Sẽ không tạo ra sự lo lắng cho chủ nuôi nếu như mọi vấn đề ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi và bài tiết của mèo diễn ra bình thường. Tuy vậy, trong quá trình nuôi mèo, bạn cũng không tránh khỏi tình trạng thú cưng này có những biểu hiện bất thường. Một trong những bệnh có thể gặp phải đó là tình trạng mèo bị bí tiểu. Thông tin sau đây của Thucanh sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân cũng như cách điều trị tình trạng này hiệu quả. Cùng theo dõi nhé.
Thế nào là bệnh bí tiểu ở mèo?
Tình trạng mèo bị bí tiểu không phải là hiếm gặp nhưng nếu không quan tâm để ý, bạn sẽ khó thể nào phát hiện ra được. Như chúng ta đã biết, nước tiểu đến từ thận và được trữ trong bàng quang. Thông qua quy trình bài tiết, nước, chất đạm hòa tan và chất khoáng dư thừa sẽ được thải ra ngoài qua “ ống niệu đạo ”.
Bệnh bí tiểu ở mèo hay còn gọi là bí đái. Khi gặp tình trạng bệnh này sẽ khiến cho mèo cưng khó đi tiểu. Mèo đi tiểu ít, đi tiểu không ra nước, nước tiểu có máu,… Lúc này lượng nước tiểu bị ứ đọng lại trong bàng quang. Tình trạng này nếu không điều trị sẽ gây ra rất nhiều hậu quả khôn lường. Một số căn bệnh có thể xảy đến như nhiễm trùng đường tiết niệu, chảy máu ở thận, bàng quang, tiểu ra máu và khiến mèo stress.
Nguyên nhân khiến mèo bị bí tiểu là gì?
Bệnh bí tiểu ở mèo thường xảy ra ở những con mèo trong độ từ 1 đến 10 tuổi. Thông thường, chứng bí tiểu thường gặp ở mèo đực hơn mèo cái. Có rất nhiều nguyên nhân khiến mèo bị bí tiểu. Có thể kể đến như:
- Mèo bị bí tiểu do bàng quang quá tải cấp tính hoặc mãn tính
- Mèo có tiền sử rối loạn chức năng hệ thần kinh hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu
- Rối loạn điện giải như tăng kali máu, hạ kali máu,…
- Do dây thần kinh vùng chậu bị tổn thương
- Tổn thương tủy sống, chẳng hạn như dị tật bẩm sinh, gãy đốt sống, trật khớp,…
- Tổn thương gần bộ phận tiểu
- Mèo ít vận động hay bị căng thẳng kéo dài
- Cơ thể mất nước do mắc các bệnh tiêu chảy do Calicivirus, Herpervirus, giun sán gây ra
- Rối loạn điện giải, suy nhược cơ thể
- Do thường xuyên cho mèo ăn thức ăn khô hay đồ ăn mặn. Đồng thời không cung cấp đủ nước cho mèo uống dẫn đến tình trạng viêm nhiễm niệu đạo và bàng quang
- Do khối u hoặc ung thư đường tiết niệu
- Mèo bị bí tiểu do phẫu thuật niệu đạo
Dấu hiệu của việc mèo bị bí tiểu
Để có phương án điều trị kịp thời tình trạng mèo bị bí tiểu, bạn nên phát hiện bệnh này càng sớm càng tốt. Một số dấu hiệu có thể nhận biết được khi mèo mắc bệnh này đó là:
- Mèo đi tiểu khó khăn. Đi tiểu nhiều lần.
- Cố gắng dùng sức để rặn tiểu nhưng không thành công
- Nước tiểu có lượng rất ít, có màu bất thường hay tiểu ra máu
- Mèo phát ra tiếng rên kêu đau khi đi tiểu
- Bàng quang đầy làm rò rỉ nước tiểu
- Mèo bị đau bụng
- Chảy nước mắt khi đi tiểu
- Bụng phình to, căng ra
- Mèo có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, bỏ ăn
Cách chữa trị bệnh bí đái ở mèo
Đưa mèo đến gặp bác sĩ để chẩn đoán
Nếu thấy mèo cưng có những dấu hiệu bất thường như ở trên, cách tốt nhất là bạn nên đưa chúng đến phòng khám thú y. Các bác sĩ sẽ đo chỉ số cơ thể, phân tích nước tiểu để đánh giá độ pH, nồng độ nước tiểu,…
Để biết được nguyên nhân chính xác tình trạng bệnh, các phương pháp như chụp X – quang, xét nghiệm máu và nước tiểu sẽ được thực hiện. Sau khi có được kết quả, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Mèo bị bí tiểu cần được điều trị khẩn cấp. Dùng thuốc an thần hoặc thuốc gây mê để đưa ống thông vào niệu đạo. Bàng quang được rửa kỹ và dẫn lưu qua một ống thông để vô hiệu bất kể tàn dư nào.
Sau đó, ống thông tiểu thường được để yên trong vài ngày cho đến khi tình trạng sưng niệu đạo của mèo giảm bớt. Sau khi rút ống thông tiểu, kiểm tra lại mèo xem có bị bí tiểu không. Đảm bảo rằng mèo có thể đi tiểu thoải mái trước khi xuất viện.
Chăm sóc mèo bị bí tiểu
Khi mèo mắc bệnh bí tiểu, bạn nên có sự quan tâm chăm sóc phù hợp. Tốt nhất không nên ép mèo ăn hay uống quá nhiều. Đảm bảo các đồ cho ăn hay đi vệ sinh sạch sẽ. Chú ý kiêng đồ ăn mặn, ngọt cho mèo bị bí tiểu trong thời gian điều trị. Tốt nhất cho mèo uống nước các loại lá có tác dụng lợi tiểu như: râu ngô, cây mã đề.
Dùng thuốc chống liếm vòng cổ Elizabeth trong 10 – 14 ngày, tránh để mèo liếm vào vết thương hở. Mèo nên được tái khám định kỳ sau khi phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, một số con mèo sẽ bị chảy máu hoặc sưng tấy. Chú ý để vết thương không bị nhiễm trùng, biến chứng.
Lưu ý để phòng bệnh bí đái ở mèo
Tình trạng bí tiểu sẽ khiến cho mèo cưng của bạn không mấy dễ chịu gì. Hơn nữa nếu kéo dài dài ngày và không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn nên có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Một số điều mà bạn nên lưu ý để phòng bệnh bí đái ở mèo như sau:
- Đưa mèo đi khám và tiêm phòng đầy đủ
- Cho mèo tham gia vận động thường xuyên
- Chơi đùa với mèo và tránh để mèo cảm thấy stress
- Sử dụng thức ăn khô theo tỷ lệ với lượng nước bạn uống. Không để mèo bị khát hoặc uống nước trong bồn cầu vì nước tiểu của người có nồng độ muối urat cao.
- Cân đối chế độ dinh dưỡng cho mèo. Không nên cho thức ăn quá mặn hay quá khô.
- Quan tâm chăm sóc mèo thường xuyên để phát hiện các triệu chứng bệnh kịp thời.
Thông tin trên đây của Thucanh cũng giúp bạn biết được các nguyên nhân và cách chữa trị bệnh mèo bị bí tiểu. Nếu như mèo cưng của bạn đang gặp vấn đề này, đừng quên để tâm và dành thời gian chăm sóc chúng nhiều hơn nhé. Cảm ơn bạn đọc đã đón xem tin tức từ bài viết của chúng tôi.