Mật ngọt chết mèo (Tai mèo & Mặt ngầu, #1)

Mật ngọt chết mèo là một cuốn truyện tranh thể hiện một góc nhìn khá ngọt ngào và cũng không kém phần tinh nghịch của cô nàng Đặng Ngọc Minh Trang về tình yêu đôi lứa với nội dung được vẽ nên trong cuốn sách là những câu chuyện có thật đã xảy ra trong thời gian Tai Mèo (tác giả) và Mặt Ngầu (bạn trai) quen nhau.

Tôi chợt nhớ ai đó đã từng phát ngôn rằng: “Hãy yêu một cô nàng ưa viết lách vì khả năng cao cô ấy sẽ tặng bạn một tập thiên tình sử đầy lãng mạn mà nàng ta là tác giả, còn bạn là nhân vật chính đầy lung linh.” Ở đây, chàng Mặt Ngầu quen nàng Mèo họa sĩ, thế là tình yêu đã truyền cảm hứng cho những nét vẽ của nàng để bây giờ không chỉ Mặt Ngầu mà rất nhiều kẻ đã, đang và sẽ yêu khác đều có một “Comic yêu” để mà lật giở, thậm chí để mà mơ tưởng ít nhiều.

Trước khi đào sâu vào nội dung chính của tác phẩm thì tôi xin được đánh giá sơ bộ về hình thức của Mật ngọt chết mèo.

Nhìn chung, các nhận vật được tạo hình dễ thương và có sắc thái biểu cảm sinh động, trực quan, phù hợp với phong cách sôi nổi của những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, chính việc tạo hình dễ thương ấy đã ngăn cản sự biểu lộ tối đa những nét trầm tư, sâu sắc và bí ẩn của nhân vật. Điều này tạo cảm giác thiếu thốn và đơn điệu giống như là tác phẩm chỉ có Mặt Trời mà thiếu đi mất Mặt Trăng vậy! Hoặc giả như các nhân vật đó thật sự chỉ thể hiện một cá tính như thế thì cuốn truyện lại là đất diễn rất phù hợp cho họ.

Kết cấu truyện theo trình tự thời gian, đan xen với những suy tưởng của tác giả nên dễ thu hút bạn đọc. Tuy nhiên việc đan xen ấy chưa đủ khéo nên vẫn có cảm giác gượng ép rời rạc và khiến nội dung phần “Nhật ký hẹn hò” bị đứt mạch khi phải nhường chỗ cho sự đúc kết tư tưởng của nàng Mèo.

Lời thoại, văn phong đơn giản, ngắn gọn, hài hước, có tính giải trí. Tuy nhiên nội dung đối thoại giữa nhân vật chính (Tai Mèo và Mặt Ngầu) còn chưa phong phú vì nó chỉ phát sinh ra trong những hoàn cảnh ăn uống, ngủ nghỉ, chơi bời – đơn thuần ở thế giới vật lý mà hầu như không thấy bắt gặp sự chia sẻ về thế giới tinh thần giữa hai người – những tư tưởng, hoài bão, xúc cảm của nhau trong cuộc sống. Vậy nên tôi không “quote” được phát ngôn nào hay ho từ trong những cuộc đối thoại giữa họ để nghiền ngẫm, học hỏi, và cũng không tìm thấy được câu nói nào có đủ ấn tượng để làm giàu vốn giao tiếp của bản thân.

Ngoài ra, một điểm khiến tôi chưa thật sự hài lòng khi quan sát lại kết cấu toàn bộ tác phẩm này đó là: Mặt Ngầu có rất ít đất diễn trong truyện. Dù rằng chàng ta là một nhân vật được kể lại dưới góc nhìn của cô nàng Tai Mèo, nhưng Mặt Ngầu cũng là một nhân vật chính có vai trò tương đương như người yêu của ảnh, vậy mà hầu hết những tình huống truyện đều thể hiện rằng cô nàng là người khởi xướng mọi chuyện, là kẻ nổi bật hơn cả, là trung tâm của sự chú ý.

