Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng
[Xuất bản – Tập truyện] Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng – Nguyễn Nhật Ánh
List Tiểu Thuyết Nước Ta hoàn. Click vào .
List Tiểu thuyết Phương Tây hoàn. Click vào.
Bạn đang đọc: Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng – Nguyễn Nhật Ánh
Trang 1/4
[ 11 bài ]
Chuyển đến trang
1,2,3,4Trang sau
Đề tài trước | Bài chưa đọc đầu tiên | Đề tài tiếp theo
Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng – Nguyễn Nhật Ánh
24.05.2017, 12:37
Cửu Thiên VũThành viên xuất sắc
Ngày tham gia: 08.03.2016, 09:44
Bài viết: 7860
Được thanks: 4679 lần
Điểm: 10.24
10 [Xuất bản – Tập truyện] Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng – Nguyễn Nhật Ánh – Điểm:Đang tải Player đọc truyện …
Tốc độ đọc truyện: 0.90 x
(Đóng góp ý kiến về player nghe đọc truyện)
Con Chó Nhỏ Mang Giỏ Hoa Hồng
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà xuất bản: Nxb Trẻ
Số trang: 260
Ngày xuất bản: 02/2016Tác giả : Nguyễn Nhật ÁnhNhà xuất bản : Nxb TrẻSố trang : 260N gày xuất bản : 02/2016
Giới thiệu
Con Chó Nhỏ Mang Giỏ Hoa Hồng là tác phẩm mới nhất của nhà văn chuyên viết cho thanh thiếu niên Nguyễn Nhật Ánh, nối tiếp sau Bảy bước tới mùa hè, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh… gây sóng gió thị trường sách năm 2015.
5 chương sách với 86 câu chuyện cực kỳ thú vị và hài hước về 5 con chó 5 loài 5 tính cách trong 1 gia đình có 3 người đều yêu chúng nhưng theo từng cách riêng của mình. Các câu chuyện về tình bạn giữa chúng với nhau, giữa chúng với chị Ni, ba mẹ, khách đến nhà… thực sự mang lại một thế giới trong trẻo, những đoạn đời dễ thương quyến rũ tuổi mới lớn.
Một quyển sách lôi cuốn viết cho tất cả chúng ta: trẻ con và người lớn. Cuộc đời của 5 con chó nhỏ: Haili, Batô, Suku, Êmê và Pig được tái hiện như đời sống của mỗi con người: tình bạn, tình yêu, đam mê, lòng dũng cảm, sự sợ hãi, và những ước mơ…
Trích dẫn :
Suku là một thằng cún nói chung ai nhìn cũng thích.
Đôi mắt tròn, đen lay láy, ngây thơ ngơ ngác, mỗi khi nhin ai là khiến người ta phải động lòng.
Cún là theo thói quen hồi bé, chứ thật ra chúng tôi đã sống bên nhau nhiều năm rồi, tóm lại đã qua tuổi vị thành niên từ lâu.
Dù vậy, so với thời niên thiếu bộ dạng của thằng suku không thay đổi là mấy. Nó chỉ có béo lên vì ăn nhiều quá.
Suku có đôi tai dài. Lông nó màu trắng, óng ánh và xoăn từng cụm, phủ dày từ chỏm đầu đến tận các ngón chân – trông nó giống hệt một con cừu. Khi nó nằm im, rất nhiều người tưởng nó là một con chó nhồi bông. Suku xinh đẹp như thế, tiên nhiên ai cũng muốn vuốt ve. Rất nhiều người bị bề ngoài của nó đánh lừa, nhưng chuyện đó tôi kể sau.
Như đã nói, thằng suku bây giờ trông bảnh bao, nhưng đã bắt đầu ục ịch. Lý do thì ai trong nhà cũng có thể chỉ ra: Suku không những ăn nhiều mà khẩu vị của nó có thể dung nạp mọi thứ thức ăn, mọi loại mùi vị. Những con chó khác, như con Haili con Pig, con Êmê và cả tôi nữa chỉ ăn những thứ gì mình thích. Suku thì khác. Nó ăn cơm, ăn xương, ăn bánh, ăn kẹo, ăn mọi thứ trái cây, nói chung thứ gì dạ dày tiêu hóa được là nó không bao giờ từ chối. Có vẻ như nó có thể nói “không” với tình yêu chứ nhất định không bao giờ nói “không” với thức ăn.
Chị Ni đặt cho nó biệt danh là “cỗ máy nghiền”.
Con Chó Nhỏ Mang Giỏ Hoa Hồng là tác phẩm mới nhất của nhà văn chuyên viết cho thanh thiếu niên Nguyễn Nhật Ánh, tiếp nối đuôi nhau sau Bảy bước tới mùa hè, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh … gây sóng gió thị trường sách năm 2015.5 chương sách với 86 câu truyện cực kỳ mê hoặc và vui nhộn về 5 con chó 5 loài 5 tính cách trong 1 mái ấm gia đình có 3 người đều yêu chúng nhưng theo từng cách riêng của mình. Các câu truyện về tình bạn giữa chúng với nhau, giữa chúng với chị Ni, ba mẹ, khách đến nhà … thực sự mang lại một quốc tế trong trẻo, những đoạn đời dễ thương và đáng yêu điệu đàng tuổi mới lớn. Một quyển sách hấp dẫn viết cho tổng thể tất cả chúng ta : trẻ con và người lớn. Cuộc đời của 5 con chó nhỏ : Haili, Batô, Suku, Êmê và Pig được tái hiện như đời sống của mỗi con người : tình bạn, tình yêu, đam mê, lòng quả cảm, sự sợ hãi, và những tham vọng …
Đã sửa bởi Cửu Thiên Vũ lúc 27.05.2017, 15 : 49 .
Tìm kiếm với từ khoá :
Share
27.05.2017, 15:22
Cửu Thiên VũThành viên xuất sắc
Ngày tham gia: 08.03.2016, 09:44
Bài viết: 7860
Được thanks: 4679 lần
Điểm: 10.24
10 Re: [Xuất bản – Tập truyện] Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng – Nguyễn Nhật Ánh – Điểm:Đang tải Player đọc truyện …
Tốc độ đọc truyện: 0.90 x
(Đóng góp ý kiến về player nghe đọc truyện)
Chương 1 : Suku thiên thần ( 1 )
Suku là một thằng cún nói chung ai nhìn cũng thích.
