Cách chọn chim cu gáy hay nhất

Đầu: có các kiểu
Đầu bi (đầu tròn): Hình dáng đầu tròn.
Đầu xà: Đỉnh đầu hơi bằng, trông có vẽ hơi vuông và có góc cạnh.


Mắt
Mắt đóng (mắt sâu): đây là kiểu mắt của con mồi chiến, chim mồi có kiểu mắt này rất bản lĩnh, gan dạ và tính chiến đấu rất cao.
Mắt lộ: Chim có mắt lồi thì thường nhát nên ít người chọn nuôi.
Hai mắt khác nhau: còn gọi là Lưỡng nhãn (lưỡng nhãn ắt kỳ tài) có người đánh giá rất cao cón chim mồi có mắt này. Bao hàm cả con chim mắt lé: một bên mắt bình thường, một bên mắt méo.
Màu mắt: có màu đỏ (nhìn giống màu máu), con có màu mắt đỏ thì được cho là sát bổi, chim có màu mắt vàng nghệ (cũng đựoc cho là chim sát bổi), màu mắt vàng nhạt (nhìn như có màu trắng) chim không ra gì không nên nuôi.
Mỏ
Mỏ đinh: thẳng, nhỏ (chim có mỏ này thường được xem là nhặt nước tức là gáy nhanh, thúc dồn, mau miệng)
Mỏ quặp: có nhiều con mồi mỏ quặp thì thấy rất hay, tuy nhiên không phải là tất cả.
Mỏ sẻ: ngắn mỏ, mỏng mỏ (nhìn như to, rộng và mỏng vậy), con này mau miệng, nhặt nước, mau sào.
Mỏ đỏ: chim có mỏ đỏ được xem là chim sát thủ, các cụ quan niệm là có chú chim này thì chủ nhân của chim sẽ hay gặp những điều may mắn vậy.

Cách chọn chim gáy nuôi làm chim mồi


1. Cách phân biệt chim gáy trống, mái

Dù nuôi làm chim mồi, hay chim chơi thì cũng đòi hỏi trong chú chim đó những tiêu chuẩn cao của nghề chơi chim gáy như: siêng gáy, giọng hay (thổ bầu, thổ rền, thổ sấm,…. kim vắt,…), có nhiều tiết tấu như: chu, lèo, dặm (dặt?), vấp, gù chồng đấu,… Càng tích hợp trong chú chim gáy này nhiều những đặc điểm quý trên thì chú chim càng có giá trị cao, càng làm chủ nhân thêm cao hứng và tự hào.
Nhưng trong loài chim gáy, thì chỉ có chim trống là hay gáy, phong độ luôn ổn định nếu đựoc chăm nom tốt. (cũng có con chim mái gáy hay, hay đến nỗi có con còn làm chim mồi được nữa đấy nhưng lúc nó lòi ra vài quả trứng là lại không gáy hoặc ít gáy hẳn đi, người sành chơi không ai chịu nuôi chim gáy mái làm cảnh hay làm mồi dù có gáy hay đến mấy)
Vậy làm thế nào để chọn chính xác một con chim bổi trống để nuôi?!
Cách nhanh nhất là nhờ những người có kinh nghiệm chọn hộ bằng cách bẫy những con bổi tốt và nhường cho nuôi (Nhưng không phải ai cũng có điều kiện như vậy vì có khi không quen biết, ngại nhờ,…). Nên thông thường, đa số các bác đều chọn cách mua ngoài hiệu bán chim cảnh.
Chim gáy thuộc họ bồ câu nên con chim trống đa phần đều có kích thước lớn hơn chim mái
– Mỏ chim trống thường có phần lỗ mũi to hơn (nâng cao hơn ở phần cánh mũi).
– Mắt chim trống dữ hơn (thông thường có phần viền vàng bên ngoài có diện tích rộng hơn, con ngươi như thu nhỏ lại)
– Chim trống khi đậu trên cầu (hoặc trên cành) có lưng gù, đuôi cụp.
– Chân chim gáy trống đa phần to mập hơn, chân chim mái mảnh mai hơn.