Mặt Ngầu luôn thể hiện một sự bị động, chỉ chờ nàng Mèo có bắt đầu gì đó rồi đáp trả lại, hoặc khi tham gia phỏng vấn, chàng ta luôn là người trả lời sau (trong khi không nhất thiết phải như vậy.) Cảm thấy Mặt Ngầu bị thiếu mất tính “ngầu”, giống như một diễn viên quần chúng nhợt nhạt vậy. Nếu như tác giả chỉ đơn thuần là liệt kê lại những sự kiện mà không hề có chủ đích tính toán hay sắp đặt để cân đối với tinh thần chung của cuốn truyện thì sự mất cân bằng trong việc chia đất diễn này cho tôi cảm giác về một sự lấn át đối phương.

Xét về nội dung, chủ đề của cuốn truyện đề cập tới tình yêu đôi lứa với những câu chuyện chân thật, đời thường xoay quanh Tai Mèo và Mặt Ngầu với cách thể hiện nội dung rất dễ thương của tác giả thông qua sắc thái biểu cảm sinh động và lời thoại cá tính của nhân vật. Khi đọc bất kỳ tác phẩm nào, việc đầu tiên tôi hướng tới là tìm ra tư tưởng chủ đạo xuyên suốt tác phẩm đó. Và quan điểm nổi bật nhất trong tình yêu của tác giả thể hiện ở cuốn truyện đó là: Trân trọng những điều đang có và cùng nhau sẻ chia, vun đắp mối quan hệ.

Cá nhân tôi đánh giá cao triết lý này của Đặng Ngọc Minh Trang vì nó phần nào hướng con người ta tới giây phút hiện tại – điều rất cần thiết trong mọi mối quan hệ, thậm chí trong mọi mặt của cuộc sống. Chính việc trân trọng những gì đang có, dù là những khoảnh khắc lãng mạn, say mê, hay là những cuộc cãi vã tóe lửa rồi sau đó đóng băng hết cả, sẽ giúp hai người trưởng thành hơn rất nhiều khi yêu.

Chỉ khi nào một kẻ đã biết đứng sang một bên và quan sát được mọi động thái diễn ra trong bản thân mình, trong sự tương tác với người yêu và nhận thức rằng đó là những trải nghiệm thì kẻ đó mới có cơ hội nhìn được bức tranh chung một cách khách quan nhất. Điều này cũng không khác gì việc theo dõi bộ phim một cách hoàn thiện rồi nhận ra những tinh túy bên trong, chứ không phải chỉ vì chẳng may ghé mắt qua một cảnh khó ưa mà tắt phụt TV rồi đem lòng ghét bỏ cả tác phẩm kinh điển.

Nhìn thoáng qua thì Mật ngọt chết mèo có thể lấy lòng bạn đọc ngay lập tức về nội dung khi nó khiến không ít kẻ có ngay cảm giác rằng đây là một chuyện tình đẹp như mơ và dễ thương như chú gấu Pooh. Tuy nhiên, khi đi kỹ càng hơn thì thấy nội dung tác phẩm vẫn còn chưa đủ độ sắc bén để tôi thỏa mãn. Điều đó lần lượt được thể hiện như sau:

Ngoài triết lý trân trọng những điều đang có (được đề cập ở trên), thì một số tư tưởng về tình yêu và hạnh phúc của Tai Mèo cũng được thể hiện như là: Bên nhau trong mọi mặt của cuộc sống, nâng đỡ nhau trong những giờ phút khó khăn và luôn tôn trọng đối phương. Tôi nghĩ đây là biểu hiện của tình yêu nói chung chứ không chỉ có trong tình yêu đôi lứa. Vậy nên quan trọng là nắm giữ được điều cốt lõi mà không cần bận tâm nhiều đến vẻ bề ngoài, vì chúng sớm muộn cũng được nảy nở xinh đẹp như một bông hoa khi hạt mầm tình yêu đã đủ đầy sức sống bên trong mỗi người.

