HIỆN TRẠNG NUÔI CHÓ ở QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ cần THƠ

HIỆN TRẠNG NUÔI CHÓ ở QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.19 KB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ CHĂN NUÔI – THÚ Y

HIỆN TRẠNG NUÔI CHÓ
Ở QUẬN NINH KIỀU – THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Trương Chí Sơn

Võ Thị Thanh Dung
MSSV 3022069
Lớp Chăn Nuôi – Thú Y 28

Cần Thơ 2/2007

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

HIỆN TRẠNG NUÔI CHÓ
Ở QUẬN NINH KIỀU – THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2007

Cần Thơ, ngày

Giáo viên hướng dẫn

tháng

năm 2007

Duyệt Bộ Môn

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2007

Duyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU………………………………………………………………. 2

2.1 Sơ lược nghề nuôi chó kiểng nước ta và các dịch vụ làm đẹp cho chó ………………. 2
2.2 Phân loại nhóm chủ chó ………………………………………………………………………………. 5
2.3 Tại sao người nuôi chó lại thích nuôi các giống chó có tầm vóc nhỏ …………………. 5
2.4 Đặt tên cho chó …………………………………………………………………………………………… 6
2.5 Chọn màu lông chó và chọn chó theo người xưa …………………………………………….. 6
2.6 Đặc tính các giống chó nhỏ được nuôi phổ biến ở Việt Nam ……………………………. 7
2.6.1.Chó Fox …………………………………………………………………………………………………… 7
2.6.2.Chó Bắc Kinh ……………………………………………………………………………………………. 7
2.6.3.Chó Nhật ………………………………………………………………………………………………….. 8
2.6.4.Chó Chihuahua …………………………………………………………………………………………. 8
2.7 Chó Phú Quốc – huyền thoại và sự thật …………………………………………………………. 9
2.8 Ưu và nhược điểm của chó lai tạo và chó thuần chủng ……………………………………. 11

Trung
tâm Học
liệu ĐH TIỆN
Cần Thơ
@ Tài liệu
họcĐIỀU
tập và
nghiên
cứu
CHƯƠNG
3 PHƯƠNG
VÀ PHƯƠNG
PHÁP
TRA
……………12
3.1 Phương tiện điều tra ……………………………………………………………………………………. 12
3.1.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng điều tra ………………………………………………………. 12

3.1.2 Cách thức hoạtđộng của Bệnh xá Thú y ĐHCT và Dịch vụ Thú y Ninh Kiều (đường
CMT8) …………………………………………………………………………………………………………….. 12
3.2 Các chỉ tiêu và cách lấy các chỉ tiêu ………………………………………………………………. 13
3.2.1 Các chỉ tiêu ………………………………………………………………………………………………. 13
3.2.2 Cách lấy các chỉ tiêu ………………………………………………………………………………….. 13

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ………………………………………….15
4.1 Khảo sát các chỉ tiêu có liên quan đến người nuôi chó ……………………………………. 15
4.2 Khảo sát các chỉ tiêu có liên quan đến chó nuôi ……………………………………………… 21
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ……………………………………………….37
5.1. Kết luận …………………………………………………………………………………………………….. 37
5.2. Đề nghị ………………………………………………………………………………………………………. 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………38

i

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Kết quả khảo sát tình hình phân bố các giống chó đem đến Dịch vụ Thú y
Ninh Kiều và Bệnh xá Thú y ĐHCT …………………………………………………………………… 16
Bảng 4.2 Kết quả khảo sát số người chăm sóc chó trực tiếp và gián tiếp ………………. 17
Bảng 4.3 Kết quả khảo sát độ tuổi của người nuôi chó ……………………………………….. 18
Bảng 4.4 Kết quả khảo sát nghề nghiệp của người nuôi chó ……………………………….. 20
Bảng 4.5 Kết quả khảo sát tên các tên chó đem đến dịch vụ thú y ……………………….. 21
Bảng 4.6 Kết quả khảo sát các giống chó …………………………………………………………… 26
Bảng 4.7 Các giống chó được người kinh doanh và buôn bán chọn nuôi nhiều nhất. 27
Bảng 4.8 Các giống chó được người đi làm việc chọn nuôi nhiều nhất ………………….. 27
Bảng 4.9 Kết quả khảo sát màu lông chó ………………………………………………………….. 28
Bảng 4.10 Kết quả khảo sát các chó có màu lông chó được người kinh doanh và buôn

bán chọn nuôi nhiều nhất ………………………………………………………………………………….. 29
Bảng 4.11 Kết quả khảo sát các chó có màu lông chó được người đi làm chọn nuôi
nhiều nhất………………………………………………………………………………………………………… 29

Trung
tâm
Học
ĐH sát
Cần
Thơ
Tàiyêuliệu
tập và
cứu
Bảng
4.12
Kếtliệu
quả khảo
bệnh
chó @
và các
cầu học
của người
chủ nghiên
chó khi đem
chó
đến dịch vụ thú y lần đầu tiên ……………………………………………………………………………. 30
Bảng 4.13 Kết quả khảo sát các dịch vụ theo yêu cầu của người nuôi chó ……………. 30
Bảng 4.14 Kết quả khảo sát các dịch vụ thú y theo tuổi đến lần đầu …………………….. 31
Bảng 4.15 Kết quả khảo sát tuổi chó được đem đến dịch vụ thú y lần đầu tiên …….. 32
Bảng 4.16 Kết quả khảo sát các nhóm bệnh trên chó ………………………………………….. 32

Bảng 4.17 Kết quả khảo sát các bệnh chó theo tuổi đến lần đầu…………………………… 33

ii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
4.1 Tuổi của người nuôi chó ………………………………………………………………………………. 19
4.2 Nghề nghiệp của người nuôi chó …………………………………………………………………… 20
4.3 Các giống chó được người kinh doanh và buôn bán chọn nuôi nhiều nhất ……….. 27
4.4 Các giống chó được người đi làm chọn nuôi nhiều nhất ………………………………….. 27
4.5 Màu lông các giống chó được người kinh doanh và buôn bán chọn nuôi nhiều nhất
……………………………………………………………………………………………………………………….. 29
4.6 Màu lông các giống chó được người đi làm chọn nuôi nhiều nhất ……………………. 29
4.7 Các dịch vụ theo yêu cầu của người nuôi chó …………………………………………………. 30
4.8 Tuổi chó đem đến dịch vụ thú y lần đầu ………………………………………………………… 32
4.9 Các nhóm bệnh trên chó ……………………………………………………………………………… 32

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

iii

TÓM LƯỢC
Người nuôi chó đem chó đến các dịch vụ thú y để được chăm sóc đặc biệt theo yêu cầu của
người chủ nuôi hoặc điều trị bệnh cho chó – những người chủ nuôi như thế đã thể hiện sự
quan tâm đặc biệt đến chó của họ. Với các số liệu có tính chất ghi nhận qua đề tài “Hiện
trạng nuôi chó ở Quận Ninh Kiều – Thành phố Cần Thơ” chủ yếu tại Dịch vụ Thú y Ninh
Kiều (đường CMT8) và Bệnh xá Thú y ĐHCT với các chỉ tiêu khảo sát được về người chủ
chó và về con chó của họ trong thời gian từ 25/09/2006 – 14/12/2006 đã thu được kết quả
sau

Các chỉ tiêu khảo sát được có liên quan đến người chủ chó
Số phiếu điều tra tập trung chủ yếu ở Phường Hưng Lợi và Xuân Khánh trong Quận Ninh
Kiều.
Số người chăm sóc chó trực tiếp (86,77%) chiếm tỉ lệ cao hơn số người chăm sóc chó gián
tiếp (13,23%).
Người nuôi chó có thu nhập thường xuyên và đi học chiếm 87,69% số người đem chó đến.
Thường người đem chó đến các dịch vụ thú y ở độ tuổi >30 tuổi, chiếm tỉ lệ khá cao 58,18%.
Các chỉ tiêu khảo sát được có liên quan đến chó nuôi
Cách đặt tên chó đa dạng, tên Lucky được đặt nhiều nhất trong tổng số 189 tên (có 36/515
chó).

Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tuổi chó được đem đến dịch vụ thú y lần đầu tiên ở độ tuổi 2-4 tháng tuổi (38,01%) và >4
tháng tuổi (45,7%) chiếm tỉ lệ cao nhất.Các bệnh về đường tiêu hóa (53,27%) chiếm tỉ lệ cao
nhất trong các bệnh.
Trong các yêu cầu của người nuôi chó khi họ chủ động đem chó đến dịch vụ thú y thì họ yêu
cầu tiêm ngừa (42,24%), xổ lãi (50,93%).
Trong 233 người đem chó đến Dịch vụ thú y có 17,17% số người quay lại định kỳ và 82,83%
số người quay lại vì chính con chó đó bệnh hoặc 1 con chó khác trong nhà bệnh.
Giống chó: có nhiều giống chó khác nhau được đem đến dịch vụ thú y nhưng nhiều nhất là
giống chó Nhật (36,36%), chó ta (22,73%) và lai Nhật (14,55%).
Màu lông chó cũng rất đa dạng, trong đó nhiều nhất là màu vàng 105/448 con (23,44%),
màu trắng 85/448 con (18,97%).
Ngoài ra, những ghi nhận khi chó đến các Dịch vụ thú y cho thấy
Có 11,69% trong 419 chó được cho ăn thức ăn viên Pedigree dành riêng cho chó.
Có 36,47% trong 255 chó có sử dụng xà bông tắm chó hiệu Fay.
Khảo sát 348 chó có 262 chó được nuôi thả, 26 chó được nuôi nhốt, 60 chó bị cột (trong đó
có 73,33% chó bị cột bằng dây xích, còn lại là cột bằng các loại dây khác).
Khảo sát 325 chó có 28% chó có vòng cổ, 72% chó không có vòng cổ.

iv

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu nay đã có nhiều nghiên cứu về đặc tính, thói quen, động tác hàng ngày của loài
chó cũng như cách chăm sóc và khẩu phần ăn cho chó …Người nuôi chó ngày nay
không chỉ nuôi chó với mục đích đơn thuần là giữ nhà, phục vụ con người…mà còn là
một tinh thần xã hội cho cả gia đình khi để tâm thương yêu và chăm sóc chú chó, cùng
nói chuyện chơi đùa với chúng …Chúng như một thành viên trong gia đình chứ không
phải là một con vật nuôi bình thường – vị trí của một chú chó trong gia đình đã được
nâng lên một bậc. Điều đó càng thể hiện sự quan tâm của người nuôi chó đến con vật
cưng của họ hơn. Đặc biệt là đối với Thành phố Cần Thơ đang trên đà phát triển, với
thu nhập và mức sống người dân ngày càng nâng cao. Do đó số người thích nuôi chó
cũng như quan tâm đến các vấn đề có liên quan đến chó cưng của họ cũng tăng theo.
Nhưng họ đã quan tâm đến chó nuôi như thế nào? Điều đó sẽ được thể hiện qua đề tài
“Hiện trạng nuôi chó ở Quận Ninh Kiều – Thành phố Cần Thơ”. Cùng với sự đồng ý
của trường ĐHCT, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Bộ môn Chăn nuôi chúng tôi đã tiến
hành thực hiện đề tài này và thu thập số liệu tại Dịch vụ Thú y Ninh Kiều (đường
CMT8) và Bệnh xá Thú y ĐHCT. Thông qua các số liệu khảo sát có tính chất ghi
nhận, nhằm xem xét mức độ quan tâm của người nuôi chó qua cách họ chủ động đem
chótâm
đến các
dịch
vụ thú
tin cậy.Thơ
Đồng@
thời
vớiliệu
các thông

đi kèm có
liên
Trung
Học
liệu
ĐHy Cần
Tài
học tin
tậpđiều
vàtranghiên
cứu
quan đến người chủ và chó nuôi nhằm làm rõ hơn đặc điểm này.

1

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược nghề nuôi chó kiểng nước ta và các dịch vụ làm đẹp cho chó
Theo Việt Chương (2005) “hiện nay đã có trên 150 giống chó quý hiếm trên khắp
hành tinh được liệt kê vào danh sách chó kiểng và trên Thế giới càng có nhiều người
thích nuôi chó kiểng. Nhiều nước đã lập Hội Bảo Vệ Súc Vật, trong đó chú ý nhất là
chó, đã có Câu Lạc Bộ của những người nuôi chó, đã có khách sạn dành riêng cho chó
và từ lâu đã có nghĩa trang riêng cho chó!..Vì rằng thực sự người ta đã đối xử rất tốt
với chó, coi như nó là người bạn thân rất trung thành của mình”.
Ở nhiều nước thường tổ chức các cuộc thi biểu diễn chó để qua đó đánh giá được
giống chó, khả năng đặc biệt của loài chó và khả năng vâng lời của chúng (sự gắn bó
và hiểu ý giữa người chủ chó và chó nuôi).
Ở Nhật – Theo Ngọc Hương (báo Người nuôi chó số 8,2006) “ở Nhật một nước kinh
tế đứng thứ 2 Thế giới với khoảng cách giàu nghèo khá thấp giữ thành thị và nông

thôn thì rất nhiều nhà nuôi chó nhưng không phải để giữ nhà (vì đã có thiết bị chống
trộm tối tân) mà chó được nuôi để làm cảnh và chúng rất gần gũi với con người”. Còn
những người chủ thì mặc dù bận rộn với công việc có tác phong công nghiệp nhưng
họ tâm
vẫn dành
nhiều
gianThơ
để chăm
chúhọc
chó tập
của mình:
mua catalogue
Trung
Họckháliệu
ĐHthời
Cần
@ sóc
Tàicác
liệu
và nghiên
cứu
hướng dẫn cách nuôi dạy chó, mua bảo hiểm y tế cho chó, xây nhà cho chó, tắm chải
lông thường xuyên cho chó …Thành phố nào ở Nhật cũng có các tiệm làm đẹp cho
chó như: tắm chải, tỉa móng, áo chó với màu sắc đa dạng được giặt và sấy …dĩ nhiên
là chi phí cũng không ít tốn kém. Họ thường đi nghỉ ở xa và tất nhiên là không quên
mang theo chú chó cưng đi cùng. Họ đặt tên cho chó bằng cả tiếng Nhật và tiếng Anh,
tên ngôi sao bóng đá, ca sĩ nhạc Pop nổi tiếng. “Khi chó ốm không có họ ở nhà thì họ
thuê bác sĩ thú y đến chăm sóc, có người đến trông nom chó (cho ăn, uống thuốc…)
rồi bàn giao lại với chủ chó 1 biên bản ghi rõ các biểu hiện của con chó này trong
ngày ra sao và tư vấn cho họ về những công việc phải làm để phục hồi sức khỏe cho

chúng”.
Ở Pháp và Mỹ theo Hoàng Nghĩa (2005), số gia đình nuôi chó chiếm số lượng rất
cao, trên 1/3 dân số.
Theo Hoàng Nghĩa (2005)có 3 lý do khiến người Mỹ thích nuôi chó
§ Trước tiên là do yêu cầu trong sinh hoạt hàng ngày, chó được sử dụng trong nhiều
công việc : chó săn, chó chăn dắt gia súc, chó bảo vệ nhà cửa và con người, chó dẫn
đường cho người mù, chó nghiệp vụ …

2

§ Lý do thứ hai là cha mẹ không thể cự tuyệt yêu cầu của con cái khi chúng đòi nuôi
1 chú chó. Vì Mỹ là thiên đường của trẻ em và là ngôi mộ lớn nhất của người già. Ở
đây trẻ em được hưởng thụ nhiều nhất sự đãi ngộ của xã hội, nhà trường và gia đình.
§ Các nhà tâm lý học đều thừa nhận rằng cô đơn, buồn bã là căn bệnh mang tính
toàn quốc của nước Mỹ. Đó là lý do thứ ba khiến người Mỹ thích nuôi chó. Mỹ là 1
quốc gia có nền công nghiệp phát triển ở mức cao, và cũng là quốc gia đang thực hiện
cách sống theo chế độ tiểu gia đình. Quan hệ giữa người với người ngày càng lạnh
nhạt, và trong xã hội đầy rẫy những con người sống trong cảnh cô đơn, buồn bã.
Chính những người sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm đó đã chuyển sự quan tâm
của mình đến các con vật nuôi để tìm sự an ủi. Các bậc cha mẹ không được gần gũi
với con cái, nuôi chó với hy vọng vẫn có kẻ phụ thuộc ở bên mình. Những người ly
hôn nuôi chó với hy vọng quên đi phần nào sự bất hạnh của cảnh chia tay. Những cặp
vợ chồng không thể sinh con thì nuôi chó sẽ giúp họ bù đắp phần nào sự thiệt thòi của
số phận. Còn với những người hưu trí, do tuổi tác ngày càng cao, sức khỏe ngày càng
yếu, ngày càng xa dần với các hoạt động của xã hội, sự thiếu thốn niềm vui không
được con cháu chăm sóc thì các vật nuôi đã trở thành đối tượng duy nhất giúp họ giải
buồn và đối phó với sự cô đơn (phần lớn các con vật là chó, mèo). Theo thống kê,
thời gian trò chuyện giữa các cụ với vật nuôi nhiều hơn gấp bội so với thời gian nói
chuyện với người khác.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Các chủ cửa hàng buôn bán động vật cho biết : “ Chế độ gia đình ở nước Mỹ đã tan
vỡ, cha mẹ cũng như con cái đang tìm kiếm cái phụ thuộc vào bản thân mình, mà cái
phụ thuộc đó bản thân họ có thể khống chế được. Các cửa hàng buôn bán động vật
đang cung cấp rộng rãi cho mọi người sự thương yêu”.