Tuy nhiên, những dấu hiệu trên khi phân biệt cũng chỉ là tương đối. Trong thực tế, có những con chim mái có ngoại hình khá đẹp, thậm chí còn đẹp hơn chim trống nữa đấy mấy bác à!


2. Tiếng gáy của loài chim gáy.

Theo các cụ nghệ nhân, giọng chim gáy thường chia ra nhiều cung bậc cao thấp khác nhau. Để cho dễ gọi các cụ đã đặt tên các loại giọng gáy theo âm vực như sau:
– Giọng thổ: âm trầm. Trong giọng thổ, được chia thành các giọng: thổ đồng, thổ rền, thổ sấm (thổ hùm?!), thổ nhệ,…
Thổ đồng: âm trầm ngân vang như tiếng chiêng cồng, nghe như trong tiếng gáy có độ rung (luyến láy), như có tiếng kim loại (đồng, vàng) ngân rung.
Thổ bầu: âm trầm mà ồm to lên. (nghe “tròn” hơn tiếng thổ đồng)
Thổ sấm: âm trầm mà rền như tiếng sấm.
Thổ rền: âm trầm mà rỉ rả nỉ non .

– Giọng kim (có nơi còn gọi là giọng còi, giọng son): âm cao. Trong giọng kim có kim đồng (kim chuông), kim vắt.
– Giữa các giọng gáy trên còn phân chia làm kim pha, thổ pha.
Việc nghe và xác định giọng gáy theo các thụât ngữ trên không thống nhất nhau giữa các vùng miền, vì thế nên có rất nhiều người ngại tranh luận trên các diễn đàn về giọng chim. Hoặc ngay giữa các cụ cao niên cũng có khi còn nhầm lẫn về các loại giọng này.
Giọng chim gáy vì có sự đa dạng, phong phú như trên nên không ai dám nói là mình biết hết tất cả các loại. Nhưng sẽ rất thú vị khi tìm hiểu, và giữa không gian bao la của thiên nhiên chợt nghe vọng từ đâu tới một tiếng chim gáy của nhà ai đó, hoặc của thiên nhiên. Người chơi lắng tai nghe rồi đặt tên giọng gáy của chú chim này,…
Và càng thú vị hơn khi có người còn ví von giọng gáy của loài chim này với các giọng ca của các ca sỹ.
Đặc thổ (giọng hát ca sỹ nghệ sỹ ưu tú Trung Đức )
Đặc còi (giọng hát nghệ sỹ nhân dân Thu hiền)
Thổ Pha (giọng hát ca sỹ Nguyễn Phi Hùng)
Còi Pha (giọng hát ca sỹ Mỹ Tâm).
Còn giọng thổ đồng xuất sắc là giọng của một MC nam dẫn chương trình Văn nghệ chủ nhật trên VTV3 trước đây mấy năm thì phải.
2. Tiết tấu của giọng gáy.
Nói về gáy gọi (bổ, rao,..):: là tiếng gáy tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, nghe dõng dạc, khoan thai
chim gáy hụt (mổ ba, trơn lỡ); chỉ gáy có ba tiếng: cục cú cu…u!
Gáy đủ: cục cú cu….cu.
Bổ hai: cục cú cu…cu…cu.
Bổ ba: cục cú cu…cu…cu…cu.
Có chú chim còn gáy gọi bổ bốn, bổ năm thậm chí con bổ sáu nữa.
Tiếng gáy trận (thúc, ủ,…): là lúc chim gáy chiến đấu với nhau để tranh giành hoặc khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Chim gáy gấp gáp, thúc giục như tiếng trống giục xung trận vậy.
c��� ba tiếng một: cục cù cù, cục cù cù, cục cù cù,…. liên tục vậy.
Trong gáy trận có thể có những tiết tấu kèm theo rất quý sau:
Tiếng chu: là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu thì thừa hơi và thêm 1 tiếng cu rất nhẹ (nhẹ nhàng, xa xăm)