Đôi mắt tròn, đen lay láy, ngây thơ ngơ ngác, mỗi khi nhin ai là khiến người ta phải động lòng.
Cún là theo thói quen hồi bé, chứ thật ra chúng tôi đã sống bên nhau nhiều năm rồi, tóm lại đã qua tuổi vị thành niên từ lâu.
Dù vậy, so với thời niên thiếu bộ dạng của thằng suku không thay đổi là mấy. Nó chỉ có béo lên vì ăn nhiều quá.
Suku có đôi tai dài. Lông nó màu trắng, óng ánh và xoăn từng cụm, phủ dày từ chỏm đầu đến tận các ngón chân – trông nó giống hệt một con cừu. Khi nó nằm im, rất nhiều người tưởng nó là một con chó nhồi bông. Suku xinh đẹp như thế, tiên nhiên ai cũng muốn vuốt ve. Rất nhiều người bị bề ngoài của nó đánh lừa, nhưng chuyện đó tôi kể sau.
Như đã nói, thằng suku bây giờ trông bảnh bao, nhưng đã bắt đầu ục ịch. Lý do thì ai trong nhà cũng có thể chỉ ra: Suku không những ăn nhiều mà khẩu vị của nó có thể dung nạp mọi thứ thức ăn, mọi loại mùi vị. Những con chó khác, như con Haili con Pig, con Êmê và cả tôi nữa chỉ ăn những thứ gì mình thích. Suku thì khác. Nó ăn cơm, ăn xương, ăn bánh, ăn kẹo, ăn mọi thứ trái cây, nói chung thứ gì dạ dày tiêu hóa được là nó không bao giờ từ chối. Có vẻ như nó có thể nói “không” với tình yêu chứ nhất định
không bao giờ nói “không” với thức ăn.
Chị Ni đặt cho nó biệt danh là “cỗ máy nghiền”.
Tôi đã từng nhìn thấy những người béo phì. Họ đi đứng rất khó khăn. Có người phải dùng một thứ trông giống như xe lăn để di chuyển vì họ không thể tự nhấc mình lên được.
Thằng Suku chưa đến mức như thế nhưng những ngày gần đây nó rất lười hoạt động. Suốt ngày nó chỉ làm hai chuyện: nằm và thở.
Có lần tôi nhìn thấy chị Ni đặt cục xương trước mặt nó. Nếu như trước đây, Suku sẽ bật ngay dậy trên bốn chân, gừ gừ trong cổ họng để cảnh báo bọn tôi không được tranh giành và lập tức vồ lấy món ăn ưa thích.
Lần này thì nó cứ nằm trơ ra đó, không buồn động đậy và trông cái cách nó đưa mắt nhìn cục xương một cách vô vọng tôi có cảm tưởng khảng cách từ mõm nó đến cục xương còn xa hơn khoảng cách từ cục xương đến mặt trăng.
Thằng Suku mãi vẫn không buồn chồm dậy. Nó cứ nằm yên một chỗ, thè lưỡi một cách lười nhác để liếm cục xương. Dĩ nhiên nó chỉ đánh lưỡi vào khoảng không.
Chị Ni lặng lẽ quan sát nó một lúc, cuối cùng chị lắc đầu thở dài và đành phải làm cái chuyện mà tôi nghĩ chị không muốn làm chút nào là cúi người đẩy khúc xương đến sát mõm Suku.
Không chỉ chị Ni lắc đầu khi chứng kiến cảnh gai mắt đó. Ngay cả tôi, tôi cũng lắc đầu với thằng Suku luôn.
Một đứa béo phì như thằng Suku lẽ ra không nên tọng thức ăn vào miệng một cách vô tội vạ.
Thế nhưng nó rất hay xin ăn. Và chị Ni lại rất chiều cái thói ham ăn của nó.
Nó thường xuyên chồm lên chân chị Ni khi chị ngồi trong bàn ăn. Nó chỉ chồm chồm vậy thôi chứ một đứa nặng nề như nó không thể đứng lâu trên hai chân sau như bọn tôi được. Nó chồm lên, cào cào vào chân chị Ni, rồi lại rơi xuống. Nó lặp đi lặp lại động tác đó nhiều lần, cốt để đánh động cho chị Ni biết là nó muốn gì.
Nếu Pig, Êmê hay tôi giở cái tròng xin ăn đó ra thế nào cũng bị chị Ni mắng té tát. Nhưng thằng Suku là ngoại lệ, không phải vì nó là con giống đực duy nhất trong nhà mà vì đôi mắt ngây thơ thánh thiện của nó mỗi khi ngước nhìn ai là lập tức khiến người đó thấy lòng mình mềm nhũn. Khi đôi mắt thằng Suku ánh lên vẻ van xin, tôi chắc chắn không ai trên cõi đời này có thể từ chối nó.
Suku có vẻ ý thức được điểm mạnh của mình và nó thường xuyên tận dụng ưu thế đó để vượt qua những rào cản đạo đức hòng kiếm ăn.
Tất nhiên tôi cũng bắt gặp mình ghen tị khi Suku được chị Ni biệt đãi, nhưng tôi không hề tìm cách nói xấu nó hay làm cho cuộc đời nó tệ đi – như cách người ta vẫn hay đỗi xử với nhau.
Nhiều năm về trước thằng Suku không vậy. Nó mới đổ đốn ra gần đây thôi.
Hồi còn trẻ, Suku vẫn được coi là một quý ông lịch lãm, thường xuyên được chị Ni ngợi khen và đem ra làm gương cho bọn tôi.
Hồi đó, Suku cũng ham ăn như bây giờ nhưng nó luôn biết cách kiềm chế. Trong khi bọn tôi nhảy chôm chôm lên ghế để xin ăn thì nó ngoan ngoãn ngồi yên một chỗ, chỉ đưa mắt nhìn.
Chị Ni nói:
– Tụi em nhìn Suku mà học tập kìa! Nó có chết đói chết khát như tụi em đâu!
Bọn tôi quay nhìn Suku, sửng sốt thấy trước mắt nó là một vũng nước nhớp nháp.