Trong hàng ngũ các con vật nuôi trong gia đình, chó đứng ở vị trí số 1. Vì quá yêu
thương chó, nên người Mỹ lúc nào và ở đâu cũng nghĩ ra cách bảo vệ chúng. Trên đất
nước này có vô số các hiệp hội bảo vệ động vật cũng như hiệp hội phản đối sự ngược
đãi động vật. Có hiệp hội cổ vũ việc mặc quần áo cho động vật, khuyến cáo chủ mặc
quần áo cho nó để tránh ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục.
Để chó được chăm sóc tốt nhất người ta đã nghĩ ra biết bao cách thức phục vụ chúng.
Như các thầy thuốc về tâm lý cho chó khi chúng có những hành vi không bình thường.
Chúng sẽ được đãi 1 bữa tiệc sinh nhật khi đến ngày sinh tại các quán ăn chuyên phục
vụ cho đồng loại của chúng. Chúng sẽ được mặc áo khi trời lạnh, được nghỉ trong các
khách sạn riêng khi đi du lịch cùng chủ (ở các thành phố lớn của Mỹ luôn có các
khách sạn chuyên phục vụ cho chó với giá từ 3 đến 22 USD cho mỗi ngày đêm). Nếu
cơ thể có mùi khó chịu, chúng sẽ được các cửa hàng phục vụ súc vật làm thơm bằng
rượu hoặc các loại nước hoa. 1 con chó chẳng may bị chết sẽ được chủ làm lễ mai

3

táng ở 1 nhà tang lễ nào đó với những nghi thức hết sức long trọng như đối với 1
người thân trong gia đình.
Ở Mỹ, nhu yếu phẩm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của chó gồm nhiều thứ :
thuốc an thần, thuốc trừ khử các loại bọ chét, các loại dây xích, các loại xương giả
dùng cho chó đùa giỡn, các loại dầu thơm, quần áo dùng trong mùa đông, bi-ki-ni mặc

khi tắm biển hoặc hồ bơi, giày mang khi trời có tuyết…Các nhà sản xuất đã đưa ra thị
trường rất nhiều loại hàng phục vụ cho chó cưng, nhưng không phải do nhu cầu của
chó mà chính là tâm lý của người chủ chó qua nghiên cứu của người sản xuất. Ngoài
ra, các chi phí về thức ăn cũng như thú y cho chó cũng không thấp hơn bao nhiêu so
với con người. Bên cạnh đó để phục vụ đúng yêu cầu của con người, chó phải được
đưa đi huấn luyện trong các trường dạy chó, và học phí cũng khá cao. Trong các cuộc
triển lãm chó, nếu chú chó nào đoạt được giải thưởng thì chẳng khác nào cá chép hóa
rồng, bản thân nó sẽ có giá trị gấp trăm lần, còn chủ nó – người đã hao tốn không ít
tiền bạc cho nó sẽ được “thành danh”, cũng được vinh dự nhờ tiếng tăm của nó.
Ở Việt Nam – tại các nước phát triển cao chó được hưởng những đặt cách đặc biệt
như vậy còn ở Việt Nam ta thì sao? Theo Nguyễn Quỳnh (báo Người nuôi chó số
8,2006) “khi cuộc sống ngày càng sung túc điều kiện cho phép thì việc nuôi chó cũng
được nâng lên với cấp độ cao hơn, chuyên nghiệp hơn. Người xưa nuôi chó chỉ đơn
giản là giữ nhà…Còn ngày nay việc nuôi chó được xem là 1 thú vui, vật làm cảnh để
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thêm sang nhà sang cửa và cũng để chứng minh vị thế của người chủ hộ. Vì vậy các
chủ nhân cũng quan tâm đến sức khỏe, bữa ăn, giấc ngủ, sinh hoạt …của chó nhiều
hơn và không những thế họ còn quan tâm đến việc làm đẹp con vật cưng của mình
nữa. Có lẽ vì người ta thương chúng và xem chúng như 1 thành viên trong gia đình
nên chỉ cần hắt hơi, sổ mũi, biếng ăn là đã có ngay những phòng mạch thú y chăm
sóc chu đáo. Muốn tắm rửa, làm đẹp lông, cắt móng thì cũng có những dịch vụ làm
đẹp cho chúng. Muốn thay đổi khẩu vị ăn uống hàng ngày chỉ cần đến các cửa hàng
bán thực phẩm dọc trên các con đường hay vào thẳng các siêu thị là có ngay đủ loại
thực phẩm, đồ hộp với nhiều loại thứ ăn cho từng giống chó. Thậm chí nhiều gia đình
hàng tháng sẵn sàng bỏ ra vài trăm ngàn đồng để thuê người về chăm sóc riêng cho
con vật cưng của mình”. Theo Ngọc Anh (báo Người nuôi chó số 6, 2006) có bài viết
về việc tổ chức lễ hội sinh vật cảnh Aquavina ở Thành phố HCM vừa qua, trong đó có
chương trình biểu diễn chó nghiệp vụ và trưng bày chó cảnh được nhiều người quan
tâm và tham gia. Bên cạnh đó theo T.N (báo Người nuôi chó số 5, 2006) ở Thành phố
Cần Thơ nhiều dịch vụ thú y cũng mọc lên không ít và cũng “thu hút khá nhiều “thân

chủ” 4 chân”. Tuy ở Cần Thơ không có những khách sạn lớn dành riêng cho chó như
ở Thành phố HCM nhưng cũng không ít các dịch vụ tắm chải lông, cắt móng, nhuộm
lông, uốn lông …Ngoài ra các loại thức ăn dành riêng cho chó và có “đủ các loại xà

4

bông, dầu tắm, nước hoa, thuốc chuyên dùng” trong đó có “nhãn hiệu Fay khá thông
dụng” và tất cả “điều có bán tại các siêu thị, chợ ở Thành phố Cần Thơ”.
Ngoài ra người nuôi chó cũng thể hiện sự quan tâm của mình đến chó nuôi qua việc
gởi thư nhờ những người có chuyên môn tư vấn, giải đáp thắc mắc cho họ đến
Pedigree-Cẩm nang người nuôi chó, Báo người nuôi chó của Câu lạc bộ người nuôi
chó Thành phố HCM …

2.2 Phân loại nhóm chủ chó
Theo Thiên Sa (báo Người nuôi chó số 6, 2006) có 8 nhóm chủ chó được xác định
dựa vào vai trò của chú chó mà họ làm chủ
Người giải trí: chó được xem là vật tiêu khiển.
Người bạn cũ: chó được đối xử bình thường.
Công cụ thời trang: chó được xem như một thể hiện của thời trang.
Người bạn của em bé: chó được xem như một người bạn thực thụ, nhưng chỉ để vui
đùa.
Người canh giữ đồ đạc.

Trung
Học
liệuđược
ĐHxem
Cần
@ Tài

liệu học
tập và
nghiên
Vậttâm
hoang
dã: chó
nhưThơ
một động
vật hoang
dã, không
thể điều
khiển.cứu
Ý thức rõ ràng: nhóm này hiểu được chó là một loại động vật yếu đuối trong xã hội
loài người, nên chó không chỉ là một người bạn mà còn là một đối tượng cần sự che
chở và yêu mến.
Biểu tượng của sự phục tùng và mệnh lệnh: chó được xem như một cái máy chỉ biết
làm theo mệnh lệnh.
Một người chủ cần phải kết hợp sự hiểu biết về tính cách, vệ sinh, lối sống, dinh
dưỡng, sức khỏe và tôn trọng con vật như vai trò của nó trên hành tinh này. Một con
chó là một con chó, không phải là một đứa trẻ, vì nó thiếu những ngôn ngữ và bản
chất của con người. Nó có những cách biểu hiện khác mà người chủ phải thấu hiểu
được.

2.3 Tại sao người nuôi chó lại thích nuôi các giống chó có tầm vóc nhỏ
Theo Việt Chương (2005) “phần đông người mình thích nuôi loại chó nhỏ con…một
phần thấy chúng xinh xắn dễ thương, dễ dạy, dễ ẵm bồng vì hầu hết chó nhỏ thích
quyến luyến với người. Đó là các giống chó Bắc Kinh, chó Nhật, Chihuahua …có bộ
lông đẹp và thích ở sạch. Chó con của chúng lại càng dễ thương hơn, nhìn là bắt mắt,

5

thấy là muốn nâng niu, ẵm bồng cho bằng được…Người mình thì không mấy ai thích
dẫn chó ra đường dạo phố như người phương Tây, nhưng ẵm chó trên tay cả ngày thì
cô gái nào cũng mắc phải, nếu đó là loại chó nhỏ dễ thương, mềm mại như một nhúm
bông gòn…không hiếm người chăm chút cho chó từng muỗng thức ăn như chăm lo
cho đứa con mọn vậy”. “Thị trường chó mạnh nhất ở Sài Gòn từ trước đến nay vẫn là
các giống chó nhỏ như: chó Bắc Kinh, chó Nhật, Chihuahua…kế đó mới đến chó
Berger và các loài chó lớn vóc khác. Người ta nuôi chó làm kiểng thì với mục đích giữ
nhà là phụ, mà chủ yếu là dùng vào việc làm kiểng cho vui, nhìn sướng mắt thôi”.

2.4 Đặt tên cho chó
Theo Việt Chương (2005) “tên chó không nên đặt dài dòng, chỉ một hay hai chữ mà
thôi. Như vậy, vừa dễ gọi và chó lại dễ nhớ…vì con chó có tính hay quên, khi dạy
điều gì ta phải chịu khó lập đi lập lại nhiều lần thì chó mới nhập tâm được”.

2.5 Chọn màu lông chó và chọn chó theo người xưa
Theo Việt Chương (2005) thì người xưa “phải kén chọn chó khôn qua sắc lông như
“nhứt vện, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm” mới cho là tốt. Ngoài ra, còn phải xét đoán
đếntâm
phầnHọc
ngoạiliệu
hình ĐH
của chó
Chó@
khôn,
tướng
đủ mộtcứu
trong
Trung

Cầnnữa.
Thơ
Tàichó
liệuquýhọc
tậpphải
vàhội
nghiên
những điểm sau
Tứ túc huyền đề: chó nào có đến bốn cái móng nhỏ đóng ở vị trí phía sau khuỷu chân
thì đó là chó có quý tướng, sẽ đem lại sự thịnh vượng cho người nuôi. Con nào chỉ hai
chân trước có huyền đề thì không quý mấy.
Tứ túc mai hoa: con chó nào mà trên mu bàn chân có một đốm lông trắng nhỏ cỡ hột
bắp, hoặc trắng hết bàn chân cũng được thì đốm đó gọi là mai hoa. Nhưng phải cả bốn
chân có đủ cả mai hoa thì mới là chó có quý tướng.
Đuôi chìa khóa: chó cỏ của mình thường đuôi chỉ cong lên độ nửa vòng, chứ ít có
con “đuôi chìa khóa”, là đuôi uốn cong hơn một vòng ở trên lưng và đuôi đó phải ngã
về phía bên trái. Loại này vừa đẹp, vừa khôn, vừa đem lại sự thịnh vượng cho chủ
nuôi.
Chó bốn mắt: tức là chó óc hai đốm lông màu vàng đóng ở trên mí mắt. Chó này tinh
khôn, giữ nhà giỏi mà săn bắt cũng có tài. Tuy nhiên thường loại này có tính giữ hơn
chó khác.
Chó đốm lưỡi: lưỡi chó thường nhỏ, không đốm. Nhưng con nào có vài đốm đen,
hoặc đen nhiều thì các cụ cho là loại chó khôn, rắn cắn không chết.

6

Chó ba khoanh: loài chó có thói quen là trước khi định nằm xuống một chỗ nào
thường xoay mình lại quay vài vòng để “dọn chỗ” rồi mới yên tâm nằm như thế mà
quay được 3 vòng là loại chó khôn…

Nuôi được chó quý trong nhà ai lại không thích. Và qua chi tiết đó, cũng giúp ta nhận
biết được rằng tổ tiên mình cũng có ý thức nuôi chó để làm kiểng.

2.6 Đặc tính các giống chó nhỏ được nuôi phổ biến ở Việt Nam
2.6.1.Chó Fox
Theo Việt Chương (2005) giống chó này ngày nay được cho sinh sản nhiều nên đâu
đâu cũng thấy. Mình chó cao khoảng 3 tấc, đầu nhỏ, tai vểnh, sống mũi hơi gãy, mõm
nhỏ mà dài, ngực nở nang, bụng thon, bốn chân mảnh và cao nên chó chạy rất nhanh.
Thân hình vừa nhỏ nhắn, vừa gọn gàng, mặt mày lại lanh lợi nên trông có vẻ vui tính
dễ thương. Chó Fox giữ nhà rất giỏi, tiếng sủa lớn và dai, dám lăn xả vào kẻ thù mà
cắn xé. Đối với chủ nuôi chó rất trung tín, mến chủ, gặp là mừng rỡ quấn quýt bên
chân rất dễ thương. Nhưng đối với trẻ em thì chúng lại không muốn gần, chỉ mừng rỡ
một chút rồi lảng xa chỗ khác.
Chó con độ 3-4 ngày tuổi là người ta cắt cụt đuôi vì kiểu chó Fox được cắt đuôi mới
đẹp.tâm
ChóHọc
rất dễliệu
nuôi ĐH
và thích
hợpThơ
với phong
thổliệu
nướchọc
ta. Chúng
không
kén ăncứu
lại ăn
Trung
Cần
@ Tài

tập và
nghiên
rất ít và với bộ lông sát vào người chúng cũng không đòi hỏi ta phải tắm rửa chải gỡ
tốn công.
Ngày nay người ta thường cho lai chó Fox quá nhiều, thường lai chó Fox với chó
Nhật: bộ lông trên mình không được sát, mõm có lông xù ra…
2.6.2.Chó Bắc Kinh
Theo Việt Chương (2005) và Phan Thi (Pedigree-Cẩm nang người yêu chó số 3, 2005)
thì giống chó này rất quý hiếm và được mọi người trên Thế giới hâm mộ chọn nuôi
nên lùc nào cũng đắt giá. Hiện nay giống chó này rất hiếm thấy ở nước ta, nhất là loại
Bắc Kinh thuần chủng. Tìm nuôi được giống chó này sẽ mang lại cho ta nhiều lợi lộc
vì giá bán rất cao mà không bị ế hàng.
Chó có đầu khá to, dẹp có bộ lông dài phủ kín nên trông giống đầu sư tử vì thế chúng
còn có tên là chó sư tử, mũi gãy, mõm rất ngắn nên trông như mũi tẹt, hàm rộng cộng
với cặp mắt to và lồi nên tạo cho chó có một vẻ rất riêng, ngộ nghĩnh đáng yêu. Khắp
mình chó được bao phủ bằng bộ lông mượt mà, gần như phủ sát đất, phủ chụp hết bàn
chân, đuôi có lông dài và xoắn, chó có dáng dấp quý phái không giống chó nào sánh
kịp.

7

Giống chó này hiền lành dễ, không ngoan, dễ dạy, thích quấn quít bên chủ, thích ở gần
con người, lại ưa nhảy nhót vui đùa nên ai cũng thích. Tuy nhiên giống chó này nuôi
con không được giỏi lắm.
Vì chó có bộ lông rất dài và quý như thế nên người nuôi rất vất vả trong việc tắm chải
cho chó để bộ lông chó lúc nào cũng sạch sẽ, óng mượt.
Thường người ta thấy chó Bắc Kinh lai nhiều hơn là chó thuần chủng và được lai với
chó Nhật nhiều hơn, tất nhiên chó lai không đẹp bằng với bộ lông ngắn hơn, mũi bớt
tẹt và ít gãy hơn.