Tuy nhiên, nếu tác giả nói thêm (có thể rất nhiều) nữa về “Tình yêu là gì” hay “Thế nào là hạnh phúc” với một cách thức tương tự thì chúng vẫn chỉ là phần ngọn rất đỗi mơ hồ. Cá nhân tôi chưa thấy được việc đề cập đến trạng thái yêu gốc rễ khi đọc cuốn truyện tranh này. Sự diễn giải của tác giả về tình yêu đó là sự nhung nhớ hay lo lắng cho nhau, cảm giác bình yên khi ở bên người kia,v.v…. Cá nhân tôi lại cho rằng dấu hiệu nhận biết tình yêu nằm ở trạng thái hạnh phúc của người trong cuộc khi đặt mình vào mối liên kết đó ở ngay giây phút hiện tại, mà không cần quan tâm là chuyện gì đã diễn ra và sẽ xảy tới. Như John Lennon đã từng nói:

“It matters not who you love, where you love, when you love or how you love, it matters only that you love.”

Tóm lại, một cái cây mà không có rễ thì dù có mọc ra bao nhiêu ngọn thì cũng là ảo tưởng mà thôi!

Đọc những triết lý đúc kết được của Đoàn Ngọc Minh Trang, tôi chờ đợi một góc nhìn rất quan trọng và mang tính quyết định, đó là Sự tự do trong tình yêu. Tôi đã khấp khởi vui mừng bắt gặp nó phảng phất trong câu nói: “Chung thủy là sự tự nguyện!” Tuy nhiên việc diễn giải quan điểm này còn chưa rõ ràng, thậm chí ảnh minh họa lại thể hiện một sự mâu thuẫn rằng “Trai gái nào loạng quạng đến bồ mình thì cạp chết không tha!” Tôi dám cá rằng nếu tác giả chỉ cần tập trung đào sâu một nội dung “Chung thủy là sự tự nguyện” ấy thôi xuyên suốt cuốn truyện thì cũng đủ sức thống trị mọi kệ sách và mọi vị trí gối đầu giường của bạn đọc. Trong nhiều năm.

Dù có đan xen triết lý nhưng cách thể hiện thì không làm bật lên được sự sâu sắc của tác phẩm. Vì rằng không phải cứ nói triết lý thì truyện sẽ đậm đà, mà chính là cách để tư tưởng ấy bộc lộ mới quyết định sự sắc bén của cuốn truyện. Theo tôi, nếu tác giả giấu được những giá trị đó vào trong lời thoại, hành động, góc nhìn của các nhân vật (thậm chí là trong những nét vẽ) và để bạn đọc tự khám phá ra thì sẽ thú vị hơn rất nhiều. Việc tương tác với nhau giữa các nhân vật tự thân nó sẽ sinh ra những triết lý và tự thân nó cũng thể hiện được thế giới quan của mỗi người. Vậy nên tôi cho rằng việc thể hiện triết lý ở hai phần “Tình yêu là gì” và “Thế nào là hạnh phúc” trong tác phẩm là thừa thãi, nếu không muốn nói là quá sức đối với tác giả. Việc giấu những tư tưởng vào trong hình ảnh và câu chữ đòi hỏi một sự đầu tư tâm sức và độ sáng tạo rất lớn. Mật ngọt chết mèo chỉ thể hiện được sự phá cách thông thường mà chưa đạt tới mức độ bùng nổ, sâu sắc và ấn tượng.

Nội dung giản dị nhưng thiếu kịch tính, cao trào. Những mâu thuẫn giữa hai người và cách họ giải quyết chúng rất ít được thể hiện trong tác phẩm, mà tôi lại cho rằng đó là điều rất quan trọng nếu như không nói yếu tố quyết định sự thành bại của một mối quan hệ yêu đương. Tình yêu được thể hiện và được mài dũa tốt nhất là trong việc hai người đối mặt với những điểm bất đồng của đối phương. Nói đến chuyện yêu mà không đào sâu vào những mâu thuẫn, những điểm trái ngược nhau thì đó hẳn là một thiếu sót quá lớn.

Dường như như tác giả chỉ đang muốn thu hút bạn đọc bằng những tình huống dễ chịu nên nói rất nhiều về các nội dung yêu đương lãng mạn, chăm sóc, tình tứ mà quên mất rằng cái đắt giá lại nằm ở những điều khó khăn trong mối quan hệ đó. Nhưng nếu quả thực chuyện tình ấy vốn dĩ dễ dàng như vậy thì ngoài việc hình dung ra rằng tình yêu giữa Mèo và Ngầu chỉ xuất phát từ việc thỏa mãn nhau bởi cảm giác ưa thích, dễ chịu, tôi không bình luận thêm gì nữa.

Vì là một cuốn truyện tranh nên phần chữ ít được thể hiện nhiều như phần hình, nên có thể việc diễn giải tư tưởng sẽ gặp ít nhiều trắc trở, nhưng chính những điều đó mới kích thích sức sáng tạo của một người nghệ sĩ, và việc giải quyết được những điều khó khăn mới là thước đo đánh giá sự thành công của tác phẩm. Tôi thấy một sự đắng và chát như khi ăn một thứ quả bị ép chín khi đọc cuốn truyện này – một sự vội vàng, thiếu chín chắn – trong khi tác giả có thể đầu tư mài dũa hơn nữa.

Nếu với tất cả những đánh giá ở trên thì tôi thấy Mật ngọt chết mèo chỉ vừa đủ để giải trí chứ chưa chạm tới được một điều gì đó thật sự sâu sắc, mới lạ và ấn tượng về tư tưởng cũng như cách thể hiện. 7/10 là điểm mà tôi dành cho cuốn truyện tranh này!