Đó là nước bọt của nó.
Hóa ra nó còn chết đói chết khát hơn cả bọn tôi.
Tôi biết thành ngữ “thèm chảy nước dãi”. Và tôi từng trải qua tình cảnh đó. Khi thèm ăn thứ gì, nước bọt trong miệng tôi ứa ra đầy chân răng. Nhưng ứa nhiều đến mức nhễu nhão và đọng thành vũng như thằng Suku thì quả tình tôi mới thấy lần đầu.
Chị Ni cuối cùng cũng phát hiện ra “thảm cảnh” đó.
Chị cúi xuống
bế thằng Suku lên tay, ân cần đút thức ăn vô mõm nó, nững nịu:
– Tội em quá!
Bây giờ, trong khi hầu hết bọn tôi bỏ được cái tật xấu xin ăn thì thằng Suku lại đi ngay vào cái vết xe đổ trước đây của bọn tôi.
Như tôi đã nói ở trên, vẻ mặt thiên thần của nó đủ sức lay động những trái tim sắt đá nhất. Và Suku cứ tỉnh bơ kiếm ăn theo cách đó.
Thật là không công bằng, nhiều lúc tôi nghĩ, khi cũng hành vi đó nhưng nếu do bọn tôi làm thì bị mắng là vô văn hóa, còn thằng Suku làm thì không ai nói gì. Con người ta nói chung là hành xử rất cảm tình, vì vậy có lẽ không thể có cái gọi là công bằng tuyệt đối trên cõi đời này.
Trò xin ăn của thằng Suku chỉ bị từ chối vào cái ngày chị Ni nhận ra tình trạng béo phì của nó đã chạm mức báo động khi chị phát giác nó không thể trèo lên bậc tam cấp quen thuộc nằm giữa phòng khách và phòng ăn.
Cái bậc tam cấp đó, lúc bình thường Suku chỉ nhảy phóc một cái là qua gọn gàng. Bây giờ, cứ nhảy lên là nó lại tụt xuống, cả chục lần như vậy. Dĩ nhiên cuối cùng thì nó cũng ì ạch trèo qua được, nhưng chứng kiến cái cảnh nó chinh phục cái bậc thềm thấp lè tè đó vất vả còn hơn các nhà thám hiểm chinh phục đỉnh Everest, chị Ni nhận ra chị cần phải cứng rắn với nó hơn.
Từ hôm đó, các khẩu phần ăn của Suku bị tiết chế tối đa.
Nó chỉ còn được gặm các loại xương và ăn các hạt chế biến sẵn dành cho vật nuôi. Các thức ăn có bột và có đường bị cấm tiệt.
Thằng Suku những ngày đầu còn ủng ẳng phản đối nhưng trước sự kiên quyết của chị Ni, rốt cuộc nó đành phải chấp nhận chế độ ăn kiêng bắt buộc.
Bên cạnh đó, chị Ni còn vạch ra cho nó một chương trình vận động để giảm cân.
Anh Nghé, anh họ của chị Ni, được giao nhiệm vụ dắt Suku đi dạo mỗi tuần ba lần vào buổi chiều. Cũng chẳng đi đâu xa, chỉ là đi lòng vòng các con đường bao quanh nhà thôi.
Hôm đầu tiên, anh Nghé đeo vào cổ Suku một cái vòng được nối với một sợi dây dài rồi dắt nó ra khỏi nhà.
Thoạt đầu thằng Suku có vẻ ngập ngừng nhưng khi đi được một quãng trông nó hào hứng hẳn. Nó tung tăng trên bốn cẳng chân, lạng bên này lách bên kia khiến anh Nghé phải kéo căng sợi dây để nó không phóng xuống lòng đường.
Bọn tôi đứng ở trong sân xúm xít nhìn theo, tò mò và ghen tị.
Thằng Suku về nhà theo cách không ai ngờ tới.
Khi nghe tiếng kéo khóa cửa, bọn tôi
chen lấn nhào ra và dựng hết cả mắt lên khi thấy anh Nghé đang bế thằng Suku nằm lả trên tay. Suku lúc này trông như một con chó nặn bằng bột: lưỡi thè ra, bốn chân thõng xuống còn mắt thì nhắm nghiền.
– Suku bị sao thế? – Chị Ni lo lắng hỏi.
Anh Nghé cười:
– Nó có bị sao đâu. Đi được nửa đường, nó nằm bẹp, không chịu đi nữa. Thế là ảnh phải bế nó về.
Thằng Suku làm mất mặt bọn tôi quá.
Ai đời một con chó lại không bằng một con người.
Đã thế, về nhà chui xuống gầm bàn nằm thở dốc một lát, Suku bắt đầu nôn. Nó nôn thốc nôn tháo, lưng cong vòng và từ mõm nó tuôn ra đủ thứ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng.
Chả biết nó ăn gì mà có cảm giác nó đang nôn ra một dải cầu vồng.
Thằng Suku hồi trước là một đứa rất oách.
Tất cả bọn tôi đều sợ nó mặc dù Suku không cắn xé hay cào cấu như những con chó khác.
Mỗi lần có va chạm, nó dùng thân hình lực của nó lưỡng ép chúng tôi vào vách hoặc vật ngửa bọn rôi ra và nằm đè lên khiến bọn tôi muốn ngạt thở.
Nó to con nhất bọn, lông dày nhất bọn, khỏe nhất bọn: khi nó giở môn đấu vật ra là bọn tôi đầu hàng.
Hồi đó con Haili có lần trèo lên ghế chơi, khi nhảy xuống Haili mắt nhắm mắt mở không quan sát kỹ nên đáp ngay chóc xuống chỗ thằng Suku nằm, suýt chút nữa đã đạp trúng thằng này. Lúc phát hiện ra tình huống nguy hiểm đó con Haili “đứng hình” luôn. Nó sợ đến mức không dám nhúc nhích, cứ giữ nguyên tư thế ba chân chạm đất, một chân trên không một lúc lâu – trông giống hệt những pho tượng người ta hay đặt ngoài quảng trường.
Đến khi thấy Suku không có phản ứng gì, Haili mới khẽ khàng đặt nốt chân kia xuống rồi rón rén rời đi chỗ khác.
