Ngày nay, thú nuôi trăn cảnh dần trở nên phổ biến trong cộng đồng. Đây được xem là một trong những loài động vật có hoa văn bắt mắt, hiền lành, dễ nuôi. Không chỉ phục vụ cho mục đích chơi cảnh, giải trí mà chúng còn mang lại giá trị kinh tế lớn. Bài viết sau của Thucanh sẽ giúp bạn hiểu hơn về các kinh nghiệm nuôi loài vật này khỏe mạnh và đúng cách nhất.
Vì sao nhiều người thích nuôi trăn?
Phong trào nuôi và săn lùng những giống trăn cảnh độc lạ ngày càng phát triển rầm rộ trong cộng đồng. Tuy nhìn bên ngoài, loài động vật này khiến nhiều người phải khiếp sợ. Thế nhưng khi đã biết cách nuôi và biết được những lợi ích mà nó mang lại thì bạn sẽ không còn quá e ngại.
Đầu tiên, nhiều người có đam mê với thú chơi bò sát cảnh thì không thể bỏ qua loài động vật này. Nuôi trăn cảnh không gây ồn, hoặc bị rụng lông như chó, mèo. Cũng không hề tốn công sức phơi nắng hay tắm rửa. Con vật này khá thích hợp cho những người có tính chất công việc bận rộn.
Bên cạnh đó, nhiều hộ dân còn phát triển mô hình nuôi trăn lấy thịt làm thực phẩm. Nguồn thịt từ trăn bổ dưỡng. Da của chúng có thể làm nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp da, lấy mỡ trăn chữa bệnh, làm đẹp, nấu cao trăn chữa bệnh.
Không những thế, việc nuôi trăn cũng rất tốt cho tử vi và phong thủy. Nó như con vật hộ mệnh, mang đến nhiều may mắn, giải hạn, tạo nhiều điều suôn sẻ cho bạn.
Kinh nghiệm nuôi trăn cảnh đúng cách
Chuồng nuôi
Một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu khi nuôi trăn cảnh đó là vấn đề chuồng nuôi. Chuồng có thể làm bằng gỗ thanh, nan tre, sắt, lưới mắt cáo có khe, lỗ rộng từ 1-2, 5 cm (tuỳ loại trăn nuôi). Đảm bảo để bạn có thể cho ăn thuận tiện, dễ dàng vệ sinh và không để trăn có thể chui ra ngoài.
Đặt chuồng nuôi cách mặt đất từ 30 đến 35 cm để dễ dàng cho việc vệ sinh. Nơi có điều kiện kèm theo đất rộng nên làm chuồng tích hợp với khu vườn rừng chăn thả, có rào lưới sắt tráng kẽm để nuôi.
Trong chuồng nuôi, bạn cũng nên cung cấp đầy đủ dụng cụ. Cần thiết phải kể đến bát uống nước, dụng cụ sưởi, nhiệt kế, chỗ trú ẩn,… Nhiệt độ phù hợp nuôi trăn thường từ 25 đến 30 độ C, độ ẩm khoảng 60%.
Thức ăn nuôi trăn cảnh
Thức ăn nuôi trăn cảnh hầu hết là những động vật hoang dã có máu nóng như gà, vịt, chim cút non …, thú có guốc nhỏ ( thịt heo, bò, dê,… ), những loài gặm nhấm (thỏ, chuột …).
Ngoài ra, bạn cũng nên cung cấp nước đầy đủ cho trăn cảnh. Những ngày nóng bức và đặc biệt thời điểm khi sắp thay da, trăn thường trầm mình trong nước. Nước giúp nó lột xác mau chóng và thuận tiện hơn. Khi thiếu nước lớp vảy sừng thường bị sát khó bong. Vì vậy, trong chuồng nuôi nên cần thiết có một chậu nước cho trăn.
Người nuôi có thể cho trăn ăn từ 5-7 ngày/lần. Trong quá trình cho ăn nên dùng kẹp gắp thức ăn để đảm bảo an toàn. Đối với trăn con từ 1 tháng tuổi đến 0,5 kg, 1 tuần cho ăn 1 lần. Trăn từ 1 – 5 kg cho ăn 2-3 lần / tháng, mỗi lần từ 1-1, 5 kg thức ăn. Những con trên 10kg, cứ 8-20 ngày cho ăn 1 lần, mỗi lần từ 3-5 kg thức ăn. Ngoài ra, bạn có thể hòa vào nước uống những loại vitamin như B1, B6, B12, C, A, D, E,…
Nuôi trăn sinh sản cần lưu ý những gì?
Thời gian phối nuôi trăn cảnh sinh sản tốt nhất là tháng 11-12. Trước mùa phối giống 1 tháng cho con cháu ăn thật no để có đủ dinh dưỡng tích mỡ và tạo trứng.
Khi trăn được khoảng 28-30 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để phối giống. Khi trăn cái muốn giao phối thường tiết ra mùi đặc hiệu để dụ con đực. Lúc này thả trăn đực khoẻ mạnh có khối lượng bằng hoặc to hơn vào. Nên cho phối kép để bảo vệ trứng thụ thai và có tỉ lệ nở cao.
Trăn cái mang thai từ 120 – 140 ngày. Trong thời hạn trăn cái có chửa không cho ăn hoặc cho ăn mỗi lần một chút ít để tránh chèn ép trứng. Làm ổ đẻ nơi yên tĩnh, tránh gió lùa.
Mỗi lần trăn cái đẻ từ 10-100 quả trứng. Thời gian ấp trứng 53-55 ngày thì nở. Trăn con tự mổ vỏ trứng chui ra. Sau 1-2 ngày có những con trăn yếu không tự mổ vỏ chui ra. Lúc này người nuôi đem thả những quả trứng này vào nước ấm kích thích để trăn con tự mổ vỏ chui ra. Trăn mới nở thường dài 50-60cm, nặng 80-140 g. Trăn con sau khi nở hoàn toàn có thể tự sống 3-5 ngày bằng khối noãn hoàng tích ở trong bụng.
Những kinh nghiệm chăm nuôi trăn cảnh vừa được Thucanh bật mí ở trên. Hy vọng rằng bài viết sẽ hữu ích giúp bạn có được một quá trình nuôi trăn thuận lợi. Đừng quên thường xuyên cập nhật các tin tức mới nhất từ trang web chúng tôi.
Xem thêm:
Trăn gấm có nuôi làm cảnh được không?
Mẹo bẫy mèo hoang an toàn
Chồn mướp là con gì?