Mèo là vật nuôi rất phổ biến tại nhiều gia đình ở Việt Nam. Trong quá trình nuôi dưỡng, chơi đùa sẽ khó có thể tránh khỏi các trường hợp bị mèo cào, cắn. Trong lúc này bạn phải thật bình tĩnh và làm theo các bước xử lý khi bị mèo cắn mà Thucanh chia sẻ dưới đây.
Bị mèo cắn có nguy hiểm không?
Trong cơ thể mèo có chứa rất nhiều virus, vi khuẩn độc hại. Chúng có thể lây lan cho chúng ta qua vết cắn hoặc qua đường nước bọt. Theo nhiều thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC, trên da, phân của mèo cũng có chứa rất nhiều vi khuẩn độc hại.
Trên thực tế, nếu ai đó bị mèo cắn mà không được xử lý kịp thời sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh dại. Nghiêm trọng hơn, nếu để lâu mà không cứu chữa kịp thời, có thể gây nên các bệnh nguy hiểm cho sức khỏe. Và thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng nữa đấy.
Các cách xử lý khi bị mèo cắn
Xử lý vết thương – xử lý khi bị mèo cắn
Xử lý vết thương thật sạch bằng xà phòng dưới vòi nước đang xả mạnh. Cho dù là bạn bị bị mèo cắn, cào chảy máu hay không. Thì bạn vẫn phải xử lý vết thương. Bằng cách này trong 10 phút ngay sau khi bị tấn công.
Sau khi đã rửa sạch, bước tiếp theo bạn hãy sát trùng vết thương. Bằng cách dùng dung dịch sát khuẩn, bôi lên vết thương bị mèo cắn. Sau đó dùng miếng vải mềm, phải đảm bảo là vải sạch phủ lên vết thương và băng nhẹ lại. Lưu ý không nên băng kín vết thương bạn nhé. Nên nhớ rằng, trong quá trình sơ cứu, tuyệt đối không để vết thương bị trầy xước, bầm dập.
Tiêm phòng bệnh dại, tiêm phòng uốn ván
Ngay sau khi bị mèo cắn trong vòng 48h. Bạn phải đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, để được bác sĩ xử lý và điều trị vết thương theo cách an toàn nhất. Bác sĩ sẽ xem xét vết thương và quyết định có nên tiêm vaccine uốn ván, vaccine ngừa dại và huyết thanh dại hay không?
- Trường hợp vết cắn nhẹ, cách xa thần kinh trung ương thì có thể áp dụng tiêm uốn ván và theo dõi con vật đã cắn
- Trường hợp vất cắn tại những nơi gần thần kinh trung ương thì phải tiêm vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay lập tức
Theo dõi mèo trong những ngày tiếp theo – xử lý khi bị mèo cắn
Bạn cần theo dõi và chăm sóc mèo trong 14 ngày tiếp theo. Nếu mèo hung dữ, bỏ ăn, chảy nước bọt, nghiêm trọng hơn là chết trong vòng 1 tuần đến 10 ngày. Lúc này bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và thực hiện tiêm phòng theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.
Những trường hợp mèo có thể gây bệnh dại
Để tránh những điều đáng tiếc và không may xảy ra, Thucanh khuyên bạn nên tránh treo đùa với mèo khi có các biểu hiện dưới đây:
- Mèo chưa tiêm vaccine phòng ngừa bệnh
- Có biểu hiện sủi bọt mép, cắn, cào, cáu gắt
- Khi mèo xuất hiện các hiện tượng ốm
- Mèo đi lạc sau một thời gian trở về nhà
- Khi mèo đang đến mùa giao phối
- Mèo hoang, mèo thất lạc
- Trường hợp mèo ăn những thứ bất thường như gỗ, móng chân,…
Bị mèo cắn nên kiêng ăn gì?
Dưới đây là một số thực phẩm mà người bị mèo cắn không nên ăn, bạn tham khảo và lưu lại ngay nhé:
- Trứng: đây là thực phẩm khiến cho lớp da non của bạn bị loang lỗ trong quá trình liền lại.
- Đồ nếp: sẽ khiến cho vết thương của bạn sưng tấy, đau nhức nhiều hơn. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế ăn xôi, bánh nếp hoặc các món làm từ nếp.
- Rau muống: loại rau này có thể lưu lại sẹo lồi, gây mất thảm mỹ cho da. Trong trường hợp này, việc sử dụng nghệ sẽ không có tác dụng tái tạo và phục hồi da.
- Thịt bò: đây là thực phẩm có chứa hàm lượng đạm rất cao. Chúng khiến cho vết sẹo của bạn trở nên đen sẫm, mất thẩm mỹ.
Bạn nên bổ sung thêm nhiều loại rau xanh, trái cây. Để tăng sức đề kháng, thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh hơn, tốt hơn.
Trên đây là các cách xử lý khi bị mèo cắn không chảy máu mà Thucanh đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng chúng có thể giúp bạn phòng tránh và xử lý vấn đề mèo cắn một cách tốt nhất.
Xem thêm: Chích ngừa mèo cắn bao nhiêu tiền? Cách sơ cứu khi bị mèo cắn