Tác giả: Vũ Thanh Hòa
Triết Học Đường Phố Official Review

[THĐP Review] Mật ngọt chết mèo (Tập 1), Đặng Ngọc Minh Trang – Vừa đủ để giải trílà một cuốn truyện tranh thể hiện một góc nhìn khá ngọt ngào và cũng không kém phần tinh nghịch của cô nàng Đặng Ngọc Minh Trang về tình yêu đôi lứa với nội dung được vẽ nên trong cuốn sách là những câu chuyện có thật đã xảy ra trong thời gian Tai Mèo (tác giả) và Mặt Ngầu (bạn trai) quen nhau.Tôi chợt nhớ ai đó đã từng phát ngôn rằng: “Hãy yêu một cô nàng ưa viết lách vì khả năng cao cô ấy sẽ tặng bạn một tập thiên tình sử đầy lãng mạn mà nàng ta là tác giả, còn bạn là nhân vật chính đầy lung linh.” Ở đây, chàng Mặt Ngầu quen nàng Mèo họa sĩ, thế là tình yêu đã truyền cảm hứng cho những nét vẽ của nàng để bây giờ không chỉ Mặt Ngầu mà rất nhiều kẻ đã, đang và sẽ yêu khác đều có một “Comic yêu” để mà lật giở, thậm chí để mà mơ tưởng ít nhiều.Trước khi đào sâu vào nội dung chính của tác phẩm thì tôi xin được đánh giá sơ bộ về hình thức củaNhìn chung, các nhận vật được tạo hình dễ thương và có sắc thái biểu cảm sinh động, trực quan, phù hợp với phong cách sôi nổi của những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, chính việc tạo hình dễ thương ấy đã ngăn cản sự biểu lộ tối đa những nét trầm tư, sâu sắc và bí ẩn của nhân vật. Điều này tạo cảm giác thiếu thốn và đơn điệu giống như là tác phẩm chỉ có Mặt Trời mà thiếu đi mất Mặt Trăng vậy! Hoặc giả như các nhân vật đó thật sự chỉ thể hiện một cá tính như thế thì cuốn truyện lại là đất diễn rất phù hợp cho họ.Kết cấu truyện theo trình tự thời gian, đan xen với những suy tưởng của tác giả nên dễ thu hút bạn đọc. Tuy nhiên việc đan xen ấy chưa đủ khéo nên vẫn có cảm giác gượng ép rời rạc và khiến nội dung phần “Nhật ký hẹn hò” bị đứt mạch khi phải nhường chỗ cho sự đúc kết tư tưởng của nàng Mèo.Lời thoại, văn phong đơn giản, ngắn gọn, hài hước, có tính giải trí. Tuy nhiên nội dung đối thoại giữa nhân vật chính (Tai Mèo và Mặt Ngầu) còn chưa phong phú vì nó chỉ phát sinh ra trong những hoàn cảnh ăn uống, ngủ nghỉ, chơi bời – đơn thuần ở thế giới vật lý mà hầu như không thấy bắt gặp sự chia sẻ về thế giới tinh thần giữa hai người – những tư tưởng, hoài bão, xúc cảm của nhau trong cuộc sống. Vậy nên tôi không “quote” được phát ngôn nào hay ho từ trong những cuộc đối thoại giữa họ để nghiền ngẫm, học hỏi, và cũng không tìm thấy được câu nói nào có đủ ấn tượng để làm giàu vốn giao tiếp của bản thân.Ngoài ra, một điểm khiến tôi chưa thật sự hài lòng khi quan sát lại kết cấu toàn bộ tác phẩm này đó là: Mặt Ngầu có rất ít đất diễn trong truyện. Dù rằng chàng ta là một nhân vật được kể lại dưới góc nhìn của cô nàng Tai Mèo, nhưng Mặt Ngầu cũng là một nhân vật chính có vai trò tương đương như người yêu của ảnh, vậy mà hầu hết những tình huống truyện đều thể hiện rằng cô nàng là người khởi xướng mọi chuyện, là kẻ nổi bật hơn cả, là trung tâm của sự chú ý.Mặt Ngầu luôn thể hiện một sự bị động, chỉ chờ nàng Mèo có bắt đầu gì đó rồi đáp trả lại, hoặc khi tham gia phỏng vấn, chàng ta luôn là người trả lời sau (trong khi không nhất thiết phải như vậy.) Cảm thấy Mặt Ngầu bị thiếu mất tính “ngầu”, giống như một diễn viên quần chúng nhợt nhạt vậy. Nếu như tác giả chỉ đơn thuần là liệt kê lại những sự kiện mà không hề có chủ đích tính toán hay sắp