2.6.3.Chó Nhật
Theo Việt Chương (2005) và Phan Thi (Pedigree-Cẩm nang người yêu chó số 3, 2005)
thì có Nhật có thân hình nhỏ nhắn, mảnh mai xinh xắn, lại khoác bộ lông dài mượt
không xoăn và trông chúng có vẻ sạch sẽ nên được nhiều người thích nuôi. Giống chó
này có chân nhỏ, đầu nhỏ, tai hình tam giác hơi nghiêng ra phía trước và rủ xuống,
mũi chó gãy nhưng mõm dài tương đối nên cái mặt trông xinh xắn dễ coi, hai mắt chó
không lồi như chó Bắc Kinh. Chó có bộ lông màu trắng nhưng có vá vàng hoặc caffe
sữa hay đen, lông đuôi dài nên trông con vật có dáng đi uyển chuyển thướt tha.
Giống chó này lúc nào cũng tỏ ra nhanh nhẹn, vui tính, ngoan, dễ dạy, thích nô giỡn
với người kể cả trẻ em, chó cũng rất hiền và ít cắn ai. Chó cũng thích ở sạch, thường
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tìm những nơi cao ráo để nằm như ghế salon hay giường nệm…Giống chó này sinh
sản khá tốt và nuôi con giỏi.
Vì có bộ lông dài nên chó cần được tắm chải thường xuyên, chó ăn rất ít và có kén
chọn thức ăn nhưng sự tốn kém cũng không đáng bao nhiêu và sự sinh sống của chó
cũng không choán nhiều diện tích trong nhà chỉ cần một góc nhỏ là đủ.
2.6.4.Chó Chihuahua
Theo Việt Chương (2005) Chihuahua là loại chó nhỏ nhất trong tất cả các giống chó
trên trái đất này. Chúng nhỏ đến nỗi có thể để chúng nằm trong chiếc bóp cầm tay
hoặc trong cặp táp da, trong túi áo. Vì chúng nhỏ nhắn dễ thương, hiền lành gần như
lúc nào cũng chỉ biết có phục tùng và run sợ nên được nhiều người ưa thích. Đầu chó
nhỏ, tai to, dày và thẳng đứng, mũi chó gãy, ngực nở, bụng thon, bốn chân nhỏ nhắn,
bộ lông rất ngắn sát vào da như lông bò nên trông chó có vẻ trần trụi sạch sẽ do đó
cũng không mấy tốn công chăm sóc tắm chải hơn các giống chó khác, đồng thời
chúng cũng ăn ít hơn nên chỉ cần cho ăn uống bổ dưỡng, ngủ nơi ấm áp là được. Vì
chó quá nhỏ nên trong việc sinh sản gặp nhiều trở ngại, thường hay đẻ khó và phải
nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ thú y.

8

Đối với người chủ nuôi chó rất hiền lành, còn với người lạ thì chó ưa “
táp bậy” hay sủa vì vậy mà có nhiều thương gia phương Đông ưa nhốt chó trong cặp
táp để phòng ngừa bọn trộm.

2.7 Chó Phú Quốc – huyền thoại và sự thật
Theo Google.com/chó Phú Quốc, VietNamNet 05/02/2006 có bài viết “Chó Phú Quốc
: huyền thoại và sự thật”. “Trước tiên, đã nói chó Phú Quốc là chó phải có đốm lông
xoáy trên lưng. Rất dễ nhận ra chòm xoáy lông đặc biệt này trên lưng chó Phú Quốc.
Thứ hai, người ta… “đồn”, chân của chó Phú Quốc có cái màng như màng ở chân vịt.
Nhờ vậy, chó Phú Quốc bơi rất giỏi! Một đặc điểm khác của chó Phú Quốc là rất tinh
khôn (Có người còn nói, nó còn dễ dạy hơn cả chó Béc-giê). Chó Phú Quốc khôn hơn
chó nhà nên nó quyến luyến chủ và biết nghe lời lại bảo vệ chủ hết mình. không ai
chắc thế nào là chó Phú Quốc nếu chỉ dựa vào xoáy lông và cái màng chân vịt ở chân
chó. Như vậy, chỉ còn cách phân tích gen chó Phú Quốc xem có gì khác biệt so với
chó cỏ (chó nhà) hoặc các loài chó khác. Cho tới nay vẫn chưa có nghiên cứu, phân
loại chó nhà VN, cũng như nguồn gốc của chúng. Có ý kiến cho rằng chó nhà ở miền
Nam có thể là từ chó hoang Phú Quốc mà ra. Còn chó nhà ở miền núi phía Bắc có thể
có nguồn gốc từ sói đỏ vì chó ở miền núi có đuôi thẳng như chó sói. Tuy nhiên, đấy
mới chỉ là giả thuyết…
Nguồn gốc chó Phú Quốc: Chưa có lời đáp rõ ràng…

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Về hình thức, chó Phú Quốc Việt Nam và chó xoáy lưng
Thái Lan có nhiều điểm giống nhau. Riêng chó xoáy Phi
Châu có những khác biệt rõ hơn như khá lớn con (30 39kg), tai lớn và cụp và do tính hung dữ, nó còn có biệt
danh là chó săn sư tử Phi châu. Còn chó Phú Quốc còn
có tính thân thiện với con người, rất thính, giữ nhà tốt,
bắt chuột giỏi. Hai nhà khoa học Mỹ, Merle Wood và

Merle Hidinger, cho rằng xoáy lưng từng chỉ có ở giống
chó xoáy miền Đông Thái Lan và giống chó xoáy Châu
Phi. Do đó, những cái xoáy lưng trên giống chó Phú Quốc hiện nay chắc chắn bắt
nguồn từ giống chó Thái. Cách đây ít nhất 400 năm, những ngư dân Thái Lan đã vô
tình trở thành các nhà tạo giống khi họ tới đánh bắt hoặc buôn bán ở vùng biển Phú
Quốc. Tuy nhiên, ThS Nguyễn Văn Biện thuộc ĐH Cần Thơ đã phản biện lại giả
thuyết trên. Ông nói, giả thuyết trên là vô lý vì cách đây 400 năm các ngư phủ Thái
Lan không thể vượt 400-500 cây số để tới vùng biển Phú Quốc… “
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ngày 24/2/2007 trên mạng internet
“Chó Phú Quốc là một loại chó riêng của đảo Phú Quốc, Việt Nam. Nó có đặc điểm
phân biệt với các loại chó khác là các xoáy lông ở trên sống lưng. Nó là một trong ba
dòng chó có xoáy lông trên lưng trên thế giới. Hai loại chó lông xoáy ở lưng còn lại là
chó lông xoáy Rhodesia và chó lông xoáy Thái. Chó Phú Quốc biết đào hang để đẻ và
có biệt tài săn thú, bơi dưới nước giỏi như rái cá nhờ chân có màng như chân vịt và bộ
9

lông mượt sát (1-2 cm) rất ngắn nên khi ướt chó Phú Quốc chỉ cần lắc mình vài lượt
nước sẽ bắn đi do đó sẽ chóng khô. Chó Phú Quốc đã có tên trong từ điển tiếng Pháp
Larousse.
Hiện chó Phú Quốc đã được thuần dưỡng như vật nuôi. Nhưng người dân trên đảo
Phú Quốc vẫn thích những chó xoáy được sinh ra trong hang, vì họ tin như vậy mới
đúng loại chó xoáy Phú Quốc.
Lịch sử
Nguồn gốc của chó Phú Quốc hiện nay chưa xác định. Theo một số người, chó lông
xoáy Phú Quốc được bắt đầu từ một giống chó lông xoáy của Pháp khi lạc trên hoang
đảo Phú Quốc và giống chó này đã sinh sôi nảy nở ở đây thành một loại chó hoang.
Theo một nguồn quảng cáo cho chó lông xoáy Thái, có vài lập luận để thuyết minh
rằng chó Phú Quốc đến từ Thái Lan.
Đặc điểm

Chó Phú Quốc được người dân trên đảo và cả đất liền Việt Nam rất chuộng vì có
nhiều biệt tài so với các loài chó khác.Chúng có khả năng đi săn rất tốt. Những người
thợ săn vào rừng mang theo một hoặc hai con chó Phú Quốc trong một đêm có thể
mang về năm đến sáu, hoặc nhiều hơn, con chồn hương, một loại động vật phổ biến ở
Phú Quốc. Chó Phú Quốc có thể lần theo dấu vết con mồi kể cả khi con mồi đã đi qua
từ trước đó rất lâu; vì thế thợ săn phải kiểm tra việc chó chạy theo dấu vết con mồi cũ
hay mới để gọi nó về. Nếu săn hăng quá, chó Phú Quốc có thể lạc vài ngày sau mới
về. Mỗi khi phát hiện ra con mồi thì chúng dồn con mồi đồng thời sủa lên để gọi chủ.
Trung
tâmkhông
Họcbuông
liệu tha
ĐHmồi
Cần
tậpcóvà
cứu
Chúng
cho Thơ
đến khi@
chủTài
gọi liệu
nó đi học
vì lý do
thể nghiên
không hạ được
con mồi. Chó Phú Quốc khả năng đánh nhau với rắn độc. Theo những người dân trên
đảo, những con chó mực tuyền đen có lưỡi chống được nọc độc rắn (điều này theo
truyền thuyết, chưa được kiểm chứng). Nhiều con chó Phú Quốc đã liều mình cứu chủ
thoát khỏi rắn độc cắn.
Chó Phú Quốc dễ làm quen với người. Khi gặp bất kể người thân hay sơ, chúng đều

vẫy đuôi mừng rối rít. Người lạ thường có thể sờ mó con chó mà không bị cắn. Đây là
nhược điểm của những chó xoáy trong việc giữ nhà. Chó Phú Quốc thường bị bệnh
đường ruột, theo một số người có lẽ do hệ miễn dịch yếu bởi sự lai trùng huyết, vì thế
khi đưa về đất liền tỷ lệ chết cũng rất cao. Chúng cần được tiêm phòng bệnh.”

2.8 Ưu và nhược điểm của chó lai tạo và chó thuần chủng
Theo Thái Châu (báo Người nuôi chó số 7, 2006) ta có bảng sau

10

Loại

Ưu Điểm

Nhược Điểm

Thuần giống

– Đã được nghiên cứu về giống,
bạn có thể xác định chú chó lý
tưởng của mình, đặc biệt là về
ngoại hình và tính cách bên ngoài.
– Có nhiều dạng và màu lông đặc
biệt.
Chó thuần giống luôn được nuôi
với sự chăm sóc tốt nhất, vì thế
luôn chắc rằng bạn sẽ có một chú
chó khỏe mạnh.

Lai tạo

– Thông thường, giá thấp hơn so
với giống thuần.
– Bạn có quyền hy vọng vào sự
kết hợp các ưu điểm của các giống
chó bố mẹ.
Thường có khả năng xã hội hóa tốt

Trung tâm Học liệu
Cầnnhưng
Thơcũng
@ Tài
và cóĐH
sức khỏe,
khôngliệu

– Đắt tiền hơn chó lai tạo.
– Một vài giống có những vấn
đề về di truyền hoặc cần phải có
những loại thức ăn đặc biệt.
– Một vài giống có những tính
cách đặc biệt hay cần sự chăm
sóc đặt biệt, điều đó thật không
dễ dàng gì.
Một vài giống chó rất khó tìm
và rất hiếm.
– Không phải lúc nào cũng có
mặt trên thị trường, đặc biệt là
khi bạn muốn sự lai tạo đặc biệt.

Đôi lúc do đặc tính của những
giống tham gia lai tạo mà cho ra
những kết hợp rất “bùng nổ”,
gây khó
khăn
người nuôi.
học
tập
vàchonghiên
cứu

hẳn tất cả điều như vậy.
Không
thuần giống

Giá cả tự do hay rất rẻ.

– Rất nhiều kiểu và màu lông để
chọn lựa.
– Luôn có rất nhiều trên thị
trường.

Thông thường sức khỏe rất tốt.

– Rất khó biết được nguồn
gốc và đặc tính của cha mẹ, do
đó khó xác định tính cách của

nhóm chó này.
– Chúng ta không chắc con vật
được nuôi tốt hay không, do đó
hãy chú ý kỹ đến các dấu hiệu
về sức khỏe, về tính cách và các
vấn đề khác.

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA

11

3.1 Phương tiện điều tra
3.1.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng điều tra
Chúng tôi tiến hành điều tra tại 2 địa điểm: từ ngày 25/09/2006 đến ngày 18/10/2006
tại Dịch vụ Thú y Ninh Kiều (đây là dịch vụ thú y tư nhân ở 53 CMT8 – P.An Hòa –
Q.Ninh Kiều – Tp.Cần Thơ) và từ ngày 18/10/2006 đến ngày 14/12/2006 tại Bệnh xá
Thú y ĐHCT (cổng C Khu II – đường 3/2 – P.Xuân Khánh – Q.Ninh Kiều – Tp.Cần
Thơ). Đối tượng điều tra là tất cả chó nuôi được đem đến dịch vụ thú y.

3.1.2 Cách thức hoạtđộng của Bệnh xá Thú y ĐHCT và Dịch vụ Thú y Ninh Kiều
(đường CMT8)
Bệnh xá Thú y ĐHCT
Bệnh xá Thú y ĐHCT là cơ sở thực tập rèn nghề và phục vụ giảng dạy cho sinh viên,
là nơi nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới về việc điều trị chó, mèo. Bên cạnh đó
Bệnh xá còn làm dịch vụ điều trị chó, mèo theo yêu cầu của người dân.
Bệnh xá làm việc suốt tuần chỉ nghỉ vào chiều thứ 7 và chủ nhật, thời gian làm việc từ
7h – 11h và 13h – 17h. Bệnh xá có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho công tác
nghiên cứu và điều trị. Bệnh xá gồm có một dãy 3 chuồng làm nơi lưu trữ chó bệnh để
Trung

liệu
ĐH
Cần Thơ
@ siêu
Tàiâm,
liệu1 phòng
học tập
nghiên
cứu
theotâm
dõi, Học
1 phòng
chụp
X-Quang,
1 phòng
mổ, và
1 phòng
xét nghiệm,
1 phòng nhận bệnh và khám tổng quát. Bệnh xá gồm 2 giáo viên và 4 bác sĩ thú y thay
phiên nhau khám và điều trị bệnh chó, mèo.
Một ngày Bệnh xá tiếp nhận từ 20-30 ca bệnh và có lưu các toa thuốc cũng như bệnh
án để theo dõi chó, mèo bệnh. Đối với những chó lưu lại theo dõi bệnh sẽ được cho ăn
2 bữa/ngày và kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Công tác vệ sinh ở Bệnh xá là rất tốt.

Dịch vụ Thú y Ninh Kiều (đường CMT8)
Dịch vụ Thú y Ninh Kiều đây là dịch vụ thú y tư nhân chuyên điều trị chó, mèo và
cũng là nơi kinh doanh buôn bán các loại chó, bán các sản phẩm dành riêng cho chó
nên có hơi thiên về kinh doanh hơn là phục vụ các công tác điều trị bệnh.
Dịch vụ Thú y Ninh Kiều làm việc suốt tuần không kể thứ 7 và chủ nhật, thời gian

làm việc từ 7h – 11h và 14h – 17h. Nơi đây có đầy đủ các dụng cụ để phục vụ cho công
tác điều trị và gồm có 3 chuồng lồng làm nơi lưu trữ chó bệnh (chỉ nhận chó nhỏ con),
1 phòng nhận bệnh để khám tổng quát và mổ chó, mèo.

12

Một ngày Dịch vụ Thú y này tiếp nhận từ 8-10 ca bệnh và không lưu các toa thuốc
cũng như bệnh án để theo dõi chó, mèo bệnh, chỉ lưu tên chủ, địa chỉ và triệu chứng
của những chó bệnh được gởi lại (nhận giữ trong ngày). Đồng thời nơi đây cũng nhận
lưu giữ những chó khỏe mạnh mà chủ chó bận việc phải đi xa (có thể nhận giữ nhiều
ngày). Đối với những chó lưu lại theo dõi bệnh sẽ được cho ăn 2 bữa/ngày và kiểm tra
sức khỏe thường xuyên.
Công tác vệ sinh ở Dịch vụ Thú y này rất tốt.

3.2 Các chỉ tiêu và cách lấy các chỉ tiêu
3.2.1 Các chỉ tiêu
Dựa vào các ghi chép được thực hiện tại các địa điểm trên và các câu hỏi phỏng vấn
trực tiếp những người đem chó đến các dịch vụ thú y chúng tôi ghi nhận những chỉ
tiêu sau
• Tên phường nơi chủ chó ở.
• Tên chó đem đến các dịch vụ thú y.
• Tuổi chó đem đến dịch vụ thú y lần đầu tiên.

Trung
liệuđếnĐH
Thơ
• tâm
Lý doHọc
đem chó

dịchCần
vụ thú
y lần@
đầuTài
tiên.liệu học tập và nghiên cứu
• Giống chó, màu lông chó.
Ngoài ra ở Bệnh xá Thú y ĐHCT chúng tôi còn ghi nhận được các chỉ tiêu như
• Người đem chó đến Bệnh xá là người chăm sóc chó trực tiếp hay gián tiếp.
• Nghề nghiệp của người đem chó đến Bệnh xá.
• Và các số liệu có tính chất ghi nhận nhằm làm rõ hơn mục đích của đề tài về các
sản phẩm dành riêng cho chó được người nuôi chó sử dụng như: dây xích chó, vòng
cổ chó, xà bông tắm dành riêng cho chó và thức ăn viên dành riêng cho chó.

