Một số loại thức ăn cho thỏ

I.  Rau cỏ

Thỏ có thể ăn nhiều loại cỏ trong điều kiện ĐBSCL các loại rau cỏ có thể cho thỏ ăn như rau lang, rau muống, rau trai (Commelina palidusa), lục bình (Eichhornia crassipes), bìm bìm (Operculina turpethum), địa cúc (Wedelia spp), v.v.., và các loại cỏ như cỏ lông tây (Brachiaria mutica), cỏ lá tre (Paspalum conpressum), cỏ mồm (Hymenache acutigluma), cỏ chỉ (Cynodon dactylon), cỏ sả (Panicum maximum), cỏ ống (Panicum repens), cỏ voi (Penisetum purpureum), v.v.. Chú ý là nên cắt cỏ trước khi ra hoa vì cỏ đã ra hoa thì chất lượng giảm đi do dẩn xuất không đạm giảm trong lúc hàm lượng xơ và các chất khó tiêu hoá tăng lên như lignin, cutin, silic, v.v. Cần thiết hết sức chú ý đối với:

thỏ xinh

*   Cỏ hư thối

* Cỏ ướt nên phải để dàn mỏng ra cho khô, không nên chất thành đống. Điều này hoàn toàn có thể tạo điều kiện kèm theo cho 1 số ít vi trùng lên men

Số lượng cỏ cho thỏ ăn nhiều hay ít còn phụ thuộc vào khẩu phần của thỏ có cho ăn thêm thức ăn tinh hay không, thông thường thỏ cái ăn khoảng 1,0 – 1,5 kg/ngày.

II. Các loại họ đậu và phụ phẩm trồng trọt

Một số các loại cỏ họ đậu như stylo, clover, bình linh (Leuceana lecocephala), so đủa (Sesbania grandiflora), điên điển (Sesbania sesban), cỏ đậu lá nhỏ (Spophocarpus scandén), cỏ đậu lá lớn (Macanapruriens), đậu Bông biếc (Centrosema pubescens) v.v… Các loại cỏ khô, lá đậu khô và các phụ phẩm ở chợ như lá cải, xu hào, rau má, củ cải, cà rốt, vỏ trái cây cũng có thể cho thỏ ăn, ngay cả các loại rau có mùi thơm như sả, tía tô, rau húng thỏ cũng ăn được.

Bảng 9. Thành phần dưỡng chất (%DM) của một số loại thức ăn dùng trong chăn nuôi thỏ ở ĐBSCL

THỨC ĂNDMOMCPCFEENFENDFAsh
Rau cỏ tự nhiên        
Cỏ lông tây18,589,99,525,73,750,967,110,2
Cỏ mồm15,089,511,830,95,141,768,010,5
Cỏ mần trầu22,592,013,627,74,546,267,38,0
Rau muống9,2587,820,215,64,547,536,312,2
Địa cúc10,483,912,715,58,946,838,216,1
Bìm bìm11,987,915,521,26,544,738,812,1
Rau dừa10,090,215,412,35,457,136,19,8
Rau trai9,884,916,618,85,544,045,315,1
Lá dâu tằm26,983,524,414,56,937,731,116,5
Cây chó đẻ20,292,411,924,98,746,942,37,6
Cây nổ19,878,915,118,23,642,045,921,1
Cỏ sữa21,990,211,920,89,148,439,29,8
Rau dền12,982,224,826,53,027,942,117,8
Rau dệu18,584,813,416,23,851,445,415,2
Lục bình8,186,213,720,13,948,559,213,8
Trichantera gigantica Rau cỏ trồng15,186,423,913,97,740,934,213,6
Lá dâm bụt17,787,518,514,96,947,235,712,5
Dâm bụt20,588,117,222,86,241,936,811,9
Cỏ voi26,087,59,827,45,245,159,612,5
Cỏ sả18,389,210,231,22,745,169,310,8
Cỏ Ruzi19,689,79,929,54,146,267,510,3
Paspalum atratum Cỏ họ đậu20,192,49,532,83,846,369,57,6
Đậu lá nhỏ15,789,119,324,17,038,749,110,9
Đậu lá lớn17,888,120,927,67,132,548,511,9
Đậu Macro
Phế phẩm trồng trọt
17,890,715,721,96,246,947,89,3
Rau lang9,186,219,715,09,442,132,113,8
Lá bông cải8,882,117,013,46,145,624,317,9
Lá bắp cải7,684,514,815,35,349,121,615,5
Cải bắc thảo6,985,916,114,95,449,523,814,1
Lá rau muống10,986,928,911,38,338,425,913,1

Thức ăn bổ sung năng lượng và đạm

Lúa hạt88,495,27,410,61,875,426,44,8
Tấm84,297,89,21,12,485,13,42,2
Cám87,989,912,37,411,358,926,710,1
Thức ăn hỗn hợp89,880,019,64,65,945,929,120,0
Bã bia19,895,924,516,310,544,621,74,1
Hạt đậu nành92,592,845,110,118,119,532,37,2
Bã đậu Nành10,596,316,617,210,052,547,63,7

