử lý bằng các truyền can-xi vào tĩnh mạch.
– Chó mẹ đẻ quá nhiều: số lượng chó con một đàn trên 8 con, chó mẹ không có khả năng chăm sóc tất cả, lượng sữa đầu (kháng thể miễn dịch tự nhiên) chia ra quá nhỏ không đủ bảo vệ chó con. Lúc này chó con dễ mắc tiêu chảy, còi cọc.
Trường hợp này nên tách đàn. Với giống chó to: Great Dane, Labrador, Rottweller… 8 con.đàn, với giống chó nhỏ: Fox, tiny poodle… 4 con/đàn.
Việc nuôi bộ chó con khó đảm bảo sức khỏe cho chó.
– Chó mẹ quá già: Với các giống chó to GSD, Labrador… trên 5 năm và giống chó nhỏ: Nhật, Chihuahua… trên 7 năm. Lứa tuổi này chó mang thai, sinh nở, tiết sữa, nuôi con rất kém, vụng về, lú lẫn.
– Phối giống cận huyết cũng gây ra hiện tượng quoái thai, chó con ra đời yếu, đề kháng kém do gen di truyền.
– Do chăm sóc chó mẹ sau sinh không đúng kĩ thuật, không đủ dinh dưỡng, vitamin. Hoặc vận chuyển chó mẹ trước sinh quá xa gây lắc lư mạnh, sóc, nảy.
Lưu ý: Một số trường hợp chó mẹ trở nên hung dữ sau sinh. Trường hợp này không nên can thiệp, để chó yên tĩnh và cách ly với người lạ để tránh bị tấn công.
2. Do chó con
– Chó con sau sinh quá yếu không thể lấy được sữa đầu do chó chó là loài đa thai, bể sữa không chứa được lượng lớn sữa nên dù chó mẹ có khỏe và đầy đủ sữa, chó con vẫn không lấy được sữa.
– Chăm sóc chó con không đúng kỹ thuật: Chủ chó cho chó con uống thêm sữa bò gây ra tình trạng không bú hoặc giảm bú sữa mẹ. Hậu quả là chó thiếu kháng thể phòng chống bệnh và thiếu dinh dưỡng.
– Ổ đẻ có quá nhiều thứ: rơm rạ, vải vóc, đệm mút, chó con bị vùi lấp không tìm được vú mẹ nhiều giờ, đói, yếu và tử vong.
– Chủ chó dùng bóng sưởi, lò sưởi nhưng để quá gần, làm chó con bị cảm nóng ngay cả trong mùa đông.
Lưu ý: Nhiệt độ đẻ tốt nhất từ 24 – 26 độ C
– Một số giống chó phải cắt đuôi: Doberman, Phốc… làm sai thao tác nên gây viêm, hoại tử, nhiễm trùng gây tử vong ở chó con
MONG CÁC BẠN CHĂM SÓC THẬT TỐT CHO CÁC BÉ NHÀ MÌNH ĐỂ CÓ SỨC KHỎE DỒI DÀO NHA!!!
Xem thêm: Giống Chó Cổ Xưa Của Trung Quốc
Arale Petshop sưu tầm
Bạn đang đọc: CÁC NGUYÊN NHÂN TỬ VONG TRÊN CHÓ CON, CHÓ SƠ SINH
Source: https://thucanh.vn
Category: Chó cảnh