3.2.2 Cách lấy các chỉ tiêu
Vì các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến người nuôi chó và chó nuôi đem đến các dịch
vụ thú y nên lấy các chỉ tiêu bằng cách quan sát và đặt câu hỏi phỏng vấn theo mẫu
điều tra ở trên đối với người nuôi chó là thích hợp nhất và cũng đảm bảo được tính
chính xác cho số liệu thu thập cũng như ghi nhận được.
Quan sát để lấy các chỉ tiêu về tuổi người đem chó đến các dịch vụ thú y, giống chó,
màu lông. Ngoài ra chúng tôi còn quan sát để ghi nhận các số liệu như sau

13

Các ghi nhận có liên quan đến người nuôi chó
• Xem biểu hiện của người nuôi chó có âu yếm, vuốt ve khi chó sợ, có biểu hiện tình
cảm khi chó đau đớn…
• Theo dõi số lần đem chó tới các dịch vụ thú y tái khám.
• Số lần người nuôi chó quay lại các dịch vụ thú y và quay lại định kỳ (chích ngừa,
xổ lãi cho chó), quay lại do con chó đó bị bệnh hay 1 con chó khác nuôi trong nhà bị

bệnh.
Quan sát biểu hiện bên ngoài của chó
• Quan sát tầm vóc chó và chó có đeo vòng cổ và lục lạc, chó có bị cột bằng xích
không?
• Chó có bộ lông óng mượt là chó được chủ nuôi chăm sóc tốt.
• Chó có quấn quít chủ chứng tỏ người chủ đó có thương yêu chó.
• Chó có bệnh nặng không? – nếu chó bệnh nhẹ chứng tỏ người chủ có quan tâm
theo dõi sức khỏe chó thường xuyên để đưa chó đi trị bệnh kịp thời khi chó có dấu
hiệu lạ.
• Chó có sợ phòng mạch thú y không? – nếu chó run sợ hoặc tìm cách chạy trốn

Trung
tâmtỏ Học
Thơ
@ Tài
liệu
họcnơi
tập
vàvụnghiên
chứng
người liệu
chủ ítĐH
đemCần
chó tới
các dịch
vụ thú
y hoặc
dịch
thú y mà cứu
người

chủ đem chó đến lần đầu tiên đã không xử lý tốt nên làm chó sợ. Nếu chó không run
sợ hoặc tìm cách chạy trốn, chứng tỏ người chủ thường đem chó tới các dịch vụ thú y
để được chăm sóc hoặc nơi dịch vụ thú y mà người chủ đem chó tới đã xử lý tốt ở các
lần chó đến nên chó cảm thấy an tâm (không kể các trường hợp chó quá nhút nhát).
Ngoài ra có thể do có người chủ nuôi bên cạnh nên chó không sợ lắm điều này thể
hiện rằng trong mắt chó có chủ kế bên là nó được an toàn (khó quan sát được điều
này).
Đặt câu hỏi phỏng vấn người chủ chó
Các câu hỏi phỏng vấn người nuôi chó
• Tên phường nơi chủ chó ở.
• Người đem chó đến các dịch vụ thú y là người chăm sóc cho trực tiếp hay gián
tiếp. Theo Thiên Sa (báo Người nuôi chó số 6, 2006) có 8 nhóm chủ chó được xác
định dựa vào vai trò của chú chó mà họ làm chủ. Nhưng ở đề tài này chúng tôi phân
người nuôi chó thành 2 nhóm : người chăm sóc chó trực tiếp (là người thường xuyên
cho chó ăn, tắm chải cho chó, tiếp xúc với chó nhiều nhất…) và người chăm sóc chó
gián tiếp (là người không thường xuyên cho chó ăn, tắm chải cho chó, là không
thường xuyên tiếp xúc với chó như 1 thành viên khác trong gia đình, người bà con,
14

người quen của chủ chó…được người chủ chó nhờ đem chó đến dịch vụ thú y để điều
trị).
• Tuổi của người đem chó tới càc dịch vụ thú y (có thể quan sát hoặc đặt câu hỏi
trực tiếp. Tuổi được phân thành 3 nhóm: nhóm <20 tuổi, 20-30 tuổi và >30 tuổi.
• Nghề nghiệp của người đem chó đến dịch vụ thú y. Ở đây phân thành 2 nhóm:
nhóm người làm trong các ngành nghề và đi học, nhóm người không có việc làm hoặc
nhàn rỗi.
Các câu hỏi có liên quan đến chó nuôi
• Tên chó.
• Tuổi chó khi đem đến dịch vụ thú y lần đầu tiên. Tuổi chó được chia ra 3 nhóm:

<2 tháng tuổi, 2-4 tháng tuổi và >4 tháng tuổi.
• Lý do đem chó đến dịch vụ thú y lần đầu tiên: do chủ tự đem chó đến dịch vụ thú y
khi thấy cần thiết như định kỳ tiêm ngừa, xổ lãi hay do chó bị bệnh.
Các thông tin phỏng vấn có tính chất ghi nhận nhằm bổ sung làm rõ mục tiêu
của đề tài
• Người nuôi chó có thường theo dõi sức khỏe chó bằng cách quan sát và phát hiện
kịptâm
thời những
thường
của@
chóTài
để đem
tới các
thú y điều
trị.
Trung
Học biểu
liệuhiện
ĐHbất
Cần
Thơ
liệuchó
học
tậpdịch
và vụ
nghiên
cứu
• Lý do tại sao người chủ nuôi đem chó đến dịch vụ thú y này mà không mang đến
nơi khác ?
• Chó được nuôi thả, nhốt hay cột ?

• Người chủ nuôi có dùng các sản phẩm đặt biệt dành riêng cho chó như: các loại xà
bông tắm chó, ăn thức ăn viên dành riêng cho chó.
Trong quá trình điều tra chúng tôi theo dõi, ghi nhận số liệu một cách ngẫu nhiên,
không lựa chọn đối với hầu hết những người đem chó đến các dịch vụ thú y. Sau đó
tổng hợp và xử lý số liệu trên phần mềm Access và Excel. Tuy nhiên có một số người
đem chó đến các dịch vụ thú y mà chúng tôi phỏng vấn các thông tin không có giá trị
như người chủ chó không nhớ tuổi chó được đem đến dịch vụ thú y này lần đầu tiên,
hay các câu hỏi có tính chất riêng tư như tuổi và nghề nghiệp của người chủ chó mà
họ không muốn trả lời…các thông tin như thế sẽ bị loại bỏ. Do đó con số tổng số của
các chỉ tiêu có thể không bằng nhau và kết quả được là qui ra phần trăm (%) trên tổng
số từng chỉ tiêu đã thu thập hoặc ghi nhận được.

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

15

4.1 Khảo sát các chỉ tiêu có liên quan đến người nuôi chó
Qua 2 điểm điều tra chúng tôi thu được kết quả như sau
Bảng 4.1 Kết quả khảo sát tình hình phân bố các giống chó đem đến Dịch vụ Thú y
Ninh Kiều và Bệnh xá Thú y ĐHCT
Thành phố Cần Thơ

Phường

Số lượng
BXTY ĐHCT

và các vùng phụ cận
Trong thành phố Cần Thơ

Quận Ninh Kiều
An Bình
An Cư
An Hòa
An Hội
An Lạc
An Nghiệp
An Phú
An Thới
Cái Khế
Hưng Lợi

355
22
39
32
7
8
34
12
12
26
77

DVTYNK
44
3
13
1

9
4

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @Tân
TàiAnliệu học tập và nghiên
cứu1
5
Thới Bình
Xuân Khánh

12
69

13

Quận Bình Thủy

11

21

Quận Cái Răng

32

1

Quận Ô Môn
Huyện Phong Điền

4
10

Ngoài thành phố Cần Thơ
Bạc Liêu
Cà Mau
Hậu Giang

1
1
7

Long Xuyên
Sóc Trăng
Vĩnh Long

2
5

Tổng
BXTY ĐHCT : Bệnh xá Thú y Đại Học Cần Thơ

20

1

448

67

DVTYNK : Dịch vụ Thú y Ninh Kiều

Qua bảng 4.1 cho thấy chó nuôi đem đến Dịch vụ Thú y Ninh Kiều được phân bố ở
nhiều Phường, Quận trong Thành phố Cần Thơ. Nhưng số chó thuộc Quận Ninh Kiều

16

là nhiều nhất (61,19%), trong đó phường An Hòa và Thới Bình chiếm tỉ lệ nhiều nhất
trong Quận (37,7%). Quận Bình Thủy có số chó đem đến nhiều thứ 2 sau Quận Ninh
Kiều (31,34%).
Tương tự, ở Bệnh xá Thú y ĐHCT chó nuôi được đem đến được phân bố ở nhiều
Phường, Quận trong Thành phố Cần Thơ cũng như 1 vài Tỉnh lân cận. Và chó nuôi
thuộc Quận Ninh Kiều được đem đến Bệnh xá nhiều nhất (79,24%), trong đó các
Phường có số chó đem đến nhiều nhất trong Quận Ninh Kiều là phường Hưng Lợi
(21,69%), Xuân Khánh (19,44%). Cùng với các số liệu trên cộng thêm các thông tin
phỏng vấn người nuôi chó mà chúng tôi ghi nhận được, thì số Phường có chó đem đến
nhiều có lẽ do người nuôi ở gần Dịch vụ thú y hơn nên biết đến các nơi này nhiều hơn
và thuận tiện hơn nên có nhiều người đem chó đến khám bệnh hơn. Còn các Phường
khác có ít chó đem đến có lẽ vì khoảng cách khá xa nên chủ nuôi thấy không thuận
tiện hoặc họ không biết đến các Dịch vụ thú y này. Ngược lại những người dù họ ở
cách đó khá xa nhưng vẫn đem chó đến, có thể do họ có quan tâm đến chó nuôi nhiều
hơn nên tìm hiểu để biết về các phòng mạch thú y bằng cách hỏi người quen hoặc tự
mình tìm kiếm và biết đến Bệnh xá. Đây cũng là lý do mà Quận Cái Răng có số người
đem chó đến Bệnh xá cao chỉ sau Quận Ninh Kiều và trong tất cả các Tỉnh thì Tỉnh
Vĩnh Long cũng có số lượng người đem chó đến nhiều.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 4.2 Kết quả khảo sát số người chăm sóc chó trực tiếp và gián tiếp
Chỉ tiêu

Số chó (con)

Tỉ lệ (%)

Người chăm sóc chó trực tiếp

387

86,77

Người chăm sóc chó gián tiếp

59

13,23

446

100,00

Tổng số

Từ bảng 4.2 cho thấy tỉ lệ người chăm sóc chó trực tiếp (86,77%) cao hơn rất nhiều –
gấp 6,6 lần so với tỉ lệ người chăm sóc chó gián tiếp (13,23%). Từ kết quả trên và qua
những thông tin phỏng vấn người nuôi chó, chúng tôi nhận thấy rằng người nuôi rất
quan tâm đến chó, họ phải trực tiếp đem chó đến dịch vụ thú y chứ không là ai khác
để khám bệnh hoặc xổ lãi, tiêm phòng cho chó…Họ phải trực tiếp nghe lời dặn dò
hoặc giải đáp các thắc mắc của bác sĩ thú y về các vấn đề có liên quan đến chó nuôi.
Đó cũng là 1 cách quan tâm rất đặc biệt – nó thể hiện sự lo lắng và sự yêu thương với

con vật cưng. Đó cũng là 1 cách thể hiện tình cảm, tình yêu thương chứ không chỉ là
trách nhiệm. Đồng thời cũng cho thấy vị trí của chó nuôi trong gia đình – đó là vị trí

17

của 1 thành viên trong gia đình chứ không phải là 1 con vật nuôi tầm thường (ở đây nó
không mang tính kinh tế) – điều này cũng giống như nhận định của T.N (báo Người
nuôi chó số 5, 2006) “với người dân Cần Thơ hiện nay, việc nuôi một vài chú chó đã
trở nên khá phổ biến. Không chỉ xem những chú chó như vật cảnh hay giữ nhà, mà
nhiều người còn coi những chú chó ấy như thành viên trong gia đình.”
Ngoài ra với số liệu ghi nhận được, trong 387 người chăm sóc chó trực tiếp có 176
nam (45,48%) và 211 nữ (54,52%). Trong 59 người chăm sóc chó gián tiếp có 44 nam
(74,58%) và 15 nữ (25,42%). Cho thấy số người nữ trực tiếp chăm sóc chó nhiều hơn
nam. Có lẽ nữ giới là những người thường hay nuôi chó bởi vì họ khó làm ngơ trước
những chú chó xinh xắn, dễ thương luôn biết cách làm vừa lòng chủ mà lại không
nuôi chúng. Họ cũng là những người thích vuốt ve, chăm sóc chó, thích những chú
chó nhỏ nhắn luôn quanh quẩn chân, không rời xa họ cũng như luôn biết thể hiện
những hành động dễ thương để làm chủ vui. Đó là những lý do tại sao nữ giới lại nuôi
chó nhiều hơn nam, điều này cũng phù hợp với những hình ảnh được chọn làm hình
minh họa trong Báo Người nuôi chó, Pedigree-Cẩm nang người yêu chó. Bên cạnh đó,
số lượng nam giới nuôi chó cũng không nhỏ (45,48%), điều này càng chứng tỏ chó
nuôi là một con vật thông minh và đáng yêu, chúng thân thiện và biết làm hài lòng chủ
bất kể họ thuộc giới tính nào.
Từ kết quả ghi nhận và các thông tin phỏng vấn thì trong những người chăm sóc chó
gián tiếp có số người nam đem chó đến các dịch thú y nhiều nhất (74,58%). Vì thường
người nữ chăm sóc chó trực tiếp nhưng nam lại là người dễ dàng nắm giữ và mang
chó đi đến các dịch vụ thú y hơn.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bảng 4.3 Kết quả khảo sát độ tuổi của người nuôi chó
Tuổi người đem chó

Số người

Tỉ lệ (%)

<20 tuổi194,3220 – 30 tuổi16537,50>30 tuổi

256

58,18

440

100,00

đến dịch vụ thú y

Tổng số

58%
38%

18

<20 Tuổi
20 – 30 Tuổi
>30 Tuổi

Từ bảng 4.3 cho thấy số người trong độ tuổi >30 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (58,18%),
kế đến là số người trong độ tuổi từ 20-30 tuổi (37,5%), thấp nhất là số người trong độ
tuổi <20 tuổi. Kết quả này tương đối phù hợp với những hình ảnh người nuôi chó
(trong 2 nhóm tuổi) được đưa lên Báo Người nuôi chó, Pedigree-Cẩm nang người yêu
chó…
Qua kết quả trên và những thông tin phỏng vấn người nuôi chó được ghi nhận chúng
tôi bước đầu nhận xét như sau: những người trong độ tuổi >30 tuổi thường đem chó
đến dịch vụ thú y nhiều hơn có lẽ do phần lớn họ đã từng nuôi chó hoặc nuôi nhiều
con chó cùng 1 lúc và đã từng đến các dịch vụ thú y nhiều nên họ có các kiến thức về
cách chăm sóc nuôi dưỡng chó, vì vậy họ chủ động thời gian để đem chó đến dịch vụ
thú y không phải chỉ khi chó nuôi bị bệnh mà còn có những yêu cầu được chăm sóc
đặt tâm
biệt cho
chóliệu
nuôiĐH
như:Cần

xổ lãi,Thơ
tiêm @
ngừa,
móng…Đồng
người
này
Trung
Học
Tàicắtliệu
học tậpthời
và những
nghiên
cứu
cũng theo dõi, quan sát và chăm sóc chó rất kỹ nên khi chó có biểu hiện lạ mà chỉ nhẹ
thôi là họ đã đem chó đến các dịch vụ thú y ngay.
Còn với những người trong độ tuổi từ 20-30 tuổi, họ ít kiến thức về phòng bệnh và
làm đẹp cho chó hơn những người >30 tuổi. Và thường họ phải bận rộn với công việc
khác hơn là chủ động đem chó đến các dịch vụ thú y nếu chó không có biểu hiện
bệnh.
Và theo Việt Chương (2005), T.N (báo Người nuôi chó số ,2006) và Nguyễn Quỳnh
(báo Người nuôi chó số 8, 2006) thì cùng với sự phát triển của đất nước đời sống
người dân ngày càng nâng cao, số người nuôi chó ngày càng nhiều, thú chơi chó (đặt
biệt là chó kiểng) đã trở thành một thói quen, một dạng phong trào, một dạng thời
trang “mod” và cũng “chứng minh vị thế” của người chủ. Từ đó chúng tôi đưa ra dự
đoán rằng số người nuôi chó trong độ tuổi từ 20-30 tuổi sẽ tăng cao vì đây là độ tuổi
có những hoạt động xã hội mạnh, họ cần phải thời trang, cần chứng minh địa vị xã hội
của mình và họ cũng là những người yêu quý những con vật đáng yêu này không kém.
Và cùng với sự năng nổ của tuổi trẻ họ sẽ không ngừng bổ sung những kiến thức về để
chăm sóc chó, nuôi dưỡng chó cũng như “thú chơi chó” được tốt hơn, đặc biệt là khi
ngày càng có nhiều các sách báo và vô số các thông tin trên mạng Internet chỉ dành

riêng cho chó như ngày nay (ví dụ báo Người nuôi chó của Câu lạc bộ người nuôi chó