Nguồn: Nguyen Van Thu & Danh Mo (2009)

Qua việc tìm hiểu về thành phần dưỡng chất của từng loại thức ăn ta thấy: hầu hết các loại thức ăn trên đều có thành phần dưỡng chất phù hợp dùng nuôi thỏ. về CP của các loại thức ăn xanh thô ngoài một số loại có CP cao như rau muống, lá dâu tằm, rau dền, Trichanteria gigantica, đậu lá nhỏ, đậu lá lớn, rau lang, lá rau muống sử dụng rất tốt khi cho thỏ ăn mà lượng xơ cũng phù hợp với thỏ; cỏ mồm, cỏ mần trầu, cỏ voi, cỏ sả, cỏ Ruzi, cỏ Paspalum atratum có hàm lượng NDF, CF cao và CP ở mức thấp nên chú ý về tỷ lệ tiêu hóa với lượng dưỡng chất mà thỏ sử dụng được trong khẩu phần. Vì vậy nên hạn chế các loại cỏ này trong khẩu phần ở mức hợp lý để đảm bảo sự tận dụng thức ăn của thỏ. Một vài loại thức ăn có DM thấp (lục bình, cải bách thảo, lá bắp cải, lá bông cải, rau lang, rau muống, rau trai) nên chú ý khi sử dụng nên kết hợp với loại thức ăn có DM cao hơn để cân đối sự tiếp thu dưỡng chất. Nhóm thức ăn bổ sung đạm và năng lượng: nếu sử dụng dược nhóm thức ăn này khi nuôi thỏ thì rất tốt và tiện lợi. Lúa, tấm, cám, khoai củ bổ sung năng lượng rất tốt cho thỏ khi khẩu phần thiếu năng lượng. Cám, thức ăn hỗn hợp, bã bia, bã đậu nành là những loại thức ăn có CP cao bổ sung vào khẩu phần sẽ tăng lượng CP lên khi cần thiết là tốt và tiện lợi (Nguyen Van Thu & Danh Mo, 2008)..

Bảng 10. Kết quả tiêu hoá vật chất hữu cơ ở in vitro (%OM) của một số thức ăn dùng trong chăn nuôi thỏ bằng cách sử dụng dịch manh tràng thỏ

Tên thức ăn Thời gian ủ 
0 giờ24 giờ48 giờ96 giờ
Rau cỏ tự nhiên    
Địa cúc52,765,872,473,5
Bìm bìm52,368,172,372,8
Rau trai53,165,073,377,3
Cây chó đẻ62,365,972,476,1
Rau dền70,078,480,785,2
Lục bình51,852,056,158,4
Cỏ lông tây23,140,449,453,5
Cỏ mần trầu29,245,650,657,5

Rau cỏ trồng

Lá dâm bụt65,390,291,891,7
Dâm bụt66,786,887,288,0
Cỏ sả29,532,136,739,0
Cỏ Ruzi31,438,442,143,8
Cỏ Paspalum atratum29,034,137,641,8

Cỏ họ đậu

Đậu lá nhỏ50,464,869,471,2
Đậu lá lớn53,762,970,672,2

Phế phẩm trồng trọt

Rau lang57,868,088,290,6
Lá rau muống68,782,285,891,4
Lá bông cải58,170,874,077,6
Lá bắp cải50,971,189,091,0

Nguồn: Danh Mo and Nguyen Van Thu, 2009

Từ tác dụng của bảng trên ta thấy

Nhóm thức ăn rau cỏ tự nhiên: các loại thức ăn đều có tỷ lệ tiêu hoá ở in vitro lớn hơn 50%. Đặc biệt rau dền có TLTH rất cao: 85,2%. Địa cúc 73,5%, bìm bìm 72,8%, rau trai 77,3%, cây chó đẻ 76,1%, là TLTH cao. Các thức ăn này thỏ tiêu hoá rất tốt. Lục bình 58,4%, cỏ lông tây 53,5%, mần trầu 57,5% là TLTH khá tốt. Cúc và bìm bìm tiêu hóa đến 48 giờ thì hết do lúc này dưỡng chất cần thiết đã được sử dụng hầu như hoàn toàn. Các thức ăn còn lại thì tiêu hóa đến 96 giờ lúc đầu tỷ lệ tiêu hóa nhanh càng về sau TLTH chậm lại do dưỡng chất cần thiết đã được sử dụng càng lúc càng giảm dần. Các cây cỏ tự nhiên đều có thể làm thức ăn cho thỏ, thỏ tiêu hóa các loại thức ăn này khá tốt (lớn hơn 50%0M) đặc biệt là rau dền, địa cúc, bìm bìm, rau trai, cây chó đẻ.