đặt để cân đối với tinh thần chung của cuốn truyện thì sự mất cân bằng trong việc chia đất diễn này cho tôi cảm giác về một sự lấn át đối phương.Xét về nội dung, chủ đề của cuốn truyện đề cập tới tình yêu đôi lứa với những câu chuyện chân thật, đời thường xoay quanh Tai Mèo và Mặt Ngầu với cách thể hiện nội dung rất dễ thương của tác giả thông qua sắc thái biểu cảm sinh động và lời thoại cá tính của nhân vật. Khi đọc bất kỳ tác phẩm nào, việc đầu tiên tôi hướng tới là tìm ra tư tưởng chủ đạo xuyên suốt tác phẩm đó. Và quan điểm nổi bật nhất trong tình yêu của tác giả thể hiện ở cuốn truyện đó là: Trân trọng những điều đang có và cùng nhau sẻ chia, vun đắp mối quan hệ.Cá nhân tôi đánh giá cao triết lý này của Đặng Ngọc Minh Trang vì nó phần nào hướng con người ta tới giây phút hiện tại – điều rất cần thiết trong mọi mối quan hệ, thậm chí trong mọi mặt của cuộc sống. Chính việc trân trọng những gì đang có, dù là những khoảnh khắc lãng mạn, say mê, hay là những cuộc cãi vã tóe lửa rồi sau đó đóng băng hết cả, sẽ giúp hai người trưởng thành hơn rất nhiều khi yêu.Chỉ khi nào một kẻ đã biết đứng sang một bên và quan sát được mọi động thái diễn ra trong bản thân mình, trong sự tương tác với người yêu và nhận thức rằng đó là những trải nghiệm thì kẻ đó mới có cơ hội nhìn được bức tranh chung một cách khách quan nhất. Điều này cũng không khác gì việc theo dõi bộ phim một cách hoàn thiện rồi nhận ra những tinh túy bên trong, chứ không phải chỉ vì chẳng may ghé mắt qua một cảnh khó ưa mà tắt phụt TV rồi đem lòng ghét bỏ cả tác phẩm kinh điển.Nhìn thoáng qua thì Mật ngọt chết mèo có thể lấy lòng bạn đọc ngay lập tức về nội dung khi nó khiến không ít kẻ có ngay cảm giác rằng đây là một chuyện tình đẹp như mơ và dễ thương như chú gấu Pooh. Tuy nhiên, khi đi kỹ càng hơn thì thấy nội dung tác phẩm vẫn còn chưa đủ độ sắc bén để tôi thỏa mãn. Điều đó lần lượt được thể hiện như sau:Ngoài triết lý trân trọng những điều đang có (được đề cập ở trên), thì một số tư tưởng về tình yêu và hạnh phúc của Tai Mèo cũng được thể hiện như là: Bên nhau trong mọi mặt của cuộc sống, nâng đỡ nhau trong những giờ phút khó khăn và luôn tôn trọng đối phương. Tôi nghĩ đây là biểu hiện của tình yêu nói chung chứ không chỉ có trong tình yêu đôi lứa. Vậy nên quan trọng là nắm giữ được điều cốt lõi mà không cần bận tâm nhiều đến vẻ bề ngoài, vì chúng sớm muộn cũng được nảy nở xinh đẹp như một bông hoa khi hạt mầm tình yêu đã đủ đầy sức sống bên trong mỗi người.Tuy nhiên, nếu tác giả nói thêm (có thể rất nhiều) nữa về “Tình yêu là gì” hay “Thế nào là hạnh phúc” với một cách thức tương tự thì chúng vẫn chỉ là phần ngọn rất đỗi mơ hồ. Cá nhân tôi chưa thấy được việc đề cập đến trạng thái yêu gốc rễ khi đọc cuốn truyện tranh này. Sự diễn giải của tác giả về tình yêu đó là sự nhung nhớ hay lo lắng cho nhau, cảm giác bình yên khi ở bên người kia,v.v…. Cá nhân tôi lại cho rằng dấu hiệu nhận biết tình yêu nằm ở trạng thái hạnh phúc của người trong cuộc khi đặt mình vào mối liên kết đó ở ngay giây phút hiện tại, mà không cần quan tâm là chuyện gì đã diễn ra và sẽ xảy tới. Như John Lennon đã từng nói:Tóm lại, một cái cây mà không có rễ thì dù có mọc ra bao nhiêu ngọn thì cũng là ảo tưởng mà thôi!