19

Cần Thơ, ngàythángnăm 2007C ần Thơ, ngàyGiáo viên hướng dẫnthángnăm 2007D uyệt Bộ MônTrung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuCần Thơ, ngàythángnăm 2007D uyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng DụngMỤC LỤCCHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………… 1CH ƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ………………………………………………………………. 22.1 Sơ lược nghề nuôi chó kiểng nước ta và những dịch vụ làm đẹp cho chó ………………. 22.2 Phân loại nhóm chủ chó ………………………………………………………………………………. 52.3 Tại sao người nuôi chó lại thích nuôi những giống chó có tầm vóc nhỏ …………………. 52.4 Đặt tên cho chó …………………………………………………………………………………………… 62.5 Chọn màu lông chó và chọn chó theo người xưa …………………………………………….. 62.6 Đặc tính những giống chó nhỏ được nuôi thông dụng ở Nước Ta ……………………………. 72.6.1. Chó Fox …………………………………………………………………………………………………… 72.6.2. Chó Bắc Kinh ……………………………………………………………………………………………. 72.6.3. Chó Nhật ………………………………………………………………………………………………….. 82.6.4. Chó Chihuahua …………………………………………………………………………………………. 82.7 Chó Phú Quốc – lịch sử một thời và thực sự …………………………………………………………. 92.8 Ưu và điểm yếu kém của chó lai tạo và chó thuần chủng ……………………………………. 11T rungtâm Họcliệu ĐH TIỆNCần Thơ @ Tài liệuhọcĐIỀUtập vànghiêncứuCHƯƠNG3 PHƯƠNGVÀ PHƯƠNGPHÁPTRA …………… 123.1 Phương tiện tìm hiểu ……………………………………………………………………………………. 123.1.1 Thời gian, khu vực và đối tượng người tiêu dùng tìm hiểu ………………………………………………………. 123.1.2 Cách thức hoạtđộng của Bệnh xá Thú y ĐHCT và Dịch Vụ Thương Mại Thú y Ninh Kiều ( đườngCMT8 ) …………………………………………………………………………………………………………….. 123.2 Các chỉ tiêu và cách lấy những chỉ tiêu ………………………………………………………………. 133.2.1 Các chỉ tiêu ………………………………………………………………………………………………. 133.2.2 Cách lấy những chỉ tiêu ………………………………………………………………………………….. 13CH ƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN …………………………………………. 154.1 Khảo sát những chỉ tiêu có tương quan đến người nuôi chó ……………………………………. 154.2 Khảo sát những chỉ tiêu có tương quan đến chó nuôi ……………………………………………… 21CH ƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ………………………………………………. 375.1. Kết luận …………………………………………………………………………………………………….. 375.2. Đề nghị ………………………………………………………………………………………………………. 37T ÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………… 38DANH MỤC BẢNGBảng 4.1 Kết quả khảo sát tình hình phân bổ những giống chó đem đến Dịch Vụ Thương Mại Thú yNinh Kiều và Bệnh xá Thú y ĐHCT …………………………………………………………………… 16B ảng 4.2 Kết quả khảo sát số người chăm nom chó trực tiếp và gián tiếp ………………. 17B ảng 4.3 Kết quả khảo sát độ tuổi của người nuôi chó ……………………………………….. 18B ảng 4.4 Kết quả khảo sát nghề nghiệp của người nuôi chó ……………………………….. 20B ảng 4.5 Kết quả khảo sát tên những tên chó đem đến dịch vụ thú y ……………………….. 21B ảng 4.6 Kết quả khảo sát những giống chó …………………………………………………………… 26B ảng 4.7 Các giống chó được người kinh doanh thương mại và kinh doanh chọn nuôi nhiều nhất. 27B ảng 4.8 Các giống chó được người đi thao tác chọn nuôi nhiều nhất ………………….. 27B ảng 4.9 Kết quả khảo sát màu lông chó ………………………………………………………….. 28B ảng 4.10 Kết quả khảo sát những chó có màu lông chó được người kinh doanh thương mại và buônbán chọn nuôi nhiều nhất ………………………………………………………………………………….. 29B ảng 4.11 Kết quả khảo sát những chó có màu lông chó được người đi làm chọn nuôinhiều nhất ………………………………………………………………………………………………………… 29T rungtâmHọcĐH sátCầnThơTàiyêuliệutập vàcứuBảng4. 12K ếtliệuquả khảobệnhchó @ và cáccầu họccủa ngườichủ nghiênchó khi đemchóđến dịch vụ thú y lần tiên phong ……………………………………………………………………………. 30B ảng 4.13 Kết quả khảo sát những dịch vụ theo nhu yếu của người nuôi chó ……………. 30B ảng 4.14 Kết quả khảo sát những dịch vụ thú y theo tuổi đến lần đầu …………………….. 31B ảng 4.15 Kết quả khảo sát tuổi chó được đem đến dịch vụ thú y lần tiên phong …….. 32B ảng 4.16 Kết quả khảo sát những nhóm bệnh trên chó ………………………………………….. 32B ảng 4.17 Kết quả khảo sát những bệnh chó theo tuổi đến lần đầu …………………………… 33 iiDANH MỤC BIỂU ĐỒ4. 1 Tuổi của người nuôi chó ………………………………………………………………………………. 194.2 Nghề nghiệp của người nuôi chó …………………………………………………………………… 204.3 Các giống chó được người kinh doanh thương mại và kinh doanh chọn nuôi nhiều nhất ……….. 274.4 Các giống chó được người đi làm chọn nuôi nhiều nhất ………………………………….. 274.5 Màu lông những giống chó được người kinh doanh thương mại và kinh doanh chọn nuôi nhiều nhất ……………………………………………………………………………………………………………………….. 294.6 Màu lông những giống chó được người đi làm chọn nuôi nhiều nhất ……………………. 294.7 Các dịch vụ theo nhu yếu của người nuôi chó …………………………………………………. 304.8 Tuổi chó đem đến dịch vụ thú y lần đầu ………………………………………………………… 324.9 Các nhóm bệnh trên chó ……………………………………………………………………………… 32T rung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuiiiTÓM LƯỢCNgười nuôi chó đem chó đến những dịch vụ thú y để được chăm nom đặc biệt quan trọng theo nhu yếu củangười chủ nuôi hoặc điều trị bệnh cho chó – những người chủ nuôi như vậy đã biểu lộ sựquan tâm đặc biệt quan trọng đến chó của họ. Với những số liệu có đặc thù ghi nhận qua đề tài “ Hiệntrạng nuôi chó ở Quận Ninh Kiều – Thành phố Cần Thơ ” hầu hết tại Thương Mại Dịch Vụ Thú y NinhKiều ( đường CMT8 ) và Bệnh xá Thú y ĐHCT với những chỉ tiêu khảo sát được về người chủchó và về con chó của họ trong thời hạn từ 25/09/2006 – 14/12/2006 đã thu được kết quảsauCác chỉ tiêu khảo sát được có tương quan đến người chủ chóSố phiếu tìm hiểu tập trung chuyên sâu đa phần ở P. Hưng Lợi và Xuân Khánh trong Quận NinhKiều. Số người chăm nom chó trực tiếp ( 86,77 % ) chiếm tỉ lệ cao hơn số người chăm nom chó giántiếp ( 13,23 % ). Người nuôi chó có thu nhập liên tục và đi học chiếm 87,69 % số người đem chó đến. Thường người đem chó đến những dịch vụ thú y ở độ tuổi > 30 tuổi, chiếm tỉ lệ khá cao 58,18 %. Các chỉ tiêu khảo sát được có tương quan đến chó nuôiCách đặt tên chó phong phú, tên Lucky được đặt nhiều nhất trong tổng số 189 tên ( có 36/515 chó ). Trungtâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuTuổi chó được đem đến dịch vụ thú y lần tiên phong ở độ tuổi 2-4 tháng tuổi ( 38,01 % ) và > 4 tháng tuổi ( 45,7 % ) chiếm tỉ lệ cao nhất. Các bệnh về đường tiêu hóa ( 53,27 % ) chiếm tỉ lệ caonhất trong những bệnh. Trong những nhu yếu của người nuôi chó khi họ dữ thế chủ động đem chó đến dịch vụ thú y thì họ yêucầu tiêm ngừa ( 42,24 % ), xổ lãi ( 50,93 % ). Trong 233 người đem chó đến Dịch Vụ Thương Mại thú y có 17,17 % số người quay lại định kỳ và 82,83 % số người quay lại vì chính con chó đó bệnh hoặc 1 con chó khác trong nhà bệnh. Giống chó : có nhiều giống chó khác nhau được đem đến dịch vụ thú y nhưng nhiều nhất làgiống chó Nhật ( 36,36 % ), chó ta ( 22,73 % ) và lai Nhật ( 14,55 % ). Màu lông chó cũng rất phong phú, trong đó nhiều nhất là màu vàng 105 / 448 con ( 23,44 % ), màu trắng 85/448 con ( 18,97 % ). Ngoài ra, những ghi nhận khi chó đến những Dịch Vụ Thương Mại thú y cho thấyCó 11,69 % trong 419 chó được cho ăn thức ăn viên Pedigree dành riêng cho chó. Có 36,47 % trong 255 chó có sử dụng xà bông tắm chó hiệu Fay. Khảo sát 348 chó có 262 chó được nuôi thả, 26 chó được nuôi nhốt, 60 chó bị cột ( trong đócó 73,33 % chó bị cột bằng dây xích, còn lại là cột bằng những loại dây khác ). Khảo sát 325 chó có 28 % chó có vòng cổ, 72 % chó không có vòng cổ. ivCHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀTừ lâu nay đã có nhiều nghiên cứu và điều tra về đặc tính, thói quen, động tác hàng ngày của loàichó cũng như cách chăm nom và khẩu phần ăn cho chó … Người nuôi chó ngày naykhông chỉ nuôi chó với mục tiêu đơn thuần là giữ nhà, Giao hàng con người … mà còn làmột ý thức xã hội cho cả mái ấm gia đình khi để tâm thương mến và chăm nom chú chó, cùngnói chuyện chơi đùa với chúng … Chúng như một thành viên trong mái ấm gia đình chứ khôngphải là một con vật nuôi thông thường – vị trí của một chú chó trong mái ấm gia đình đã đượcnâng lên một bậc. Điều đó càng biểu lộ sự chăm sóc của người nuôi chó đến con vậtcưng của họ hơn. Đặc biệt là so với Thành phố Cần Thơ đang trên đà tăng trưởng, vớithu nhập và mức sống người dân ngày càng nâng cao. Do đó số người thích nuôi chócũng như chăm sóc đến những yếu tố có tương quan đến chó cưng của họ cũng tăng theo. Nhưng họ đã chăm sóc đến chó nuôi như thế nào ? Điều đó sẽ được biểu lộ qua đề tài “ Hiện trạng nuôi chó ở Quận Ninh Kiều – Thành phố Cần Thơ ”. Cùng với sự đồng ýcủa trường ĐHCT, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, Bộ môn Chăn nuôi chúng tôi đã tiếnhành triển khai đề tài này và tích lũy số liệu tại Thương Mại Dịch Vụ Thú y Ninh Kiều ( đườngCMT8 ) và Bệnh xá Thú y ĐHCT. Thông qua những số liệu khảo sát có đặc thù ghinhận, nhằm mục đích xem xét mức độ chăm sóc của người nuôi chó qua cách họ dữ thế chủ động đemchótâmđến cácdịchvụ thútin cậy. ThơĐồng @ thờivớiliệucác thôngđi kèm cóliênTrungHọcliệuĐHy CầnTàihọc tintậpđiềuvàtranghiêncứuquan đến người chủ và chó nuôi nhằm mục đích làm rõ hơn đặc thù này. CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU2. 1 Sơ lược nghề nuôi chó kiểng nước ta và những dịch vụ làm đẹp cho chóTheo Việt Chương ( 2005 ) “ lúc bấy giờ đã có trên 150 giống chó quý và hiếm trên khắphành tinh được liệt kê vào list chó kiểng và trên Thế giới càng có nhiều ngườithích nuôi chó kiểng. Nhiều nước đã lập Hội Bảo Vệ Súc Vật, trong đó quan tâm nhất làchó, đã có Câu Lạc Bộ của những người nuôi chó, đã có khách sạn dành riêng cho chóvà từ lâu đã có nghĩa trang riêng cho chó ! .. Vì rằng thực sự người ta đã đối xử rất tốtvới chó, coi như nó là người bạn thân rất trung thành với chủ của mình ”. Ở nhiều nước thường tổ chức triển khai những cuộc thi trình diễn chó để qua đó nhìn nhận đượcgiống chó, năng lực đặc biệt quan trọng của loài chó và năng lực vâng lời của chúng ( sự gắn bóvà hiểu ý giữa người chủ chó và chó nuôi ). Ở Nhật – Theo Ngọc Hương ( báo Người nuôi chó số 8,2006 ) “ ở Nhật một nước kinhtế đứng thứ 2 Thế giới với khoảng cách giàu nghèo khá thấp giữ thành thị và nôngthôn thì rất nhiều nhà nuôi chó nhưng không phải để giữ nhà ( vì đã có thiết bị chốngtrộm tối tân ) mà chó được nuôi để làm cảnh và chúng rất thân mật với con người ”. Cònnhững người chủ thì mặc dầu bận rộn với việc làm có tác phong công nghiệp nhưnghọ tâmvẫn dànhnhiềugianThơđể chămchúhọcchó tậpcủa mình : mua catalogueTrungHọckháliệuĐHthờiCần @ sócTàicácliệuvà nghiêncứuhướng dẫn cách nuôi dạy chó, mua bảo hiểm y tế cho chó, xây nhà cho chó, tắm chảilông liên tục cho chó … Thành phố nào ở Nhật cũng có những tiệm làm đẹp chochó như : tắm chải, tỉa móng, áo chó với sắc tố phong phú được giặt và sấy … dĩ nhiênlà ngân sách cũng không ít tốn kém. Họ thường đi nghỉ ở xa và tất yếu là không quênmang theo chú chó cưng đi cùng. Họ đặt tên cho chó bằng cả tiếng Nhật và tiếng Anh, tên ngôi sao 5 cánh bóng đá, ca sĩ nhạc Pop nổi tiếng. “ Khi chó ốm không có họ ở nhà thì họthuê bác sĩ thú y đến chăm nom, có người đến trông nom chó ( cho ăn, uống thuốc … ) rồi chuyển giao lại với chủ chó 1 biên bản ghi rõ những biểu lộ của con chó này trongngày ra làm sao và tư vấn cho họ về những việc làm phải làm để phục sinh sức khỏe thể chất chochúng ”. Ở Pháp và Mỹ theo Hoàng Nghĩa ( 2005 ), số mái ấm gia đình nuôi chó chiếm số lượng rấtcao, trên 1/3 dân số. Theo Hoàng Nghĩa ( 2005 ) có 3 nguyên do khiến người Mỹ thích nuôi chó § Trước tiên là do nhu yếu trong hoạt động và sinh hoạt hàng ngày, chó được sử dụng trong nhiềucông việc : chó săn, chó chăn dắt gia súc, chó bảo vệ nhà cửa và con người, chó dẫnđường cho người mù, chó nhiệm vụ … § Lý do thứ hai là cha mẹ không hề cự tuyệt nhu yếu của con cháu khi chúng đòi nuôi1 chú chó. Vì Mỹ là thiên đường của trẻ nhỏ và là ngôi mộ lớn nhất của người già. Ởđây trẻ nhỏ được tận hưởng nhiều nhất sự đãi ngộ của xã hội, nhà trường và mái ấm gia đình. § Các nhà tâm lý học đều thừa nhận rằng đơn độc, buồn bã là căn bệnh mang tínhtoàn quốc của nước Mỹ. Đó là nguyên do thứ ba khiến người Mỹ thích nuôi chó. Mỹ là 1 vương quốc có nền công nghiệp tăng trưởng ở mức cao, và cũng là vương quốc đang thực hiệncách sống theo chính sách tiểu mái ấm gia đình. Quan hệ giữa người với người ngày càng lạnhnhạt, và trong xã hội đầy rẫy những con người sống trong cảnh đơn độc, buồn bã. Chính những người sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm đó đã chuyển sự quan tâmcủa mình đến những con vật nuôi để tìm sự an ủi. Các bậc cha mẹ không được gần gũivới con cháu, nuôi chó với kỳ vọng vẫn có kẻ nhờ vào ở bên mình. Những người lyhôn nuôi chó với kỳ vọng quên đi phần nào sự xấu số của cảnh chia tay. Những cặpvợ chồng không hề sinh con thì nuôi chó sẽ giúp họ bù đắp phần nào sự thiệt thòi củasố phận. Còn với những người hưu trí, do tuổi tác ngày càng cao, sức khỏe thể chất ngày càngyếu, ngày càng xa dần với những hoạt động giải trí của xã hội, sự thiếu thốn niềm vui khôngđược con cháu chăm nom thì những vật nuôi đã trở thành đối tượng người tiêu dùng duy nhất giúp họ giảibuồn và đối phó với sự đơn độc ( phần đông những con vật là chó, mèo ). Theo thống kê, thời hạn trò chuyện giữa những cụ với vật nuôi nhiều hơn gấp bội so với thời hạn nóichuyện với người khác. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuCác chủ shop kinh doanh động vật hoang dã cho biết : “ Chế độ mái ấm gia đình ở nước Mỹ đã tanvỡ, cha mẹ cũng như con cháu đang tìm kiếm cái nhờ vào vào bản thân mình, mà cáiphụ thuộc đó bản thân họ hoàn toàn có thể khống chế được. Các shop kinh doanh động vậtđang cung ứng thoáng rộng cho mọi người sự yêu dấu ”. Trong hàng ngũ những con vật nuôi trong mái ấm gia đình, chó đứng ở vị trí số 1. Vì quá yêuthương chó, nên người Mỹ khi nào và ở đâu cũng nghĩ ra cách bảo vệ chúng. Trên đấtnước này có vô số những hiệp hội bảo vệ động vật hoang dã cũng như hiệp hội phản đối sự ngượcđãi động vật hoang dã. Có hiệp hội cổ vũ việc mặc quần áo cho động vật hoang dã, khuyến nghị chủ mặcquần áo cho nó để tránh tác động ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục. Để chó được chăm nom tốt nhất người ta đã nghĩ ra biết bao phương pháp Giao hàng chúng. Như những thầy thuốc về tâm ý cho chó khi chúng có những hành vi không thông thường. Chúng sẽ được đãi 1 bữa tiệc sinh nhật khi đến ngày sinh tại những quán ăn chuyên phụcvụ cho đồng loại của chúng. Chúng sẽ được mặc áo khi trời lạnh, được nghỉ trong cáckhách sạn riêng khi đi du lịch cùng chủ ( ở những thành phố lớn của Mỹ luôn có cáckhách sạn chuyên ship hàng cho chó với giá từ 3 đến 22 USD cho mỗi ngày đêm ). Nếucơ thể có mùi không dễ chịu, chúng sẽ được những shop Giao hàng súc vật làm thơm bằngrượu hoặc những loại nước hoa. 1 con chó chẳng may bị chết sẽ được chủ làm lễ maitáng ở 1 nhà tang lễ nào đó với những nghi thức rất là trang trọng như so với 1 người thân trong gia đình trong mái ấm gia đình. Ở Mỹ, nhu yếu phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày của chó gồm nhiều thứ : thuốc an thần, thuốc trừ khử những loại bọ chét, những loại dây xích, những loại xương giảdùng cho chó đùa giỡn, những loại dầu thơm, quần áo dùng trong mùa đông, bi-ki-ni mặckhi tắm biển hoặc hồ bơi, giày mang khi trời có tuyết … Các đơn vị sản xuất đã đưa ra thịtrường rất nhiều loại hàng ship hàng cho chó cưng, nhưng không phải do nhu yếu củachó mà chính là tâm ý của người chủ chó qua nghiên cứu và điều tra của người sản xuất. Ngoàira, những ngân sách về thức ăn cũng như thú y cho chó cũng không thấp hơn bao nhiêu sovới con người. Bên cạnh đó để Giao hàng đúng nhu yếu của con người, chó phải đượcđưa đi đào tạo và giảng dạy trong những trường dạy chó, và học phí cũng khá cao. Trong những cuộctriển lãm chó, nếu chú chó nào đoạt được phần thưởng thì chẳng khác nào con cá chép hóarồng, bản thân nó sẽ có giá trị gấp trăm lần, còn chủ nó – người đã hao tốn không íttiền bạc cho nó sẽ được “ thành danh ”, cũng được vinh dự nhờ tiếng tăm của nó. Ở Nước Ta – tại những nước tăng trưởng cao chó được hưởng những đặt cách đặc biệtnhư vậy còn ở Nước Ta ta thì sao ? Theo Nguyễn Quỳnh ( báo Người nuôi chó số8, 2006 ) “ khi đời sống ngày càng sung túc điều kiện kèm theo được cho phép thì việc nuôi chó cũngđược nâng lên với Lever cao hơn, chuyên nghiệp hơn. Người xưa nuôi chó chỉ đơngiản là giữ nhà … Còn ngày này việc nuôi chó được xem là 1 nụ cười, vật làm cảnh đểTrung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuthêm sang nhà sang cửa và cũng để chứng tỏ vị thế của người chủ hộ. Vì vậy cácchủ nhân cũng chăm sóc đến sức khỏe thể chất, bữa ăn, giấc ngủ, hoạt động và sinh hoạt … của chó nhiềuhơn và không những thế họ còn chăm sóc đến việc làm đẹp con vật cưng của mìnhnữa. Có lẽ vì người ta thương chúng và xem chúng như 1 thành viên trong gia đìnhnên chỉ cần hắt hơi, sổ mũi, biếng ăn là đã có ngay những phòng mạch thú y chămsóc chu đáo. Muốn tắm rửa, làm đẹp lông, cắt móng thì cũng có những dịch vụ làmđẹp cho chúng. Muốn đổi khác khẩu vị nhà hàng hàng ngày chỉ cần đến những cửa hàngbán thực phẩm dọc trên những con đường hay vào thẳng những nhà hàng là có ngay đủ loạithực phẩm, đồ hộp với nhiều loại thứ ăn cho từng giống chó. Thậm chí nhiều gia đìnhhàng tháng sẵn sàng chuẩn bị bỏ ra vài trăm ngàn đồng để thuê người về chăm nom riêng chocon vật cưng của mình ”. Theo Ngọc Anh ( báo Người nuôi chó số 6, 2006 ) có bài viếtvề việc tổ chức triển khai tiệc tùng sinh vật cảnh Aquavina ở Thành phố TP HCM vừa mới qua, trong đó cóchương trình màn biểu diễn chó nhiệm vụ và tọa lạc chó cảnh được nhiều người quantâm và tham gia. Bên cạnh đó theo T.N ( báo Người nuôi chó số 5, 2006 ) ở Thành phốCần Thơ nhiều dịch vụ thú y cũng mọc lên không ít và cũng “ lôi cuốn khá nhiều “ thânchủ ” 4 chân ”. Tuy ở Cần Thơ không có những khách sạn lớn dành riêng cho chó nhưở Thành phố TP HCM nhưng cũng không ít những dịch vụ tắm chải lông, cắt móng, nhuộmlông, uốn lông … Ngoài ra những loại thức ăn dành riêng cho chó và có “ đủ những loại xàbông, dầu tắm, nước hoa, thuốc chuyên dùng ” trong đó có “ thương hiệu Fay khá thôngdụng ” và toàn bộ “ điều có bán tại những ẩm thực ăn uống, chợ ở Thành phố Cần Thơ ”. Ngoài ra người nuôi chó cũng biểu lộ sự chăm sóc của mình đến chó nuôi qua việcgởi thư nhờ những người có trình độ tư vấn, giải đáp vướng mắc cho họ đếnPedigree-Cẩm nang người nuôi chó, Báo người nuôi chó của Câu lạc bộ người nuôichó Thành phố Hồ Chí Minh … 2.2 Phân loại nhóm chủ chóTheo Thiên Sa ( báo Người nuôi chó số 6, 2006 ) có 8 nhóm chủ chó được xác địnhdựa vào vai trò của chú chó mà họ làm chủNgười vui chơi : chó được xem là vật tiêu khiển. Người bạn cũ : chó được đối xử thông thường. Công cụ thời trang : chó được xem như một bộc lộ của thời trang. Người bạn của em bé : chó được xem như một người bạn thực thụ, nhưng chỉ để vuiđùa. Người canh giữ đồ vật. TrungHọcliệuđượcĐHxemCần @ Tàiliệu họctập vànghiênVậttâmhoangdã : chónhưThơmột độngvật hoangdã, khôngthể điềukhiển. cứuÝ thức rõ ràng : nhóm này hiểu được chó là một loại động vật hoang dã yếu ớt trong xã hộiloài người, nên chó không chỉ là một người bạn mà còn là một đối tượng người tiêu dùng cần sự chechở và thương mến. Biểu tượng của sự phục tùng và mệnh lệnh : chó được xem như một cái máy chỉ biếtlàm theo mệnh lệnh. Một người chủ cần phải tích hợp sự hiểu biết về tính cách, vệ sinh, lối sống, dinhdưỡng, sức khỏe thể chất và tôn trọng con vật như vai trò của nó trên hành tinh này. Một conchó là một con chó, không phải là một đứa trẻ, vì nó thiếu những ngôn từ và bảnchất của con người. Nó có những cách biểu lộ khác mà người chủ phải thấu hiểuđược. 2.3 Tại sao người nuôi chó lại thích nuôi những giống chó có tầm vóc nhỏTheo Việt Chương ( 2005 ) “ phần đông người mình thích nuôi loại chó nhỏ con … mộtphần thấy chúng xinh xắn dễ thương và đáng yêu, dễ dạy, dễ ẵm bồng vì hầu hết chó nhỏ thíchquyến luyến với người. Đó là những giống chó Bắc Kinh, chó Nhật, Chihuahua … có bộlông đẹp và thích ở sạch. Chó con của chúng lại càng đáng yêu và dễ thương hơn, nhìn là đẹp mắt, thấy là muốn nâng niu, ẵm bồng cho bằng được … Người mình thì không mấy ai thíchdẫn chó ra đường dạo phố như người phương Tây, nhưng ẵm chó trên tay cả ngày thìcô gái nào cũng phạm phải, nếu đó là loại chó nhỏ dễ thương và đáng yêu, quyến rũ như một nhúmbông gòn … không hiếm người chăm chút cho chó từng muỗng thức ăn như chăm locho đứa con mọn vậy ”. “ Thị phần chó mạnh nhất ở Hồ Chí Minh từ trước đến nay vẫn làcác giống chó nhỏ như : chó Bắc Kinh, chó Nhật, Chihuahua … kế đó mới đến chóBerger và những loài chó lớn vóc khác. Người ta nuôi chó làm kiểng thì với mục tiêu giữnhà là phụ, mà hầu hết là dùng vào việc làm kiểng cho vui, nhìn sướng mắt thôi ”. 2.4 Đặt tên cho chóTheo Việt Chương ( 2005 ) “ tên chó không nên đặt dài dòng, chỉ một hay hai chữ màthôi. Như vậy, vừa dễ gọi và chó lại dễ nhớ … vì con chó có tính hay quên, khi dạyđiều gì ta phải chịu khó lập đi lập lại nhiều lần thì chó mới nhập tâm được ”. 2.5 Chọn màu lông chó và chọn chó theo người xưaTheo Việt Chương ( 2005 ) thì người xưa “ phải kén chọn chó khôn qua sắc lông như “ nhứt vện, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm ” mới cho là tốt. Ngoài ra, còn phải xét đoánđếntâmphầnHọcngoạiliệuhình ĐHcủa chóChó @ khôn, tướngđủ mộtcứutrongTrungCầnnữa. ThơTàichóliệuquýhọctậpphảivàhộinghiênnhững điểm sauTứ túc huyền đề : chó nào có đến bốn cái móng nhỏ đóng ở vị trí phía sau khuỷu chânthì đó là chó có quý tướng, sẽ đem lại sự thịnh vượng cho người nuôi. Con nào chỉ haichân trước có huyền đề thì không quý mấy. Tứ túc mai hoa : con chó nào mà trên mu bàn chân có một đốm lông trắng nhỏ cỡ hộtbắp, hoặc trắng hết bàn chân cũng được thì đốm đó gọi là mai hoa. Nhưng phải cả bốnchân có đủ cả mai hoa thì mới là chó có quý tướng. Đuôi chìa khóa : chó cỏ của mình thường đuôi chỉ cong lên độ nửa vòng, chứ ít cócon “ đuôi chìa khóa ”, là đuôi uốn cong hơn một vòng ở trên sống lưng và đuôi đó phải ngãvề phía bên trái. Loại này vừa đẹp, vừa khôn, vừa đem lại sự thịnh vượng cho chủnuôi. Chó bốn mắt : tức là chó óc hai đốm lông màu vàng đóng ở trên mí mắt. Chó này tinhkhôn, giữ nhà giỏi mà săn bắt cũng có tài. Tuy nhiên thường loại này có tính giữ hơnchó khác. Chó đốm lưỡi : lưỡi chó thường nhỏ, không đốm. Nhưng con nào có vài đốm đen, hoặc đen nhiều thì những cụ cho là loại chó khôn, rắn cắn không chết. Chó ba khoanh : loài chó có thói quen là trước khi định nằm xuống một chỗ nàothường xoay mình lại quay vài vòng để “ dọn chỗ ” rồi mới yên tâm nằm như vậy màquay được 3 vòng là loại chó khôn … Nuôi được chó quý trong nhà ai lại không thích. Và qua chi tiết cụ thể đó, cũng giúp ta nhậnbiết được rằng tổ tiên mình cũng có ý thức nuôi chó để làm kiểng. 2.6 Đặc tính những giống chó nhỏ được nuôi thông dụng ở Việt Nam2. 6.1. Chó FoxTheo Việt Chương ( 2005 ) giống chó này thời nay được cho sinh sản nhiều nên đâuđâu cũng thấy. Mình chó cao khoảng chừng 3 tấc, đầu nhỏ, tai vểnh, sống mũi hơi gãy, mõmnhỏ mà dài, ngực nở nang, bụng thon, bốn chân mảnh và cao nên chó chạy rất nhanh. Thân hình vừa nhỏ xíu, vừa ngăn nắp, mặt mày lại mưu trí nên trông có vẻ như vui tínhdễ thương. Chó Fox giữ nhà rất giỏi, tiếng sủa lớn và dai, dám lăn xả vào quân địch màcắn xé. Đối với chủ nuôi chó rất trung tín, mến chủ, gặp là mừng quýnh quấn quýt bênchân rất đáng yêu và dễ thương. Nhưng so với trẻ nhỏ thì chúng lại không muốn gần, chỉ mừng rỡmột chút rồi lảng xa chỗ khác. Chó con độ 3-4 ngày tuổi là người ta cắt cụt đuôi vì kiểu chó Fox được cắt đuôi mớiđẹp. tâmChóHọcrất dễliệunuôi ĐHvà thíchhợpThơvới phongthổliệunướchọcta. Chúngkhôngkén ăncứulại ănTrungCần @ Tàitập vànghiênrất ít và với bộ lông sát vào người chúng cũng không yên cầu ta phải tắm rửa chải gỡtốn công. Ngày nay người ta thường cho lai chó Fox quá nhiều, thường lai chó Fox với chóNhật : bộ lông trên mình không được sát, mõm có lông xù ra … 2.6.2. Chó Bắc KinhTheo Việt Chương ( 2005 ) và Phan Thi ( Pedigree-Cẩm nang tình nhân chó số 3, 2005 ) thì giống chó này rất quý và hiếm và được mọi người trên Thế giới hâm mộ chọn nuôinên lùc nào cũng đắt giá. Hiện nay giống chó này rất hiếm thấy ở nước ta, nhất là loạiBắc Kinh thuần chủng. Tìm nuôi được giống chó này sẽ mang lại cho ta nhiều lợi lộcvì giá bán rất cao mà không bị ế hàng. Chó có đầu khá to, dẹp có bộ lông dài phủ kín nên trông giống đầu sư tử vì vậy chúngcòn có tên là chó sư tử, mũi gãy, mõm rất ngắn nên trông như mũi tẹt, hàm rộng cộngvới cặp mắt to và lồi nên tạo cho chó có một vẻ rất riêng, ngộ nghĩnh đáng yêu. Khắpmình chó được bao trùm bằng bộ lông quyến rũ, gần như phủ sát đất, phủ chụp hết bànchân, đuôi có lông dài và xoắn, chó có dáng dấp sang chảnh không giống chó nào sánhkịp. Giống chó này hiền lành dễ, không ngoan, dễ dạy, thích quấn quít bên chủ, thích ở gầncon người, lại ưa nhảy nhót vui đùa nên ai cũng thích. Tuy nhiên giống chó này nuôicon không được giỏi lắm. Vì chó có bộ lông rất dài và quý như vậy nên người nuôi rất khó khăn vất vả trong việc tắm chảicho chó để bộ lông chó khi nào cũng thật sạch, óng mượt. Thường người ta thấy chó Bắc Kinh lai nhiều hơn là chó thuần chủng và được lai vớichó Nhật nhiều hơn, tất yếu chó lai không đẹp bằng với bộ lông ngắn hơn, mũi bớttẹt và ít gãy hơn. 2.6.3. Chó NhậtTheo Việt Chương ( 2005 ) và Phan Thi ( Pedigree-Cẩm nang tình nhân chó số 3, 2005 ) thì có Nhật có thân hình bé nhỏ, mảnh mai xinh xắn, lại khoác bộ lông dài mượtkhông xoăn và trông chúng có vẻ như thật sạch nên được nhiều người thích nuôi. Giống chónày có chân nhỏ, đầu nhỏ, tai hình tam giác hơi nghiêng ra phía trước và rủ xuống, mũi chó gãy nhưng