Nhóm thức ăn rau cỏ trồng: lá dâm bụt và dâm bụt tỷ lệ tiêu hóa ở in vitro (TLTH) rất cao lần lượt là 91,7%, 88,0%. Lá dâm bụt và dâm bụt tiêu hóa^ đến 24 giờ thì hầu như không còn tiêu hóa nữa do đến lúc 24 giờ thì dưỡng chất cần thiết đã được sử dụng hết. Cỏ sả, cỏ ruzi, cỏ Paspalum atratum có tỷ lệ tiêu hoá thấp và tương đương nhau (nhỏ hơn 50%): cỏ sả thấp nhất 39,0%, cỏ Paspalum atratum 41,08%, cỏ Ruzi 43,8%. Do xơ khá cao nên thỏ khó tiêu hoá. TLTH đến 96 giờ lúc đầu tỷ lệ tiêu hóa nhanh càng về sau TLTH chậm lại do dưỡng chất cần thiết đã được sử dụng cạn kiệt dần. Nên bổ sung dâm bụt và lá dâm bụt vào khẩu phần ăn của thỏ là tốt vì tỷ lệ tieu hóa cao.

Nhóm thức ăn họ đậu: có TLTH cao với đậu lá lớn 72,2%, đậu lá nhỏ 71,2%. Các thức ăn này thỏ tiêu hoá khá tốt. TLTH đến 96 giờ lúc đầu tỷ lệ tiêu hóa nhanh càng về sau TLTH chậm lại do dưỡng chất cần thiết đã được sử dụng giảm dần. Qua TLTH trên ta thấy đậu lá lớn và đậu lá nhỏ tiêu hóa tốt ở thỏ và lượng CP của 2 thức ăn này khá cao vì vậy sử dụng bổ sung vào trong khẩu phần ăn của thỏ là rất tốt.

Nhóm phụ phẩm trồng trọt: tỷ lệ tiêu hoá rất cao (lớn hơn 90%) với rau lang 90,6%, lá rau muống 91,4%, lá bắp cải 91,0%, lá bông cải tiêu hoá cao 77,6%. TLTH đến 96 giờ lúc đầu tỷ lệ tiêu hóa nhanh càng về sau TLTH chậm lại do dưỡng chất cần thiết đã được sử dụng giảm dần. Từ 48 giờ – 96 giờ TLTH hầu như không đáng kể. Nhóm thức ăn này thỏ tiêu hoá rất tốt, nên tận dụng các phế phẩm trồng trọt này làm thức ăn cho thỏ là rất tốt, Nhưng chú ý vấn đề chất lượng của phế phẩm và lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Ở TLTH vật chất hữu cơ trong in vitro thì hầu hết các thức ăn này đều tốt. Các thức ăn rau trai, dâm bụt, lá dâm bụt, rau dền, phế phẩm trồng trọt TLTH là rất cao nên dùng các loại thức ăn này dể nuôi thỏ là rất tốt. Ngoài ra các loại thức ăn khác (trừ cỏ sả, cỏ Ruzi, cỏ Paspalum atratum) đều có tỷ lệ tiêu hóa lớn hơn 50% nên dùng nuôi thỏ được. Đậu lá nhỏ, đậu lá lớn có tỷ lệ tiêu hóa cao (72%), có hàm lượng CP, DM khá, NDF và CF ở mức trung bình nên dùng trong khẩu chăn nuôi thỏ là tốt.

Bảng 11. Kết quả theo dõi lượng sản xuất khí (ml/gOM) ở in vitro của một số thức ăn dùng nuôi thỏ bằng cách sử dụng dịch manh tràng thỏ.

Tên thức ăn  Thời gian ủ 
12 giờ24 giờ48 giờ72 giờ96 giờ
Rau cỏ tự nhiên
Địa cúc
155232272275276
Bìm bìm128183211222229
Rau trai46,397150180194
Cây chó đẻ76,3121147173187
Rau dền90,1127157176187
Cỏ lông tây81,9125183201214
Lá dâu tằm124177202234248
Cỏ sữa106150174202213
Cây nổ31,069,5108146166
Rau dừa68,293,2120149161
Rau muống143184208215218

Rau cỏ trồng

Cỏ sả52,160,268,274,278,2
Cỏ Ruzi57,969,875,077,081,0
Cỏ Paspalum atratum59,363,274,885,889,7

Cỏ họ đậu

Đậu lá nhỏ101144186198215
Đậu lá lớn124180215223233
Đậu Macro105151176206220

Phế phẩm trồng trọt

Rau lang155194220229239
Lá rau muống176230258266271
Lá bông cải172214227234238
Lá bắp cải222264274288298

♥ ♥ ♥ ⇒ ⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI THỎ THƯƠNG PHẨM để tiến tới những bước thành công xuất sắc trong con đường chăn nuôi thỏ của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công xuất sắc trên con đường mình đã chọn .

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan