Phân biệt cá mún đực và cái tạo điều kiện để các chủ nuôi lên kế hoạch phối giống sinh sản cho chúng phù hợp. Sau đây là những dấu hiệu nhận biết đặc trưng của hai loài do Thucanh tổng hợp. Đồng thời chúng tôi cũng chia sẻ các kinh nghiệm nuôi cá mún sinh sản tốt nhất cho bạn. Cùng theo dõi nhé.
Những dấu hiệu phân biệt cá mún đực và cái
Cá mún vốn là loài cá cảnh được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay. Ở các loại cá mún khác nhau sẽ có đặc điểm riêng về ngoại hình. Bình thường nhìn qua vẻ bề ngoài, nhiều người cũng gặp khó khăn khi không biết đâu là con đực và đâu là con cái. Thế nhưng giữa hai loài này cũng có những dấu hiệu nhận biết riêng.
Thông thường, chúng ta có thể phân biệt hai loài cái và đực dựa trên 3 yếu tố cơ bản đó là kích thước, bụng và vây hậu môn.
Ở những con đực thì có phần thân dài hơn. Nhưng kích thước nhỏ và bụng thon hơn. Trong khi đó cá mún cái thường sở hữu thân hình ngắn nhưng nhờ phần bụng to, tròn nên thân hình lớn và mập mạp hơn.
Cá mún cái sẽ có vây hậu môn hình quạt, rộng và tròn hơn. Có hậu môn đen. Còn những con đực thường có vây hậu môn nhọn hơn. Đây cũng được xem là chân sinh dục của cá đực. Giúp chúng có thể thụ tinh cho con cái. Những con đực cũng được cho là có ngoại hình khá giống với cá đuôi kiếm.
Cách chăm cá mún sinh sản tốt
Sau khi đã phân biệt được cá mún đực và cá mún cái, người nuôi thường chọn những con có tố chất tốt để đảm bảo chất lượng sinh sản. Sau đây là một vài thông tin cần biết khi chăm cá mún sinh sản.
Nhận biết cá mún mang thai và sắp đẻ
Sau khi cá mún đực và cái giao phối thành công, cá mún cái mang thai sẽ có những biểu hiện cụ thể như sau:
- Phần bụng của cá cái trở nên to dần và vuông dần về phía đầu.
- Quan sát phần đốm đẻ của cá cái trở nên to và đen hơn. Lớn dần về phía hậu môn.
- Con cái trở nên dữ hơn
- Cá thường tìm tới những khu vực góc bể hay các chỗ ẩn náu
Nên làm gì khi cá mún cái sinh sản?
Khi phát hiện cá mún cái sắp sinh, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Tách riêng cá mún cái ra một bể riêng để chờ sinh. Sau khi đẻ xong thì nên đưa cá mẹ về lại bể cũ. Việc này cũng giúp đảm bảo tỷ lệ cá con sống sót sau khi sinh ra. Ngoài ra còn tạo điều kiện để cá có thể thích nghi với môi trường sống tốt hơn.
- Sau từ 2 đến 3 ngày bạn mới có thể cho cá ăn. Thức ăn thường là artemia, trùn chỉ và bobo,…
- Nên chú ý thay nước thường xuyên để đảm bảo bể cá được sạch hơn.
- Khi cá mún được 1 tháng tuổi có thể cho chúng về lại bể nuôi chung.
Tỷ lệ nuôi cá mún đực và cái như thế nào để sinh sản tốt?
Cá mún vốn là loài cá cảnh mắn đẻ. Vì thế người ta thường phân bố tỷ lệ cá mún đực và cái trong bể để giúp cá sinh sản tốt hơn. Thông thường có thể nuôi 2 cái, 1 đực hay 1 cái 1 đực. Ngoài ra cũng có thể chọn con đực và cái theo tỷ lệ là 1/3 hay 1/4.
Tùy vào kích thước của cá mún cái cũng ảnh hưởng đến số lượng cá con sinh ra. Thông thường cá có thể đẻ mỗi lần từ 20 đến 50 con. Cá mún cũng sẽ trưởng thành sau khoảng từ 5 đến 6 tháng tuổi.
Trên đây là cách phân biệt cá mún đực và cái dựa trên các dấu hiệu đặc trưng nhất. Hy vọng bài viết của Thucanh sẽ giúp bạn nhận biết đúng giữa hai loài. Từ đó có cách chăm nuôi cá mún sinh sản cho ra tỷ lệ con giống tốt nhất. Cảm ơn đã đón xem bài viết.
Xem thêm:
Cá Ranchu mini là gì?
Kinh nghiệm làm bể nuôi cá lóc cảnh
Cá mún lửa là gì?