mõm dài tương đối nên cái mặt trông xinh xắn dễ coi, hai mắt chókhông lồi như chó Bắc Kinh. Chó có bộ lông màu trắng nhưng có vá vàng hoặc caffesữa hay đen, lông đuôi dài nên trông con vật có dáng đi uyển chuyển thướt tha. Giống chó này khi nào cũng tỏ ra nhanh gọn, vui tính, ngoan, dễ dạy, thích nô giỡnvới người kể cả trẻ nhỏ, chó cũng rất hiền và ít cắn ai. Chó cũng thích ở sạch, thườngTrungtâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứutìm những nơi cao ráo để nằm như ghế salon làm tóc hay giường nệm … Giống chó này sinhsản khá tốt và nuôi con giỏi. Vì có bộ lông dài nên chó cần được tắm chải tiếp tục, chó ăn rất ít và có kénchọn thức ăn nhưng sự tốn kém cũng không đáng bao nhiêu và sự sinh sống của chócũng không choán nhiều diện tích quy hoạnh trong nhà chỉ cần một góc nhỏ là đủ. 2.6.4. Chó ChihuahuaTheo Việt Chương ( 2005 ) Chihuahua là loại chó nhỏ nhất trong tổng thể những giống chótrên toàn cầu này. Chúng nhỏ đến nỗi hoàn toàn có thể để chúng nằm trong chiếc bóp cầm tayhoặc trong cặp táp da, trong túi áo. Vì chúng nhỏ xíu dễ thương và đáng yêu, hiền lành gần nhưlúc nào cũng chỉ biết có phục tùng và lo âu nên được nhiều người ưa thích. Đầu chónhỏ, tai to, dày và thẳng đứng, mũi chó gãy, ngực nở, bụng thon, bốn chân bé nhỏ, bộ lông rất ngắn sát vào da như lông bò nên trông chó có vẻ như trần trụi thật sạch do đócũng không mấy tốn công chăm nom tắm chải hơn những giống chó khác, đồng thờichúng cũng ăn ít hơn nên chỉ cần cho nhà hàng siêu thị bổ dưỡng, ngủ nơi ấm cúng là được. Vìchó quá nhỏ nên trong việc sinh sản gặp nhiều trở ngại, thường hay đẻ khó và phảinhờ đến sự can thiệp của bác sĩ thú y. Đối với người chủ nuôi chó rất hiền lành, còn với người lạ thì chó ưa “ táp bậy ” hay sủa thế cho nên mà có nhiều thương gia phương Đông ưa nhốt chó trong cặptáp để phòng ngừa bọn trộm. 2.7 Chó Phú Quốc – lịch sử một thời và sự thậtTheo Google. com / chó Phú Quốc, VietNamNet 05/02/2006 có bài viết “ Chó Phú Quốc : lịch sử một thời và thực sự ”. “ Trước tiên, đã nói chó Phú Quốc là chó phải có đốm lôngxoáy trên sống lưng. Rất dễ nhận ra chòm xoáy lông đặc biệt quan trọng này trên sống lưng chó Phú Quốc. Thứ hai, người ta … “ đồn ”, chân của chó Phú Quốc có cái màng như màng ở chân vịt. Nhờ vậy, chó Phú Quốc bơi rất giỏi ! Một đặc thù khác của chó Phú Quốc là rất tinhkhôn ( Có người còn nói, nó còn dễ dạy hơn cả chó Béc-giê ). Chó Phú Quốc khôn hơnchó nhà nên nó quyến luyến chủ và biết nghe lời lại bảo vệ chủ hết mình. không aichắc thế nào là chó Phú Quốc nếu chỉ dựa vào xoáy lông và cái màng chân vịt ở chânchó. Như vậy, chỉ còn cách nghiên cứu và phân tích gen chó Phú Quốc xem có gì độc lạ so vớichó cỏ ( chó nhà ) hoặc những loài chó khác. Cho tới nay vẫn chưa có nghiên cứu và điều tra, phânloại chó nhà việt nam, cũng như nguồn gốc của chúng. Có quan điểm cho rằng chó nhà ở miềnNam hoàn toàn có thể là từ chó hoang Phú Quốc mà ra. Còn chó nhà ở miền núi phía Bắc có thểcó nguồn gốc từ sói đỏ vì chó ở miền núi có đuôi thẳng như chó sói. Tuy nhiên, đấymới chỉ là giả thuyết … Nguồn gốc chó Phú Quốc : Chưa có lời đáp rõ ràng … Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuVề hình thức, chó Phú Quốc Việt Nam và chó xoáy lưngThái Lan có nhiều điểm giống nhau. Riêng chó xoáy PhiChâu có những độc lạ rõ hơn như khá lớn con ( 30 39 kg ), tai lớn và cụp và do tính hung ác, nó còn có biệtdanh là chó săn sư tử Phi châu. Còn chó Phú Quốc còncó tính thân thiện với con người, rất thính, giữ nhà tốt, bắt chuột giỏi. Hai nhà khoa học Mỹ, Merle Wood vàMerle Hidinger, cho rằng xoáy sống lưng từng chỉ có ở giốngchó xoáy miền Đông xứ sở của những nụ cười thân thiện và giống chó xoáy ChâuPhi. Do đó, những cái xoáy sống lưng trên giống chó Phú Quốc lúc bấy giờ chắc như đinh bắtnguồn từ giống chó Thái. Cách đây tối thiểu 400 năm, những ngư dân Thailand đã vôtình trở thành những nhà tạo giống khi họ tới đánh bắt cá hoặc kinh doanh ở vùng biển PhúQuốc. Tuy nhiên, ThS Nguyễn Văn Biện thuộc ĐH Cần Thơ đã phản biện lại giảthuyết trên. Ông nói, giả thuyết trên là vô lý vì cách đây 400 năm những ngư phủ TháiLan không hề vượt 400 – 500 cây số để tới vùng biển Phú Quốc … “ Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ngày 24/2/2007 trên mạng internet ” Chó Phú Quốc là một loại chó riêng của hòn đảo Phú Quốc, Nước Ta. Nó có đặc điểmphân biệt với những loại chó khác là những xoáy lông ở trên sống sống lưng. Nó là một trong badòng chó có xoáy lông trên sống lưng trên quốc tế. Hai loại chó lông xoáy ở sống lưng còn lại làchó lông xoáy Rhodesia và chó lông xoáy Thái. Chó Phú Quốc biết đào hang để đẻ vàcó biệt tài săn thú, bơi dưới nước giỏi như rái cá nhờ chân có màng như chân vịt và bộlông mượt sát ( 1-2 cm ) rất ngắn nên khi ướt chó Phú Quốc chỉ cần lắc mình vài lượtnước sẽ bắn đi do đó sẽ chóng khô. Chó Phú Quốc đã có tên trong từ điển tiếng PhápLarousse. Hiện chó Phú Quốc đã được thuần dưỡng như vật nuôi. Nhưng người dân trên đảoPhú Quốc vẫn thích những chó xoáy được sinh ra trong hang, vì họ tin như vậy mớiđúng loại chó xoáy Phú Quốc. Lịch sửNguồn gốc của chó Phú Quốc lúc bấy giờ chưa xác lập. Theo 1 số ít người, chó lôngxoáy Phú Quốc được mở màn từ một giống chó lông xoáy của Pháp khi lạc trên hoangđảo Phú Quốc và giống chó này đã sinh sôi nảy nở ở đây thành một loại chó hoang. Theo một nguồn quảng cáo cho chó lông xoáy Thái, có vài lập luận để thuyết minhrằng chó Phú Quốc đến từ xứ sở của những nụ cười thân thiện. Đặc điểmChó Phú Quốc được người dân trên hòn đảo và cả đất liền Nước Ta rất chuộng vì cónhiều biệt tài so với những loài chó khác. Chúng có năng lực đi săn rất tốt. Những ngườithợ săn vào rừng mang theo một hoặc hai con chó Phú Quốc trong một đêm có thểmang về năm đến sáu, hoặc nhiều hơn, con chồn hương, một loại động vật hoang dã phổ cập ởPhú Quốc. Chó Phú Quốc hoàn toàn có thể lần theo dấu vết con mồi kể cả khi con mồi đã đi quatừ trước đó rất lâu ; cho nên vì thế thợ săn phải kiểm tra việc chó chạy theo dấu vết con mồi cũhay mới để gọi nó về. Nếu săn hăng quá, chó Phú Quốc hoàn toàn có thể lạc vài ngày sau mớivề. Mỗi khi phát hiện ra con mồi thì chúng dồn con mồi đồng thời sủa lên để gọi chủ. TrungtâmkhôngHọcbuôngliệu thaĐHmồiCầntậpcóvàcứuChúngcho Thơđến khi @ chủTàigọi liệunó đi họcvì lý dothể nghiênkhông hạ đượccon mồi. Chó Phú Quốc năng lực đánh nhau với rắn rết. Theo những người dân trênđảo, những con chó mực tuyền đen có lưỡi chống được nọc độc rắn ( điều này theotruyền thuyết, chưa được kiểm chứng ). Nhiều con chó Phú Quốc đã liều mình cứu chủthoát khỏi rắn rết cắn. Chó Phú Quốc dễ làm quen với người. Khi gặp bất kể người thân trong gia đình hay sơ, chúng đềuvẫy đuôi mừng tất tả. Người lạ thường hoàn toàn có thể sờ mó con chó mà không bị cắn. Đây lànhược điểm của những chó xoáy trong việc giữ nhà. Chó Phú Quốc thường bị bệnhđường ruột, theo 1 số ít người có lẽ rằng do hệ miễn dịch yếu bởi sự lai trùng huyết, vì thếkhi đưa về đất liền tỷ suất chết cũng rất cao. Chúng cần được tiêm phòng bệnh. ” 2.8 Ưu và điểm yếu kém của chó lai tạo và chó thuần chủngTheo Thái Châu ( báo Người nuôi chó số 7, 2006 ) ta có bảng sau10LoạiƯu ĐiểmNhược ĐiểmThuần giống – Đã được nghiên cứu và điều tra về giống, bạn hoàn toàn có thể xác lập chú chó lýtưởng của mình, đặc biệt quan trọng là vềngoại hình và tính cách bên ngoài. – Có nhiều dạng và màu lông đặcbiệt. Chó thuần giống luôn được nuôivới sự chăm nom tốt nhất, vì thếluôn chắc rằng bạn sẽ có một chúchó khỏe mạnh. Lai tạo – Thông thường, giá thấp hơn sovới giống thuần. – Bạn có quyền kỳ vọng vào sựkết hợp những ưu điểm của những giốngchó cha mẹ. Thường có năng lực xã hội hóa tốtTrung tâm Học liệuCầnnhưngThơcũng @ Tàivà cóĐHsức khỏe, khôngliệu – Đắt tiền hơn chó lai tạo. – Một vài giống có những vấnđề về di truyền hoặc cần phải cónhững loại thức ăn đặc biệt quan trọng. – Một vài giống có những tínhcách đặc biệt quan trọng hay cần sự chămsóc đặt biệt, điều đó thật khôngdễ dàng gì. Một vài giống chó rất khó tìmvà rất hiếm. – Không phải khi nào cũng cómặt trên thị trường, đặc biệt quan trọng làkhi bạn muốn sự lai tạo đặc biệt quan trọng. Đôi lúc do đặc tính của nhữnggiống tham gia lai tạo mà cho ranhững phối hợp rất “ bùng nổ ”, gây khókhănngười nuôi. họctậpvàchonghiêncứuhẳn tổng thể điều như vậy. Khôngthuần giốngGiá cả tự do hay rất rẻ. – Rất nhiều kiểu và màu lông đểchọn lựa. – Luôn có rất nhiều trên thịtrường. Thông thường sức khỏe thể chất rất tốt. – Rất khó biết được nguồngốc và đặc tính của cha mẹ, dođó khó xác lập tính cách củanhóm chó này. – Chúng ta không chắc con vậtđược nuôi tốt hay không, do đóhãy chú ý quan tâm kỹ đến những dấu hiệuvề sức khỏe thể chất, về tính cách và cácvấn đề khác. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA113. 1 Phương tiện điều tra3. 1.1 Thời gian, khu vực và đối tượng người dùng điều traChúng tôi triển khai tìm hiểu tại 2 khu vực : từ ngày 25/09/2006 đến ngày 18/10/2006 tại Thương Mại Dịch Vụ Thú y Ninh Kiều ( đây là dịch vụ thú y tư nhân ở 53 CMT8 – P.An Hòa – Q.Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ ) và từ ngày 18/10/2006 đến ngày 14/12/2006 tại Bệnh xáThú y ĐHCT ( cổng C Khu II – đường 3/2 – P.Xuân Khánh – Q.Ninh Kiều – Tp. CầnThơ ). Đối tượng tìm hiểu là toàn bộ chó nuôi được đem đến dịch vụ thú y. 3.1.2 Cách thức hoạtđộng của Bệnh xá Thú y ĐHCT và Thương Mại Dịch Vụ Thú y Ninh Kiều ( đường CMT8 ) Bệnh xá Thú y ĐHCTBệnh xá Thú y ĐHCT là cơ sở thực tập rèn nghề và ship hàng giảng dạy cho sinh viên, là nơi nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến mới về việc điều trị chó, mèo. Bên cạnh đóBệnh xá còn làm dịch vụ điều trị chó, mèo theo nhu yếu của người dân. Bệnh xá thao tác suốt tuần chỉ nghỉ vào chiều thứ 7 và chủ nhật, thời hạn thao tác từ7h – 11 h và 13 h – 17 h. Bệnh xá có rất đầy đủ những trang thiết bị ship hàng cho công tácnghiên cứu và điều trị. Bệnh xá gồm có một dãy 3 chuồng làm nơi tàng trữ chó bệnh đểTrungliệuĐHCần Thơ @ siêuTàiâm, liệu1 phònghọc tậpnghiêncứutheotâmdõi, Học1 phòngchụpX-Quang, 1 phòngmổ, và1 phòngxét nghiệm, 1 phòng nhận bệnh và khám tổng quát. Bệnh xá gồm 2 giáo viên và 4 bác sĩ thú y thayphiên nhau khám và điều trị bệnh chó, mèo. Một ngày Bệnh xá tiếp đón từ 20-30 ca bệnh và có lưu những toa thuốc cũng như bệnhán để theo dõi chó, mèo bệnh. Đối với những chó lưu lại theo dõi bệnh sẽ được cho ăn2 bữa / ngày và kiểm tra sức khỏe thể chất tiếp tục. Công tác vệ sinh ở Bệnh xá là rất tốt. Thương Mại Dịch Vụ Thú y Ninh Kiều ( đường CMT8 ) Thương Mại Dịch Vụ Thú y Ninh Kiều đây là dịch vụ thú y tư nhân chuyên điều trị chó, mèo vàcũng là nơi kinh doanh thương mại kinh doanh những loại chó, bán những loại sản phẩm dành riêng cho chónên có hơi thiên về kinh doanh thương mại hơn là ship hàng những công tác làm việc điều trị bệnh. Thương Mại Dịch Vụ Thú y Ninh Kiều thao tác suốt tuần không kể thứ 7 và chủ nhật, thời gianlàm việc từ 7 h – 11 h và 14 h – 17 h. Nơi đây có không thiếu những dụng cụ để ship hàng cho côngtác điều trị và gồm có 3 chuồng lồng làm nơi tàng trữ chó bệnh ( chỉ nhận chó nhỏ con ), 1 phòng nhận bệnh để khám tổng quát và mổ chó, mèo. 12M ột ngày Thương Mại Dịch Vụ Thú y này tiếp đón từ 8-10 ca bệnh và không lưu những toa thuốccũng như bệnh án để theo dõi chó, mèo bệnh, chỉ lưu tên chủ, địa chỉ và triệu chứngcủa những chó bệnh được gởi lại ( nhận giữ trong ngày ). Đồng thời nơi đây cũng nhậnlưu giữ những chó khỏe mạnh mà chủ chó bận việc phải đi xa ( hoàn toàn có thể nhận giữ nhiềungày ). Đối với những chó lưu lại theo dõi bệnh sẽ được cho ăn 2 bữa / ngày và kiểm trasức khỏe tiếp tục. Công tác vệ sinh ở Dịch Vụ Thương Mại Thú y này rất tốt. 3.2 Các chỉ tiêu và cách lấy những chỉ tiêu3. 