Đọc những triết lý đúc kết được của Đoàn Ngọc Minh Trang, tôi chờ đợi một góc nhìn rất quan trọng và mang tính quyết định, đó là Sự tự do trong tình yêu. Tôi đã khấp khởi vui mừng bắt gặp nó phảng phất trong câu nói: “Chung thủy là sự tự nguyện!” Tuy nhiên việc diễn giải quan điểm này còn chưa rõ ràng, thậm chí ảnh minh họa lại thể hiện một sự mâu thuẫn rằng “Trai gái nào loạng quạng đến bồ mình thì cạp chết không tha!” Tôi dám cá rằng nếu tác giả chỉ cần tập trung đào sâu một nội dung “Chung thủy là sự tự nguyện” ấy thôi xuyên suốt cuốn truyện thì cũng đủ sức thống trị mọi kệ sách và mọi vị trí gối đầu giường của bạn đọc. Trong nhiều năm.Dù có đan xen triết lý nhưng cách thể hiện thì không làm bật lên được sự sâu sắc của tác phẩm. Vì rằng không phải cứ nói triết lý thì truyện sẽ đậm đà, mà chính là cách để tư tưởng ấy bộc lộ mới quyết định sự sắc bén của cuốn truyện. Theo tôi, nếu tác giả giấu được những giá trị đó vào trong lời thoại, hành động, góc nhìn của các nhân vật (thậm chí là trong những nét vẽ) và để bạn đọc tự khám phá ra thì sẽ thú vị hơn rất nhiều. Việc tương tác với nhau giữa các nhân vật tự thân nó sẽ sinh ra những triết lý và tự thân nó cũng thể hiện được thế giới quan của mỗi người. Vậy nên tôi cho rằng việc thể hiện triết lý ở hai phần “Tình yêu là gì” và “Thế nào là hạnh phúc” trong tác phẩm là thừa thãi, nếu không muốn nói là quá sức đối với tác giả. Việc giấu những tư tưởng vào trong hình ảnh và câu chữ đòi hỏi một sự đầu tư tâm sức và độ sáng tạo rất lớn.chỉ thể hiện được sự phá cách thông thường mà chưa đạt tới mức độ bùng nổ, sâu sắc và ấn tượng.Nội dung giản dị nhưng thiếu kịch tính, cao trào. Những mâu thuẫn giữa hai người và cách họ giải quyết chúng rất ít được thể hiện trong tác phẩm, mà tôi lại cho rằng đó là điều rất quan trọng nếu như không nói yếu tố quyết định sự thành bại của một mối quan hệ yêu đương. Tình yêu được thể hiện và được mài dũa tốt nhất là trong việc hai người đối mặt với những điểm bất đồng của đối phương. Nói đến chuyện yêu mà không đào sâu vào những mâu thuẫn, những điểm trái ngược nhau thì đó hẳn là một thiếu sót quá lớn.Dường như như tác giả chỉ đang muốn thu hút bạn đọc bằng những tình huống dễ chịu nên nói rất nhiều về các nội dung yêu đương lãng mạn, chăm sóc, tình tứ mà quên mất rằng cái đắt giá lại nằm ở những điều khó khăn trong mối quan hệ đó. Nhưng nếu quả thực chuyện tình ấy vốn dĩ dễ dàng như vậy thì ngoài việc hình dung ra rằng tình yêu giữa Mèo và Ngầu chỉ xuất phát từ việc thỏa mãn nhau bởi cảm giác ưa thích, dễ chịu, tôi không bình luận thêm gì nữa.Vì là một cuốn truyện tranh nên phần chữ ít được thể hiện nhiều như phần hình, nên có thể việc diễn giải tư tưởng sẽ gặp ít nhiều trắc trở, nhưng chính những điều đó mới kích thích sức sáng tạo của một người nghệ sĩ, và việc giải quyết được những điều khó khăn mới là thước đo đánh giá sự thành công của tác phẩm. Tôi thấy một sự đắng và chát như khi ăn một thứ quả bị ép chín khi đọc cuốn truyện này – một sự vội vàng, thiếu chín chắn – trong khi tác giả có thể đầu tư mài dũa hơn nữa.Nếu với tất cả những đánh giá ở trên thì tôi thấychỉ vừa đủ để giải trí chứ chưa chạm tới được một điều gì đó thật sự sâu sắc, mới lạ và ấn tượng về tư tưởng cũng như cách thể hiện. 7/10 là điểm mà tôi dành cho cuốn truyện tranh này!Tác giả:

5/5 - (1 vote)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan