Là một trong những dòng cá cảnh xuất hiện phổ biến và khá dễ nuôi, cá Molly ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Vậy bạn đã biết cách nuôi cá Molly sinh sản như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Cùng Thucanh theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết nhé.
Cá Molly là gì?
Cá Molly hay còn có nhiều tên gọi khác như cá bình tích, cá trân châu. Chúng được tìm thấy nhiều ở miền Nam Hoa Kỳ, Trung Mỹ hay Mexico,.. Loài cá này cũng có màu sắc khá đa dạng. Ban đầu chúng chỉ có ba màu cơ bản là vàng, trắng và đen. Trải qua quá trình lai tạo nhiều năm và hiện nay chúng có nhiều màu sắc khác nhau rất đẹp.
Chúng cũng là loài có kích thước khá nhỏ. Các con trưởng thành thường chỉ khoảng từ 4 đến 5 cm. Để phân biệt giữa con đực và cái, bạn có thể nhìn vào hình dáng, vây và đuôi cá. Ở con Molly cái thường có nhiệm vụ sinh con, nên chúng có phần bụng tròn và xệ xuống. Cơ thể thì cũng ngắn hơn so với con đực. Vây và đuôi của cá đực thường dài và màu sắc rực rỡ, đa dạng kiểu hơn con cái.
Cá Molly có thể thích nghi tốt với mọi điều kiện môi trường sống. Tuy nhiên môi trường nước ngọt luôn được ưa thích nhất.
Kinh nghiệm nuôi cá Molly sinh sản hiệu quả
Cá Molly vốn là dòng cá đẻ con khá hiền lành, dễ nuôi, dễ chăm sóc. Việc nuôi dưỡng cá Molly sinh sản tốt tạo điều kiện để cho ra những lứa cá con chất lượng. Sau đây là một vài cách nuôi cá mà bạn có thể tham khảo
Bể nuôi cá
Để quá trình sinh sản của cá Molly diễn ra tốt hơn, bạn cũng cần chuẩn bị một bể nuôi cá phù hợp. Kích thước bể không cần quá lớn, thường khoảng 10ml cho việc nuôi từ 2 đến 3 con. Đảm bảo có không gian rộng rãi để chúng có thể thoải mái sinh hoạt cũng như ít bị căng thẳng khi mang thai.
Khi cá Molly gần sinh sản, chúng sẽ tìm đến những nơi ẩn náu như hang đá, bụi cây. Vì thế, trong bể nuôi bạn cũng nên chuẩn bị một số phụ kiện, cây thủy sinh đầy đủ. Cách tốt nhất là bạn nên tách cá cái mang thai ra một bể riêng. Nhiệt độ nước phù hợp ở khoảng từ 25 đến 28 độ C, độ pH từ 7 đến 8,2. Dưới đáy bể có thể bổ sung rong tảo, hang đá để cá có chỗ trú ngụ.
Sau khi cá sinh sản xong, bạn cũng nên quan tâm đến việc bổ sung ánh sáng cho bể nuôi. Nên bố trí đèn chiếu sáng để giúp cá con lên màu đẹp và không bị nhạt màu. Có thể lắp hệ thống sưởi ấm nước nếu khu vực lạnh.
Thức ăn
Thông thường, khi nuôi cá con giai đoạn đầu thì bạn cũng không nên cho cá ăn quá nhiều. Lượng thức ăn đảm bảo vừa phải để tránh cá ăn quá no. Thức ăn thừa cũng sẽ dễ gây bẩn nước nhanh. Dễ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như dễ khiến chúng mắc các bệnh như nấm đốm trắng, nhiễm khuẩn,…
Nguồn thức ăn chủ yếu có thể cho cá ăn đó là rong rêu, trùn huyết, lăng quăng, artemia,… Không nên cho cá Molly ăn thức ăn viên tổng hợp liên tục vì gây nên chứng khó tiêu. Bạn có thể kết hợp cám viên và đồ tươi để giúp chúng dễ ăn hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể cho cá ăn rau chân vịt hay rau diếp để chúng giữ màu đẹp hơn.
Lưu ý khi chăm sóc cá Molly sinh sản
Bạn cũng nên lưu ý rằng phải vệ sinh bể cá thường xuyên để đảm bảo nhiệt độ cũng như tránh ô nhiễm nước. Khi thay, bạn cũng nên giữ 1/3 lượng nước cũ. Điều này tránh làm cho cá bị sốc và nhanh thích nghi với môi trường nước mới.
Một điều nữa bạn cũng cần lưu ý đó là nên tách cá mẹ ra khỏi bể nuôi cá con. Đảm bảo để cá có thể an toàn và bảo toàn số lượng cá thể sinh ra.
Vừa rồi Thucanh cũng đã chia sẻ đến bạn cách nuôi cá Molly sinh sản cực hiệu quả hiện nay. Hãy đảm bảo chuẩn bị tốt mọi điều kiện nuôi dưỡng cá cũng như vận dụng những kiến thức chúng tôi đã bật mí đến bạn một cách phù hợp nhé. Cảm ơn đã dành thời gian xem hết bài viết.
Xem thêm:
Cá bình tích đen là cá gì?
Cá mún Koi là gì?
Phân biệt cá mún đực và cái ra sao?