VD Cúc cu cu, Cúc cu cu..cu Cúc cu cu..cu
Tiếng lèoà khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu con chim gáy thêm 1 nhịp cục cù cù hoặc cục cù gần giống với tiếng gù nhưng nhanh hơn. VD Cúc cu cu, Cúc cu cu… Cục cù cù. hoặc cục cú cu, cù cu! cục cú cu. cù cu…cù cu. Đa số chim thỉnh thoảng mới ra lèo rất hiếm con có lèo dặm tức là gáy Cúc cu cu, cục cù cù, Cúc cu cu, Cục cù cù liên tục (nếu ra lèo liên tục thì người ta gọi là con có dặm (dặt) thì phải).
Tiếng vấp:Khi gáy tiếng trận, đột nhiên con chim ngừng như bị ai đó chẹp ngang cổ họng sau đó lại lên tiếng trận bình thường. Vd Cúc cu cu, cúc…….,cúc cu cu.
Tiếng gù:
Chim gù khi đã nói hết lời hơn lẽ thiệt với nhau bằng tiếng trận ở trên mà không anh nào chịu nhường anh nào cả và phải bật ra tiếgn gù thách thức, doạ nạt lẫn nhau:
– gù: cù cu, cù cu, cù cu, cù cu. (cứ hai tiếng gù cù cu là kèm theo một cái gật đầu)
– Gù chồng đấu: cù cu cục, cù cu cục, (ba tiếng một). có con gù chồng đấu ròng, có con gù lỡ (lúc chồng đấu, lúc gù bình thường)
Được chú chim gáy giọng thổ có đủ chu, lèo, dặm, vấp, gù chồng đấu thì coi như là người chơi đã rất có duyên với nghề chơi chim gáy rồi vậy.

3. chọn chim gáy có ngoại hình tốt để nuôi chim mồi hay chim khách.

Vì sao lại phải chọn chim có ngoại hình tốt?!
Bất kể chim chơi hay chim mồi, dù tiếng hay, giọng đẹp đến mấy ở ngoài rừng nhưng có ngoại hình xấu có khi nuôi rất khó nổi ( nổi = chim thuần thuộc, gáy ở nhà cũng như khi ở ngoài rừng vậy). Hơn nữa, còn gì quý hơn, tự hào hơn khi nuôi được một chú chim có cả thanh hay lẫn sắc đẹp. Như cô hoa hậu vừa đẹp người, đẹp nết mà còn hát hay nữa. ư
Trong nghề chơi, các bác có kinh nghiệm hoặc các nghệ nhân rất quan tâm đến vấn đề ngoaị hình của chim gáy. Không thế mà còn có cả một khoa xem tướng đoán tiền vận, hậu vận cho chim gáy nữa đấy.
Trước khi muốn chọn một con chim gáy có ngoại hình đẹp, mời các bác cùng làm quen với các thuật ngữ trong nghề chơi khi nói về các đặc điểm trên cơ thể chú chim gáy đã nhé.
3.1. Thuật ngữ, nghề chơi

Cách chọn cu mồi hay    
Tổng hợp các chú chim gáy có đặc điểm sát bổi.

Người chơi chim gáy lâu năm chỉ quan tâm và mong tìm ra những chú gáy có đặc điểm sát bổi. Chim mồi có những đăc điểm sau đây thường hay
1. Chim khi gù có tròng vàng giản ra, tròng đen nhỏ(co) lại
2. Chim khi gù dơ cánh lên( thường thì dơ 02 cánh)
3. Chim có mỏ cong như mỏ con cắt và kèm theo giọng gù cà lăm.
4. Chim có vảy giao long cả hai chân và đóng kín không hở vảy nào.
5. Chim có giọng gù rè rè, âm thấp
6. Chim có bộ lông dặm cánh nhặt, mỏng như vảy con cá Diếc và có viền sáng vàng trên từng lông dặm cánh.
7. Chim gáy có âm hậu thấp nhất ở tiếng sau cùng.(tỉ lệ nhiều cho chim giọng thổ, thổ pha đồng).
8. Con chim sa cầu nhưng biết dặm gù và vẫn không đổi thế khi chim bổi chung thế.
9. Con chim nhỏ như con cun cút (chim bị còi).
10. Chim có cườm đóng gần khít vòng cổ
11. Chim chỉ gù một hoặc hai sạt khi chim vô thế, rồi sau đó xù lông từ đầu đến gần đuôi như con nhím, đi lòng vòng chậm chạp trong lồng, đầu gục gục như là đang muốn gù nhưng không bao giờ gù nữa (Quê tôi gọi là gù gió), loại này bắt chim bỗi cở nào cũng được.
12. Chim có mỏ đinh và khi gù cái mặt nó nghiêng song song đáy lồng, có động tác như cái liềm cắt cỏ

13. Viền ngoài lông quy cánh tưu tưu, sơ xác nhìn như kiểu lông đuôi quét đất .
14. Con có hình dạng giống chim mái nhưng là chim trống nghe ( chắc bổi tưởng mái )
15. Chim cu gáy có móng trắng
Ngoài ra con có một số ít nhận xét như sau :

chim có cánh nhạn bắt nhiêu hơn chim không có chim có đường chỉ mỏ thẳng vào mắt bắt nhiều hơn chỉ mỏ cong
chim có chân màu đỏ hồng[giong đồng]bắt nhiều hơn chim chân nâu chim có chân màu đỏ đậm hoặc nâu[giọng thổ ] bắt chim nhiều hơn chân đỏ hồng.
him cu gáy từ bắc chí nam tất cả đều như nhau,nhưng chim miền nam khác chim miền bắc chỉ khác nhau một chút về sắt lông,đó là điểm mực chấm bí ,có nơi gọi là mã vẩy.Chim miền bắc thường mã phấn hồng điểm mực rất mờ dường như không có ,chim bắc thường bóng bộ to hơn chim nam.Còn tất cả đều như nhau !Đại đa số vùng miền nào cũng có chim hay chim dỡ,nhưng tuỳ vùng miền phong trào và đạo chơi,vì vậy những người đam mê ở trường phái nào thì chọn cho mình chú chim chơi theo trường phái đó,cùng một con cu gáy nhưng hai trường phái khác nhau hoàn toàn,nhưng trường phái nào ,cũng phải bài bản đủ cả,chim mới được đánh giá cao.Chim mồi nước tiền phải đủ bài bản thì mới rút bổi về nhanh và giữ bổi ,để nước hậu kết thúc .Bài bản của mồi phải có những nước như gù (phóng đón rước đủ chu đe lèo kèm hậu gù đúng lúc và bền+ âm giọng thoát ăn rừng nữa ) với mình đích thị một con chim mồi hay,chỉ đơn giản vậy thôi là đủ !
Bài bản của con chim đấu nó hơi khác chút là không quang trọng nước hậu gù cho lắm, nước tiền mới quyết định để đánh giá con chim.Bài bản chim đấu phải có những giọng điệu như: (Chu. Đe. lèo. Dặm. Vấp .Nhịu. Ngợ. Mơ ) Nước hậu không cần khoẻ gù cho lắm,nhưng phải có giọng điệu gù kép cà lăm hay chồng đấu nữa mới là con chim đủ bài bản của chim đấu. Trường phái nào cũng vậy sỡ hửu được những chú chim có nước chơi như vậy không phải dễ tìm,nhưng không có gì là không thể,nếu có đam mê,có phận có duyên là có tất cả

 

Phải nuôi cu non chưa biết bay, lông tơ còn, hoặc mọc lông ống sơ sơ. Có thể nuôi cu rừng bắt tổ, hoặc cu con do nuôi đẻ.