Kỷ niệm giữa tôi và Suku diễn ra theo kiểu khác, ít đau tim hơn, nhưng cũng cho thấy tôi sợ Suku đến mức nào.
Lúc đó tôi chưa biết Suku thuộc giống chó có tìm cảm quyến luyến đặc biệt với chủ. Thời gian sau này, vào những dịp gia đình chị Ni đi chơi xa tôi để ý thấy thằng Suku ăn rất ít, có bữa không ăn, chỉ uống nước suông, người gầy tọp đi.
Hồi tôi mới về đây, tối nào cũng thấy thằng Suku ngồi dưới chân cầu thang ngước cổ nhìn lên phòng ngủ của gia đình chị Ni ở tầng trên. Nó ngồi suốt đêm như vậy, kiên trì và bất động – như một con chó đá.
Sau này thì tôi mới biết thằng Suku mắc chứng “nhớ con người”. Còn lúc đó tôi cứ tưởng nó đang chầu chực gì đó nên tò mò đến gần nó, cũng ngồi xổm trên đuôi, ngước cổ nhìn lên cầu thang.
Tôi cứ nhìn như vậy, chờ đợi trong nỗi thấp thỏm mơ hồ, hy vọng sẽ có một cái gì bất chợt hiện ra – một thỏi xúc xích hay một cái xương gà chẳng hạn.
Nhưng chẳng có gì xảy ra cả. Ngước lâu mỏi cổ, tôi quay nhìn thằng Suku ra ý hỏi nhưng nó chẳng thèm để ý gì đến tôi, cứ đăm đăm chong mắt lên các bậc cầu thang.
Suku không nhìn tôi nhưng khi tôi chán quá, nhúc nhích chân định bỏ đi thì nó phát ra một tiếng gầm khe khẽ trong cổ họng. Thế là tôi vội vàng thu chân lại, liếc nó vẻ thăm dò nhưng nó vẫn tỉnh bở giữ nguyên cái tư thế đơn điệu chán ngắt mà tôi nhìn thấy từ đầu hôm.
Suốt nhiều đêm liền, tôi ép mình ngồi cạnh thằng Suku, ngước cổ lên nhìn tầng trên mà chẳng biết để làm gì, y như thực hiện một nghi thức tôn giáo.
Trong thời gian đó, tụi Êmê, Haili và Pig chưa về, trong nhà chỉ có mỗi tôi và thằng Suku nên tôi không thể chia sẻ gánh nặng với ai được.
Nhiều lúc tôi chỉ mong rằng thằng Suku gục xuống do mệt mỏi hay do buồn ngủ để tôi có thể nằm nghỉ ngơi một chút, nhưng nó giống như một con chó được đúc bằng nghị lực khiến tôi muốn gãy cổ với nó luôn.
Cuộc sống của tôi chắc sẽ trôi qua trong tột cùng khổ sở nếu một lần nọ mẹ chị Ni không tình cờ phát hiện hai đứa tôi ngồi chầu suốt đêm dưới chân cầu thang khi nửa khuya bà mở cửa bước xuống nhà bếp.
Từ đêm đó, bà mang chăn gối ra ngủ ở lan can để thằng Suku có thể nhìn thấy bà. Quả thật, từ khi cảm nhận được mẹ chị Ni đang ở gần đó, hít thở chung một bầu không khí với nó, tóm lại là sống chung một không gian với nó, thằng Suku mới tự cho phép mình chìm vào giấc ngủ.
Còn tôi, dĩ nhiên tôi vô cùng biết ơn mẹ chị Ni. Nếu bà không từ bỏ chăn êm nệm ấm để ra ngủ trên mặt sàn gỗ cứng và lạnh để thằng Suku yên lòng thì không biết bao giờ tôi, một bản photocopy bất đắc dĩ của nó, mới được giải thoát khỏi chuyện rắc rối này.
Nỗi nhớ con người của Suku gây ra lắm phiền toái cho gia đình chị Ni.
Mọi người yêu thương nó cũng như ngán ngẩm nó. Lúc nào nó cũng đòi hỏi phải có người bên cạnh. Không được thỏa mãn thì nó phản ứng: hồi bé thì rên ư ử nghe phát mệt, bây giờ thì nó sủa ăng ẳng nghe phát điên.
Khi ba chị Ni, hay mẹ chị Ni hay chị Ni đi đâu về là nó xông ra trước tiên. Thực ra thì không chỉ mỗi nó chạy ra đón chủ, nhưng nó vừa chạy vừa sàng qua sàng lại thân hình to đùng của nó để cản đường đứa khác. Đến khi cả bọn vẫy đôi rối rít và mừng rỡ chồm lên chân chủ thì Suku thể hiện “nỗi nhớ con người” của nó một cách quá khích bằng cách vừa chồm vừa đái tồ tồ như thể nó đang giấu dưới bụng một vòi phun tự động.
Ba chị Ni nhăn mặt:
– Gớm cái thằng này! Làm như vòi nước của nó bị hỏng khóa hay sao vậy!
Mẹ chị Ni thở dài:
– Chiếc quần em mới mặc là phải giặt nữa rồi.
Chị Ni bênh nó:
– Thần kinh Suku yếu đó mẹ. Nó không có khả năng kiềm chế.
Chị Ni cúi xuống xoa đầu nó:
– Chị nói đúng không, Suku!
Có lẽ thằng Suku công nhận chị Ni nói đúng. Cho nên nó khoái chí tè thêm một phát nữa vào chân chị Ni.
Tôi thì không tin thằng Suku có thần kinh yếu.
Nó là đứa đái bậy nổi tiếng chứ đâu chỉ đái trong lúc mừng chủ.
Ai đem một món đồ mới nào về nhà, nếu lơ đễnh đặt dưới nền gạch thế nào Suku cũng xán lại, nhấc chân đái lên món đồ đó, bất kể vali quần áo, túi sách hay bịch đựng thức ăn. Những tờ báo ba chị Ni đặt mua hàng ngày cũng rơi vào tình trạng tệ hại đó. Khi người bán báo tuồn báo qua khe cửa vào mỗi sáng sớm, nếu ba chị Ni không kịp chạy ra nặt lên thế nào Suku cũng biến các tờ bào đó thành một thứ ướt đẫm, khai rình, dính bết vào nhau.