2.1 Các chỉ tiêuDựa vào những ghi chép được triển khai tại những khu vực trên và những câu hỏi phỏng vấntrực tiếp những người đem chó đến những dịch vụ thú y chúng tôi ghi nhận những chỉtiêu sau • Tên phường nơi chủ chó ở. • Tên chó đem đến những dịch vụ thú y. • Tuổi chó đem đến dịch vụ thú y lần tiên phong. TrungliệuđếnĐHThơ • tâmLý doHọcđem chódịchCầnvụ thúy lần @ đầuTàitiên. liệu học tập và nghiên cứu và điều tra • Giống chó, màu lông chó. Ngoài ra ở Bệnh xá Thú y ĐHCT chúng tôi còn ghi nhận được những chỉ tiêu như • Người đem chó đến Bệnh xá là người chăm nom chó trực tiếp hay gián tiếp. • Nghề nghiệp của người đem chó đến Bệnh xá. • Và những số liệu có đặc thù ghi nhận nhằm mục đích làm rõ hơn mục tiêu của đề tài về cácsản phẩm dành riêng cho chó được người nuôi chó sử dụng như : dây xích chó, vòngcổ chó, xà bông tắm dành riêng cho chó và thức ăn viên dành riêng cho chó. 3.2.2 Cách lấy những chỉ tiêuVì những chỉ tiêu có tương quan trực tiếp đến người nuôi chó và chó nuôi đem đến những dịchvụ thú y nên lấy những chỉ tiêu bằng cách quan sát và đặt câu hỏi phỏng vấn theo mẫuđiều tra ở trên so với người nuôi chó là thích hợp nhất và cũng bảo vệ được tínhchính xác cho số liệu tích lũy cũng như ghi nhận được. Quan sát để lấy những chỉ tiêu về tuổi người đem chó đến những dịch vụ thú y, giống chó, màu lông. Ngoài ra chúng tôi còn quan sát để ghi nhận những số liệu như sau13Các ghi nhận có tương quan đến người nuôi chó • Xem biểu lộ của người nuôi chó có âu yếm, vuốt ve khi chó sợ, có biểu lộ tìnhcảm khi chó đau đớn … • Theo dõi số lần đem chó tới những dịch vụ thú y tái khám. • Số lần người nuôi chó quay lại những dịch vụ thú y và quay lại định kỳ ( chích ngừa, xổ lãi cho chó ), quay lại do con chó đó bị bệnh hay 1 con chó khác nuôi trong nhà bịbệnh. Quan sát bộc lộ bên ngoài của chó • Quan sát tầm vóc chó và chó có đeo vòng cổ và lục lạc, chó có bị cột bằng xíchkhông ? • Chó có bộ lông óng mượt là chó được chủ nuôi chăm nom tốt. • Chó có quấn quít chủ chứng tỏ người chủ đó có yêu dấu chó. • Chó có bệnh nặng không ? – nếu chó bệnh nhẹ chứng tỏ người chủ có quan tâmtheo dõi sức khỏe thể chất chó tiếp tục để đưa chó đi trị bệnh kịp thời khi chó có dấuhiệu lạ. • Chó có sợ phòng mạch thú y không ? – nếu chó lo âu hoặc tìm cách chạy trốnTrungtâmtỏ HọcThơ @ Tàiliệuhọcnơitậpvàvụnghiênchứngngười liệuchủ ítĐHđemCầnchó tớicác dịchvụ thúy hoặcdịchthú y mà cứungườichủ đem chó đến lần tiên phong đã không giải quyết và xử lý tốt nên làm chó sợ. Nếu chó không runsợ hoặc tìm cách chạy trốn, chứng tỏ người chủ thường đem chó tới những dịch vụ thú yđể được chăm nom hoặc nơi dịch vụ thú y mà người chủ đem chó tới đã giải quyết và xử lý tốt ở cáclần chó đến nên chó cảm thấy yên tâm ( không kể những trường hợp chó quá nhút nhát ). Ngoài ra hoàn toàn có thể do có người chủ nuôi bên cạnh nên chó không sợ lắm điều này thểhiện rằng trong mắt chó có chủ kế bên là nó được bảo đảm an toàn ( khó quan sát được điềunày ). Đặt câu hỏi phỏng vấn người chủ chóCác câu hỏi phỏng vấn người nuôi chó • Tên phường nơi chủ chó ở. • Người đem chó đến những dịch vụ thú y là người chăm nom cho trực tiếp hay giántiếp. Theo Thiên Sa ( báo Người nuôi chó số 6, 2006 ) có 8 nhóm chủ chó được xácđịnh dựa vào vai trò của chú chó mà họ làm chủ. Nhưng ở đề tài này chúng tôi phânngười nuôi chó thành 2 nhóm : người chăm nom chó trực tiếp ( là người thường xuyêncho chó ăn, tắm chải cho chó, tiếp xúc với chó nhiều nhất … ) và người chăm nom chógián tiếp ( là người không liên tục cho chó ăn, tắm chải cho chó, là khôngthường xuyên tiếp xúc với chó như 1 thành viên khác trong mái ấm gia đình, người bà con, 14 người quen của chủ chó … được người chủ chó nhờ đem chó đến dịch vụ thú y để điềutrị ). • Tuổi của người đem chó tới càc dịch vụ thú y ( hoàn toàn có thể quan sát hoặc đặt câu hỏitrực tiếp. Tuổi được phân thành 3 nhóm : nhóm < 20 tuổi, 20-30 tuổi và > 30 tuổi. • Nghề nghiệp của người đem chó đến dịch vụ thú y. Ở đây phân thành 2 nhóm : nhóm người làm trong những ngành nghề và đi học, nhóm người không có việc làm hoặcnhàn rỗi. Các câu hỏi có tương quan đến chó nuôi • Tên chó. • Tuổi chó khi đem đến dịch vụ thú y lần tiên phong. Tuổi chó được chia ra 3 nhóm : < 2 tháng tuổi, 2-4 tháng tuổi và > 4 tháng tuổi. • Lý do đem chó đến dịch vụ thú y lần tiên phong : do chủ tự đem chó đến dịch vụ thú ykhi thấy thiết yếu như định kỳ tiêm ngừa, xổ lãi hay do chó bị bệnh. Các thông tin phỏng vấn có đặc thù ghi nhận nhằm mục đích bổ trợ làm rõ mục tiêucủa đề tài • Người nuôi chó có thường theo dõi sức khỏe thể chất chó bằng cách quan sát và phát hiệnkịptâmthời nhữngthườngcủa @ chóTàiđể đemtới cácthú y điềutrị. TrungHọc biểuliệuhiệnĐHbấtCầnThơliệuchóhọctậpdịchvà vụnghiêncứu • Lý do tại sao người chủ nuôi đem chó đến dịch vụ thú y này mà không mang đếnnơi khác ? • Chó được nuôi thả, nhốt hay cột ? • Người chủ nuôi có dùng những mẫu sản phẩm đặt biệt dành riêng cho chó như : những loại xàbông tắm chó, ăn thức ăn viên dành riêng cho chó. Trong quy trình tìm hiểu chúng tôi theo dõi, ghi nhận số liệu một cách ngẫu nhiên, không lựa chọn so với hầu hết những người đem chó đến những dịch vụ thú y. Sau đótổng hợp và xử lý số liệu trên ứng dụng Access và Excel. Tuy nhiên có 1 số ít ngườiđem chó đến những dịch vụ thú y mà chúng tôi phỏng vấn những thông tin không có giá trịnhư người chủ chó không nhớ tuổi chó được đem đến dịch vụ thú y này lần tiên phong, hay những câu hỏi có đặc thù riêng tư như tuổi và nghề nghiệp của người chủ chó màhọ không muốn vấn đáp … những thông tin như thế sẽ bị vô hiệu. Do đó số lượng tổng số củacác chỉ tiêu hoàn toàn có thể không bằng nhau và hiệu quả được là qui ra Phần Trăm ( % ) trên tổngsố từng chỉ tiêu đã tích lũy hoặc ghi nhận được. CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN154. 1 Khảo sát những chỉ tiêu có tương quan đến người nuôi chóQua 2 điểm tìm hiểu chúng tôi thu được hiệu quả như sauBảng 4.1 Kết quả khảo sát tình hình phân bổ những giống chó đem đến Thương Mại Dịch Vụ Thú yNinh Kiều và Bệnh xá Thú y ĐHCTThành phố Cần ThơPhườngSố lượngBXTY ĐHCTvà những vùng phụ cậnTrong thành phố Cần ThơQuận Ninh KiềuAn BìnhAn CưAn HòaAn HộiAn LạcAn NghiệpAn PhúAn ThớiCái KhếHưng Lợi3552239323412122677DVTYNK4413Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ TânTàiAnliệu học tập và nghiêncứu1Thới BìnhXuân Khánh126913Quận Bình Thủy1121Quận Cái Răng32Quận Ô MônHuyện Phong Điền10Ngoài thành phố Cần ThơBạc LiêuCà MauHậu GiangLong XuyênSóc TrăngVĩnh LongTổngBXTY ĐHCT : Bệnh xá Thú y Đại Học Cần Thơ2044867DVTYNK : Thương Mại Dịch Vụ Thú y Ninh KiềuQua bảng 4.1 cho thấy chó nuôi đem đến Thương Mại Dịch Vụ Thú y Ninh Kiều được phân bổ ởnhiều P., Quận trong Thành phố Cần Thơ. Nhưng số chó thuộc Quận Ninh Kiều16là nhiều nhất ( 61,19 % ), trong đó phường An Hòa và Thới Bình chiếm tỉ lệ nhiều nhấttrong Quận ( 37,7 % ). Quận Bình Thủy có số chó đem đến nhiều thứ 2 sau Quận NinhKiều ( 31,34 % ). Tương tự, ở Bệnh xá Thú y ĐHCT chó nuôi được đem đến được phân bổ ở nhiềuPhường, Quận trong Thành phố Cần Thơ cũng như 1 vài Tỉnh lân cận. Và chó nuôithuộc Quận Ninh Kiều được đem đến Bệnh xá nhiều nhất ( 79,24 % ), trong đó cácPhường có số chó đem đến nhiều nhất trong Quận Ninh Kiều là phường Hưng Lợi ( 21,69 % ), Xuân Khánh ( 19,44 % ). Cùng với những số liệu trên cộng thêm những thông tinphỏng vấn người nuôi chó mà chúng tôi ghi nhận được, thì số P. có chó đem đếnnhiều có lẽ rằng do người nuôi ở gần Dịch Vụ Thương Mại thú y hơn nên biết đến những nơi này nhiều hơnvà thuận tiện hơn nên có nhiều người đem chó đến khám bệnh hơn. Còn những Phườngkhác có ít chó đem đến có lẽ rằng vì khoảng cách khá xa nên chủ nuôi thấy không thuậntiện hoặc họ không biết đến những Dịch Vụ Thương Mại thú y này. trái lại những người dù họ ởcách đó khá xa nhưng vẫn đem chó đến, hoàn toàn có thể do họ có chăm sóc đến chó nuôi nhiềuhơn nên khám phá để biết về những phòng mạch thú y bằng cách hỏi người quen hoặc tựmình tìm kiếm và biết đến Bệnh xá. Đây cũng là nguyên do mà Quận Cái Răng có số ngườiđem chó đến Bệnh xá cao chỉ sau Quận Ninh Kiều và trong toàn bộ những Tỉnh thì TỉnhVĩnh Long cũng có số lượng người đem chó đến nhiều. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuBảng 4.2 Kết quả khảo sát số người chăm nom chó trực tiếp và gián tiếpChỉ tiêuSố chó ( con ) Tỉ lệ ( % ) Người chăm nom chó trực tiếp38786, 77N gười chăm nom chó gián tiếp5913, 23446100,00 Tổng sốTừ bảng 4.2 cho thấy tỉ lệ người chăm nom chó trực tiếp ( 86,77 % ) cao hơn rất nhiều – gấp 6,6 lần so với tỉ lệ người chăm nom chó gián tiếp ( 13,23 % ). Từ hiệu quả trên và quanhững thông tin phỏng vấn người nuôi chó, chúng tôi nhận thấy rằng người nuôi rấtquan tâm đến chó, họ phải trực tiếp đem chó đến dịch vụ thú y chứ không là ai khácđể khám bệnh hoặc xổ lãi, tiêm phòng cho chó … Họ phải trực tiếp nghe lời dặn dòhoặc giải đáp những vướng mắc của bác sĩ thú y về những yếu tố có tương quan đến chó nuôi. Đó cũng là 1 cách chăm sóc rất đặc biệt quan trọng – nó biểu lộ sự lo ngại và sự yêu thương vớicon vật cưng. Đó cũng là 1 cách bộc lộ tình cảm, tình yêu thương chứ không chỉ làtrách nhiệm. Đồng thời cũng cho thấy vị trí của chó nuôi trong mái ấm gia đình – đó là vị trí17của 1 thành viên trong mái ấm gia đình chứ không phải là 1 con vật nuôi tầm thường ( ở đây nókhông mang tính kinh tế tài chính ) – điều này cũng giống như đánh giá và nhận định của T.N ( báo Ngườinuôi chó số 5, 2006 ) “ với người dân Cần Thơ lúc bấy giờ, việc nuôi một vài chú chó đãtrở nên khá phổ cập. Không chỉ xem những chú chó như vật cảnh hay giữ nhà, mànhiều người còn coi những chú chó ấy như thành viên trong mái ấm gia đình. ” Ngoài ra với số liệu ghi nhận được, trong 387 người chăm nom chó trực tiếp có 176 nam ( 45,48 % ) và 211 nữ ( 54,52 % ). Trong 59 người chăm nom chó gián tiếp có 44 nam ( 74,58 % ) và 15 nữ ( 25,42 % ). Cho thấy số người nữ trực tiếp chăm nom chó nhiều hơnnam. Có lẽ phái đẹp là những người thường hay nuôi chó chính do họ khó làm ngơ trướcnhững chú chó xinh xắn, dễ thương và đáng yêu luôn biết cách làm thỏa mãn nhu cầu chủ mà lại khôngnuôi chúng. Họ cũng là những người thích vuốt ve, chăm nom chó, thích những chúchó nhỏ xíu luôn quanh quẩn chân, không rời xa họ cũng như luôn biết thể hiệnnhững hành vi dễ thương và đáng yêu để làm chủ vui. Đó là những nguyên do tại sao phái đẹp lại nuôichó nhiều hơn nam, điều này cũng tương thích với những hình ảnh được chọn làm hìnhminh họa trong Báo Người nuôi chó, Pedigree-Cẩm nang tình nhân chó. Bên cạnh đó, số lượng phái mạnh nuôi chó cũng không nhỏ ( 45,48 % ), điều này càng chứng tỏ chónuôi là một con vật mưu trí và đáng yêu, chúng thân thiện và biết làm hài lòng chủbất kể họ thuộc giới tính nào. Từ tác dụng ghi nhận và những thông tin phỏng vấn thì trong những người chăm nom chógián tiếp có số người nam đem chó đến những dịch thú y nhiều nhất ( 74,58 % ). Vì thườngngười nữ chăm nom chó trực tiếp nhưng nam lại là người thuận tiện nắm giữ và mangchó đi đến những dịch vụ thú y hơn. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuBảng 4.3 Kết quả khảo sát độ tuổi của người nuôi chóTuổi người đem chóSố ngườiTỉ lệ ( % ) < 20 tuổi194, 3220 - 30 tuổi16537, 50 > 30 tuổi25658, 18440100,00 đến dịch vụ thú yTổng số58 % 38 % 18 < 20 Tuổi20 - 30 Tuổi > 30 TuổiTừ bảng 4.3 cho thấy số người trong độ tuổi > 30 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất ( 58,18 % ), kế đến là số người trong độ tuổi từ 20-30 tuổi ( 37,5 % ), thấp nhất là số người trong độtuổi < 20 tuổi. Kết quả này tương đối tương thích với những hình ảnh người nuôi chó ( trong 2 nhóm tuổi ) được đưa lên Báo Người nuôi chó, Pedigree-Cẩm nang người yêuchó … Qua hiệu quả trên và những thông tin phỏng vấn người nuôi chó được ghi nhận chúngtôi trong bước đầu nhận xét như sau : những người trong độ tuổi > 30 tuổi thường đem chóđến dịch vụ thú y nhiều hơn có lẽ rằng do phần nhiều họ đã từng nuôi chó hoặc nuôi nhiềucon chó cùng 1 lúc và đã từng đến những dịch vụ thú y nhiều nên họ có những kỹ năng và kiến thức vềcách chăm nom nuôi dưỡng chó, thế cho nên họ dữ thế chủ động thời hạn để đem chó đến dịch vụthú y không phải chỉ khi chó nuôi bị bệnh mà còn có những nhu yếu được chăm sócđặt tâmbiệt chochóliệunuôiĐHnhư : Cầnxổ lãi, Thơtiêm @ ngừa, móng … ĐồngngườinàyTrungHọcTàicắtliệuhọc tậpthờivà nhữngnghiêncứucũng theo dõi, quan sát và chăm nom chó rất kỹ nên khi chó có biểu lộ lạ mà chỉ nhẹthôi là họ đã đem chó đến những dịch vụ thú y ngay. Còn với những người trong độ tuổi từ 20-30 tuổi, họ ít kỹ năng và kiến thức về phòng bệnh vàlàm đẹp cho chó hơn những người > 30 tuổi. Và thường họ phải bận rộn với công việckhác hơn là dữ thế chủ động đem chó đến những dịch vụ thú y nếu chó không có biểu hiệnbệnh. Và theo Việt Chương ( 2005 ), T.N ( báo Người nuôi chó số, 2006 ) và Nguyễn Quỳnh ( báo Người nuôi chó số 8, 2006 ) thì cùng với sự tăng trưởng của quốc gia đời sốngngười dân ngày càng nâng cao, số người nuôi chó ngày càng nhiều, thú chơi chó ( đặtbiệt là chó kiểng ) đã trở thành một thói quen, một dạng trào lưu, một dạng thờitrang “ mod ” và cũng “ chứng tỏ vị thế ” của người chủ. Từ đó chúng tôi đưa ra dựđoán rằng số người nuôi chó trong độ tuổi từ 20-30 tuổi sẽ tăng cao vì đây là độ tuổicó những hoạt động giải trí xã hội mạnh, họ cần phải thời trang, cần chứng tỏ vị thế xã hộicủa mình và họ cũng là những người yêu quý những con vật đáng yêu này không kém. Và cùng với sự năng nổ của tuổi trẻ họ sẽ không ngừng bổ trợ những kỹ năng và kiến thức về đểchăm sóc chó, nuôi dưỡng chó cũng như “ thú chơi chó ” được tốt hơn, đặc biệt quan trọng là khingày càng có nhiều những sách báo và vô số những thông tin trên mạng Internet chỉ dànhriêng cho chó như thời nay ( ví dụ báo Người nuôi chó của Câu lạc bộ người nuôi chó19

Rate this post

Bài viết liên quan