THAM KHẢO CÁCH NUÔI CHIM CU GÁY

Bước 1 / 8

Nếu cu còn tơ, hoàn toàn có thể nhai gạo thành nhỏ vụn, cho miệng nó vào miệng của bạn, nghe ghê ghê nhưng vui lắm, chim sẽ tự rúc tìm gạo trong miệng của bạn để ăn, như rúc trong miệng chim mẹ vậy ! Không nên cho chim đậu giữa lòng bàn tay, vì giữa lòng bàn tay thường có mồ hôi chảy, rất độc và gây hại cho chân chim, nếu cho đậu nhiều lần sẽ làm cho cu bại liệt ở chân. Nên cho nó đậu ở cánh tay hoặc trên sống lưng bàn tay .
Bước 2 / 8

Bạn nuôi dưỡng nó cẩn trọng, tránh chó hay mèo vờn nó, treo lồng ở nơi nào yên tĩnh, ít người qua lại, mỗi khi bạn đến bên lồng thì nên thả cho nó vài hạt mè ( vừng ) hay ngô ( bắp ), làm nhiều lần thì nó sẽ mến bạn, bạn đến gần thì nó sẽ xông xáo như muốn tìm cách đến bên bạn ( chim mến người ), nhưng không được thả nó ra đâu nha ! Vì nếu bạn thả ra, nó sẽ bay đi mất đó, chỉ cần nó tập vỗ cánh vài bữa là hoàn toàn có thể bay xa, bay cao .
Bước 3 / 8

Mỗi khi đến bên lồng, quy trình tiến độ cườm khởi đầu mọc, bạn nên tập phát âm giống như tiếng chim gù, nghe như ” cục cu, cục cu … ” càng về sau thì âm thanh đó càng nhanh, như muốn hối thúc điều gì đó, đây là tuyệt kỹ để chim có giọng gù hay, không nên phát ra âm thanh ” cục cu cu cu ” như khi cu gáy, vì khi người lạ vào thì chim gù nghe mới hay .
Bước 4 / 8

Phải kiên trì, rèn luyện tiếp tục, khởi đầu chim sợ nên nó né bạn, sau thì quen, đôi lúc khi nó sung lên nó sẽ gù lại bạn .
Bước 5 / 8
Một số người khi gù với chim thì hay gật gật đầu như cúi chào nó, hay nói đúng hơn là giống như hai con chim cu đang gù nhau, 1 số ít cao thủ khác lại sử dụng bàn tay, đưa lên đưa xuống trước mặt nó, vừa đưa lên đưa xuống miệng vừa gù. Các bậc tiền bối thì sau mỗi lần tập cho nó như vậy thường thả cho nó vài hạt vừng ( mè ) để kích thích nó, như huấn luyện viên đang luyện những con vật trong gánh xiếc .
Bước 6 / 8

Thỉnh thoảng mang cu ra phơi nắng, đặt lồng tiếp xúc với mặt đất, thả vài hạt vừng hoặc ngô cho chim mổ ăn, và cho nó tự ăn đất để bổ sung một số chất khoáng mà nó thiếu. Nhưng hạn chế việc mang chim ra ngoài, hoặc cho chim tiếp xúc với người lạ. Khi chim đã nổi lửa hay sung thì nó gáy lại với bạn, nhiều khi bạn đến chưa gần lồng là nó đã gáy chào đón bạn rồi!

Bước 7 / 8

Khi nó sung, tức đã lên lửa nhiều, bạn nên để nó ở nơi đó và tập luyện nhiều để cho nó đứng chim. Sau đó mới chọn một nơi thích hợp để treo chim. Tốt nhất là chọn nơi nào thường xuyên có người vào ra, có thể là trong nhà nơi gần cửa ra vào, hoặc ngoài sân.

Kinh nghiệm nuôi chim cu gáy –
Bí quyết chọn gà chọi hay
Dạy chim sáo nói tiếng người –
Bí quyết nuôi chào mào
Nuôi chim họa mi hót hay bằng cách nào
Bí quyết nuôi gà chọi
Kinh nghiệm nuôi chim họa mi
Kỹ thuật nuôi bồ câu đạt năng suất cao
Cách gột chim cu gáy


(ST)

Rate this post

Bài viết liên quan