Cuối cùng, ba chị Ni phải mua một cái giỏ treo đằng trước cửa, tuốt trên cao, để người bán báo bỏ báo vào đó.
Đã bao nhiêu lần mẹ chị Ni phát cáu vì thói xấu này của Suku.
Chị Ni lại tìm cách bào chữa cho nó:
– Nó “đánh dấu chủ quyền” đó mẹ.
– Thằng này nó hư chứ “đánh dấu chủ quyền” gì! Bàn thờ ông địa đặt trước cửa nhà cả năm nay rồi, việc gì mà ngày nào nó cũng “đánh dấu”?
Thằng Suku quả có thành tích lẫy lừng đó thật. Hôm nào nó cũng lơn tơm lại chỗ bàn thơ ông địa và ông thần tài, uống sạch nước trong dãy cốc nhỏ đặt trước hai ông. Sau khi làm ngã vài chiếc cốc, nó ghếch chân lên bàn thờ, đái xè xè.
Bàn thờ ông địa hay gốc cây, đối với nó chẳng có gì khác nhau.
Ông địa và ông thần tài nhà chị Ni cũng hiền quá. Nếu là tôi, tôi sẽ ểm bùa cho cái vòi nước của nó sưng vù và tắc tị cho nó sợ chơi.
Dần dần thằng Suku cũng thích nghi được với những chuyến đi dạo. Nó không còn phản đối chương trình thể dục bằng cách ăn vạ giữa đường và anh Nghé không còn phải ẵm nó về nhà vào cuối buổi chiều nữa.
Sau một tuần, người nó gọn lại, đã có thể nhảy lên bậc thềm ngăn giữa phòng khách và phòng ăn.
Sau mười ngày, Suku đã nhảy được lên ghế, rồi từ ghế nhảy lên bàn ăn và ngốn ngấu tất cả các thứ bày trên đó, kết quả là nó làm vỡ một cái chén và hai cái đĩa, trước khi nhảy xuống còn kịp làm vỡ thêm cái lọ đựng tương ớt yêu quý của ba chị Ni.
Nhưng nó không bị la rầy, vì nó là Suku thiên thần. Và vì sự manh động của nó chứng tỏ kế hoạch giảm cân đã có kết quả vượt ngoài mong đợi của mọi người.
Tục ngữ đúc kết “yêu nên tốt, ghét nên xấu” quả không sai. Khi yêu một ai đó, con người ta có khuynh hướng chỉ nhìn thấy mặt tốt, mặt tích cực của người đó và bỏ qua những điểm trừ nào đó.
Thằng Suku nhảy lên bàn quậy tưng, vậy mà giữa tiếng bát đĩa vỡ loảng xoảng chẳng vang lên một lời trách mắng nào.
Chỉ có tiếng reo phấn khích của chị Ni:
– Suku nhảy lên bàn được rồi nè mẹ!
Hiển nhiên là bọn tôi rất bất bình về điều đó. Thậm chí có lúc tôi mơ hồ nhú lên trong lòng cảm giác ghét bỏ với thằng Suku.
Nhưng cảm đó chỉ thoáng qua thôi.
Vì ngoài chuyện được nuông chiều, Suku xét ra cũng không làm điều gì quá đáng với bọn tôi.
Và khi bắt gặp cái cảnh nó mút và nhai nát que kem, tôi bỗng thấy tội nghiệp nó.
Tìm kiếm với từ khoá :
Share
27.05.2017, 15:25
Cửu Thiên VũThành viên xuất sắc
Ngày tham gia: 08.03.2016, 09:44
Bài viết: 7860
Được thanks: 4679 lần
Điểm: 10.24
10 Re: [Xuất bản – Tập truyện] Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng – Nguyễn Nhật Ánh – Điểm:Đang tải Player đọc truyện …
Tốc độ đọc truyện: 0.90 x
(Đóng góp ý kiến về player nghe đọc truyện)
Chương 1: Suku thiên thần (2)
Suku bị buộc kiêng đường nên dĩ nhiên nó không được ăn kem. Que kem đó là của con Haili.
Thằng Suku đứng từ xa nhìn Haili ăn kem, mắt hau háu còn mõm thì tươm đầy nước bọt.
Đến khi con Haili ăn xong, vứt cái que gỗ ra đất bỏ đi, thằng Suku lật đật chạy lại vớ lấy cái que, mút lấy mút để chút chất ngọt còn sót. Vẫn chưa đã thèm, nó ngấu nghiến nhai cả cái que.
Nếu chị Ni không phát hiện kịp và giằng cái que ra khỏi mõm nó, chắc nó phải đi bệnh viện để cấp cứu rồi.
Thằng Suku thỉnh thoảng hay cắn người.
Nhà chị Ni phát khổ với nó về chuyện này.
Khác tới nhà chơi, thấy Suku đáng yêu quá, không ai kềm được ước muốn vuốt ve.
Thoạt đầu, Suku để mặc cho khách nựng nịu, còn giương đôi mắt trong veo thánh thiện long lanh ngước nhìn khách.
Khách mê tơi, càng mơn trớn dữ.
Đúng vào lúc khách đang lâng lâng, Suku bất thần nhe nanh đớp một phát vào bàn tay đang mải mê âu yếm kia.
Nạn nhân của thằng Suku nhẹ thì lõm dấu răng, nặng thì máu chảy đỏ lòm.
– Ôi, cha mẹ ơi!
– Ối, con chó này làm sao thế này?
– Ây da! Tao nựng mày chứ có làm gì mày đâu mà mày cắn tao!
Từ khi thằng Suku phát hiện ra răng không chỉ dùng để nhai thức ăn, những tiếng là hoảng, những tiếng kêu thảng thốt của các nạn nhân của nó có thể chép kín một cuốn sổ dày.
Thêm một cuốn sổ cũng dày không kém để chép những lời rối rít xin lỗi của ba mẹ chị Ni.
Tôi nhớ có lần ông thợ điện đến nhà sửa cầu chì.
Khi ông vừa bước vào cửa, mẹ chị Ni đã cẩn thận thông báo cho ông biết Suku là con chó hay cắn bậy, dặn ông không nên vuốt ve nó.
Ông thợ điện y lời, suốt buổi không dám đến gần thằng Suku.
Nhưng khi ông sửa xong, đang ngồi đằng bàn uống nước thì Suku mon men lại gần, nhẹ nhàng gối đầu lên chân ông.
Nhớ lời cảnh báo của mẹ chị Ni, ông nín thở ngồi im, bụng nơm nớp.
Ngồi bất động một lát thấy Suku sao thân thiện ngoan hiền quá, chẳng giống chút gì với những lời chủng nhà nói, từng cụm lông trắng xoăn tít như lông cừu của nó càng nhìn lại càng mê, thế là ông đánh bạo đưa tay khẽ vuốt lên đầu nó.
Như thông lệ, thằng Suku đang vô cùng ngoan ngoãn dễ thương đó lập tức trở mặt khi bản tay ông thợ điện chạm vào nó. Nó quay ngắt đầu lại, bất ngờ cắn vào tay ông.
Cũng may là ông thợ điện vẫn có ý đề phòng. Ông rụt nhanh tay lại, tránh được cú đớp. Nhưng hồn vía đã lên mây, ông hấp tấp quơ vội túi đồ nghề trên bàn, co giò phóng thục mạng.
Thằng Suku rượt ông thợ điện ra tới tận ngoài đường nhưng ông đã kịp nhảy lên xe, rồi máy vọt đi.
Nếu là tôi, đuổi không kịp người ta thì thôi. Cáu lắm thì sủa ăng ẳng vài tiếng cho hả tức rồi quay trở vào nhà. Nói chung con chó nào cũng hành xử như vậy.
Nhưng Suku là con chó đặc biệt. Thấy ông thợ điện chạy mất, nó bực quá. Không biết làm sao cho hết bực, nó hầm hầm đảo mắt nhìn quanh, thấy cô Oanh bán bánh mì đang đứng gần đó, thế là nó chạy tới đớp vào chân cô một phát.
– Í, í, con chó này! – Cô Oanh giật mình, thét be be – Sao con cắn cô? Hằng ngày cô vẫn cho con ăn bánh mì mà!
Cô Oanh ngạc nhiên về thằng Suku. Nhưng tôi thì chẳng ngạc nhiên chút nào.
Sống chung nhà với Suku lâu năm, tôi từng chứng kiến những cú ra đòn khó đỡ của nó. Nó không chỉ căn người lạ mà khi nổi hứng lên nó săn sàng tấn công cả người quen.
Cô Hà là bạn thân với gia đình chị Ni, tuần nào cũng ghé chơi. Mỗi lần ghé, cô không quên đem quà cho bọn tôi.
Mỗi lần cô đem tới một túi bánh. Chia ra, cho bọn tôi mỗi đứa được ba cái.
Cô cho từng đứa ăn. Khổ nỗi, bốn đứa tôi ăn thì không sao, đến thằng Suku thì có chuyện.
Cô chìa bánh cho nó ăn từng cái một. Nó lần lượt ăn hết ba cái, vừa ăn vừa ngoáy tít đuôi, ra vẻ biết ơn cô hà lắm lắm.
Cho Suku ăn xong, cô Hà quay sang trò chuyện với mẹ chị Ni.
Trong khi bọn tôi tản đi chỗ khác thì Suku vẫn ngồi chầu chực dưới chân cô. Có lẽ nó vẫn còn thòm thèm, thôi thấy nó cứ thè chiếc lưỡi đỏ hỏn ra liếm mép.
Tất nhiên bọn tôi biết túi bánh đã hết. Thằng Suku cùng biết rõ điều đó. Nhưng có lẽ nó thèm quá hóa bực. Bực cô Hà tại sao chỉ đem tới một túi bánh mà không phải là … mười túi. Tôi đoán vậy, vì bất thình lình nó chồm lên đớp một phát vào bàn tay cô hà lúc đang gác trên đầu gối – bàn tay vừa rồi đã đút bánh cho nó ăn.
Lần đó, cô Hà giận thằng Suku suốt một tuần.
Anh nghé còn thân thiết với thằng Suku hơn cả cô Hà.
Những ngày gần đây, anh là người thường xuyên dắt nó đi dạo.
Cứ nghĩ với tình cảm thắm thiết đó, Suku sẽ không bao giờ xem anh là đối tượng để thử độ cứng của răng.
Vậy mà hôm nào anh Nghé ngồi ăn cơm vô tình quơ chân trúng phải đầu nó, nó không ngận ngại tặng anh một cú đớp.
Biết mình có cái tật xấu đó, lẽ ra tới giờ cả nhà ngồi vào bàn ăn, thằng Suku nên lảng đi chỗ khác cho thế giới yên bình. Đằng này, nó cứ rúc dưới gầm bàn, đầu gối lên hai chân trước, đặc biệt lúc nào cũng quay về phía anh Nghé, chỉ đợi anh lơ đễnh chạm vào nó là nó sinh sự.
Có lần bị nó căn đau quá, anh Nghé nổi điên cầm dép rượt nó chạy vòng vòng.
Nhưng Suku vẫn chứng nào tật nấy: hôm sau đó nó lại chui xuống gầm bàn trong giờ ăn mai phục ngay chân anh Nghé.
Đại khái thằng Suku giống hệt một quả mìn điên, chẳng biết nổ lúc nào và nổ vào ai. Từ khi biết sự thật phũ phàng đó, anh Nghé đành ngồi thu chân lên ghế, mặc dù ngồi trong tư thế đó khó mà nói con người ta có thể mô tả được món mình đang ăn có mùi vị gì.
Có khá nhiều nạn nhân của thằng Suku là người nước ngoài. Chú Peter người Ý chồng dì Út, anh Guillam người pháp chồng chị Bùm, chú William người Mỹ bạn của ba chị Ni khi tới nhà chơi đều bị thằng Suku để lại không ít kỷ niệm trên bắp chân.
Chú Willam đi hà nội làm phim, về Sài Gòn ở chơi nhà chị Ni một tuần.
Hôm đầu tiên, chú xách ba lô lên phòng tắm rửa thay đồ, lúc trở xuống nhà, mẹ chị Ni sực nhớ, dặn:
– Em coi chừng con chó màu trắng nhé. Đừng đụng vào người nó. Nó hay cắn sảng lắm đó.
Chú William cười méo xẹo:
– Dạ, nó cắn em rồi chị.
Chịu thua thằng Suku luôn!
Nhưng chú William coi đó là chuyện nhỏ. Chú thuộc loại người không sợ chó, thậm chí là mê chó.
Chỉ có chú Peter là hay nổi điên với Suku. Cũng giống như anh Nghé, chú từng đuổi thằng Suku chạy quanh nhà vì nó hay cao hứng cắn chú vào lúc chú đang thấy đời đẹp nhất.
Anh Guillaume sợ Suku, không dám rượt. Nó cắn anh, anh vọt ra ngoài, đóng sập cửa lại. Rồi anh đứng phía ngoài, thằng Suku đứng phía trong, hai bên chưa qua chửi lại qua tấm cửa lưới.
Anh chửi bằng tiếng Pháp, thằng Suku chửi bằng tiếng chó, không biết có ai hiểu ai không mà cả hai đều sủi bọt mép, trông rất hăng.
Sau lần đó, tôi không thấy anh Guiillaume tới nhà chơi nữa.
Nhớ dạo gia đình chuyển sang chỗ ở mới, trông mẹ chị Ni lo lắng đến mất ngủ.
Căn nhà cũ nằm ở tầng lầu của một chung cư, chỉ có khác tới nhà mới bị thằng Suku “hỏi thăm sức khỏe”
Chỗ mới nằm dưới tầng trệt, lại ngay khu buôn bán. Trên vỉa hè đằng trước nhà, bên trái là cô Oanh bán bánh mì, bên phải là cô Thảo bán trái cây, khách khứa từ cao ốc văn phòng đối diện kéo sang nườm nượp.
Tất nhiên ngày nào bọn tôi cũng rủ nhau mon men ra phía trước ngắm người xe qua lại. Thế là danh sách nạn nhân của thằng Suku nhanh chóng được bổ sung những tên tuổi mới.
Khoảng sân nhỏ trước nhà được ngăn cách với vỉa hè bởi một cánh cửa gỗ ghép bằng những chấn song. Khe hở giữa các chấn song đủ nhỏ để bọn tôi không chui ra ngoài được nhưng lại đủ lớn để người bên ngoài có thể thò tay vào trong nựng nịu thằng Suku. (Thật oái oăm, bọn tôi năm đứa nhưng người ta chỉ thích vuốt ve thằng nguy hiểm này).
Không nói thì ai cũng biết: những bàn tay bất hạnh đó khi thò vào thì đẹp đẽ phẳng phiu lúc rút ra thì dẫu răng lồi lõm.
Nghe hoài những tiếng “ối”, “à”, “ái chà”, “ui da”, mẹ chị Ni rầu quá, nói với cô Thảo và cô Oanh:
– Tụi em nhớ dặn khách đừng vuốt ve Suku nữa.
Ba chị Ni bảo:
– Chắc phải in tờ giấy liệt kê danh sách nạn nhân của thằng Suku rồi
đeo lên cổ nó để thiện hạ cảnh giác.
Chị Ni nheo mắt:
– Có cần in hai cột không ba? Cột bên nay là nạn nhân quốc nội, cột bên kia là nạn nhân quốc tế!
Nói cho đúng ra, thằng Suku không phải là chó dữ.
Năm mươi phần trăm những cú táp của nó là những cú táp dữ, không trúng ai.
Số còn lại lực táp không mạnh. Thỉnh thoảng nó mới làm người ta đau, phần lớn chỉ làm người ta giật mình hay hoảng sợ.
Mẹ chị Ni bảo thằng Suku hồi bé không vậy. Hồi bé nó là một con cún ngoan. À không, bây giờ nó vẫn ngoan, chỉ mỗi tội hơi “tưng tửng”.
Tại sao nó “tưng tửng”? Theo như những gì mẹ chị Ni kể với cô Hà mới đây thì hồi Suku còn bé có một lần anh Nghé nhốt nó trong phòng tắm khi cả nhà đi vắng. Sở dĩ phải nhốt nó là để nó khỏi phá phách vì trước đó nó từng quậy tưng khi ở nhà một mình. Trong vòng một buổi sáng, nó kịp cắn xé tất cả những gì có thể cắn xé: giày dép, sách báo, áo quần, kéo cả chăn trên giường xuống đất và moi ruột mọi cái gối mà nó vớ được. Kinh hoàng nhất là nó lật tung gần như tất cả các tấm nhựa lót sàn. Cho đến tận bây giờ mẹ chị Ni vẫn không sao giải thích được nhờ đâu thằng Suku có thể làm được điều tày đình đó với sức vóc của một con cún.
Lần đó, vừa mở cửa nhà, ai nấy há hốc cả miệng. Trước mắt mọi người, cảnh vật tan hoang như cướp vừa vào nhà, lại là cướp đến từ tiểu bang Texas vốn quen đào bới lung tung để tìm vàng.
Chỉ một thoáng quan sát mẹ chị Ni biết ngay kẻ cướp chính là thằng cún đang vừa nhảy chồm chồm vừa tè lên chân bà, đuôi vẫy lia, miệng kêu ư ử như khoe thành tích kia.
Đó là thời thăng Suku là con cún duy nhất trong nhà. Sau trận tàn phá ghê hồn đó, mẹ chị Ni quyết định lần lượt đem bọn tôi về nhà làm bạn với nó – trước tiên là tôi, sau đó đến Êmê, con Haili và con Pig.
Tất nhiên trước khi bọn tôi xuất hiện, anh Nghé tin rằng nhốt thằng Suku trong phòng tắm khi cả nhà đi vắng là cách tốt nhất để nó đừng xới tung thế giới lần nữa.
Thằng Suku không xới tung thế giới. Nhưng nó xới tung bản thân nó.
Đối với một con cún, bị nhốt trong phòng tắm trong vòng hai tiếng đồng hồ là một điều gì đó kinh khủng, càng kinh khủng hơn khi con cún đó tên là Suku.
“Nỗi nhớ con người” bén rễ trong lòng Suku sâu xa đến mức ở nhà một mình đối với nó là một sự đày ải. Vắng mặt con người, bên cạnh lúc đó lại không có con chó nào khác làm bạn, nó lập tức bị nỗi sợ vô hình tóm lấy. Nó cảm thấy cô độc và hoang mang. Tâm hồn nó trở nên mong manh, bất an và tiếp theo là hàng loạt những hành vi xuẩn ngốc. “Phá phách đối với Suku là một cách giải tỏa tâm lý đó mẹ”, vào ngày nó biến ngôi nhà ngăn nắp thành một mớ hỗn độn chị Ni đã nói như thể để bào chữa cho nó.
Lần bị nhốt trong phòng tắm, Suku không cắn xé thứ gì được. Thế là nó liên tục húc đầu vào cánh cửa để mong thoát ra bên ngoài nhưng không thành công.
ĐIều ít ỏi nó có thể làm được là phá tung miếng gỗ ghép bên dưới cánh cửa và trả giá cho “thành tích” đó bằng cái đầu tươm máu.
“Không khéo nó bị chấn thương sọ não”, chị Ni rơm rớm nước mắt lúc ẵm thằng Suku lên xích lô đi bệnh viện.
Tôi không nghĩ thằng Suku bị chấn thương gì lớn sau cú húc đầu đó. Vì theo như những gì mẹ chị Ni kể lại, sau khi từ bệnh viện thú y trở về nó vẫn chạy nhảy, ăn uống, vui chơi bình thường.
Nhưng từ đó, nó mắc cái tật thỉnh thoảng hay cắn người. Lúc này tôi đã được đưa về nhà để đánh bạn với Suku, nhờ vậy tôi đứa đâu tiên chứng kiến cái tật này của nó.
Thoạt đầu Suku hay táp những bàn tay nào vuốt ve đầu mình.
Chị Ni suy đoán:
– Chắc vết thương trên đầu nó vẫn còn đau.
Nhưng về sau nó táp cả những bàn tay nào mơn man trên lưng nó.
Tới đây thì chị Ni làm thinh.
Anh Nghé nheo mắt:
– Hổng lẽ vết thương trên đầu thằng Suku bây giờ lan ra tới lưng?
Ba chị Ni khôi hài:
– Mai mốt nó còn lan tới tận đuôi nữa đó.
Về sau sau sau nữa thì không cần ai chạm vào người Suku, nó cũng tung ra những cú táp bất ngờ.
Chị Ni lại đi tìm nguyên nhân:
– Chắc nó bị giật mình.
Mẹ chị Ni đồng tình:
– Ờ, từ sau khi bị thương, Suku rất hay hốt hoảng.
Thỉnh thoảng giật mình hoảng hốt thì con chó nào mà chẳng thế. Một động chậm bất ngờ, một xê dịch đột ngột, một tiếng động thình lình, tất cả đều khiến không chỉ con chó mà cả con người cũng giật mình.
Thằng Suku nằm dưới gầm bàn, chân anh Nghé vô tình đụng phải nó, nó táp anh. Đó là do nó giật mình. Khi giật mình, con chó nào cũng nhe nanh, đó là phải xạ có tính chất tự vệ. Điều đó có thể hiểu được.
Nhưng khi không có bất cứ tác động nào của ngoại cảnh, chỉ nằm im nghĩ ngợi thôi nghĩ lan man một hồi tự nhiên thấy buồn bã quá, thấy cuộc đời một con chó chẳng có gì vui, hoặc là thấy bực bội trong người, tầm thường hơn là thấy đói bụng hay thèm ăn quá mà chẳng có gì cho vào miệng, thế là nhe nhanh đớp người một cú – như lần Suku đớp cô Hà, thì hành vi đó ngay cả bọn tôi cũng không cắt nghĩa được. Giống như thằng Suku đang giật mình trong mơ.
Nếu đúng vậy thì Suku thường xuyên có những giấc mơ. Mơ giữa ban ngày. Mơ khi đang thức.
Suku biến thành một đứa như thể có phải do hồi trước nó húc đầu vào cánh cửa phòng tắm, tôi cũng không biết nữa.
Rốt cuộc thì anh Nghé cũng nghĩ ra cách khống chế tật cắn người của Suku.
Một lần Suku suýt táp trung tay anh khi anh đang bắt bọ chét cho nó. Nhưng con bọ chét lấn sâu trong lớp lông dày của Suku, để bắt được chúng đôi lúc anh vô tình bứt phải mớ lông dày của thằng này. Bị đau, Suku quay đầu táp vào tay anh. Nếu anh không bị nó cắn phải là nhờ anh nhanh bắt kịp dùng tay kia ghìm được đầu nó.
Bí quyết được phát hiện, tuy muộn màng: Cứ ôm cứng đầu thằng Suku thì nó không ngọ nguậy để cắn ai được.
Kể từ hôm đó, bất cứ ai cũng có thể nựng nịu Suku-thiên-thần.
Anh Nghé dắt thằng Suku ra trước hiên, tay ôm sát đầu nó vào ngực, khác bên ngoài tha hồ thò tay qua chấn song vuốt ve bộ lông mượt mà và êm như nhung của nó.
Như tôi đã nói, Suku không phải là chó dữ. Nó là con-chó-hay-giật-mình. Bị bàn tay người lạ chạm vào người, phản ứng đầu tiên của nó là quay lại cố táp lại nhưng đầu nó lúc này đã bị anh Nghé giữ chặt.
Không nhúc nhíc được, nó cũng chỉ gừ gừ vài tiếng rồi ngoan ngoãn nằm im.
Tóm lại, trừ những lúc không ngoan thì Suku đúng là con chó ngoan.
” Mong mọi người Like và để lại nhận xét để mình có động lực chép tiếp : D “
Còn nữa …
Tìm kiếm với từ khoá :
Share
Hiển thị bài viết từ : Sắp xếp theo
Trang 1/4
[ 11 bài ]
Chuyển đến trang
1,2,3,4Trang sau
Chuyển đến :
Đang truy vấn
Không có thành viên nào đang truy cập
Điều hành
Đóa Ân, Thử việc Box Truyện Nước Ta
Bạn không thể tạo đề tài mới
Bạn không thể viết bài trả lời
Bạn không thể sửa bài của mình
Bạn không thể xoá bài của mình
Bạn không thể gởi tập tin kèm
Source: https://thucanh.vn
Category: Chó cảnh