Nuôi mèo đã lâu chắc chắn không ít lần chủ nuôi bỗng dưng nghe bé mèo phát ra những âm thanh vô cùng lạ lẫm. Vậy Thucanh tổng hợp một số tiếng mèo kêu và bật mí các ý nghĩa thú vị đằng sau đó. Mời bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé.
Tiếng mèo kêu ngắn
Vốn dĩ tiếng meo ngắn là âm thanh cơ bản và phổ biến ở loài mèo. Đây là tiếng kêu bạn thường bắt gặp mỗi ngày khi mèo trong tâm trạng khá thoải mái.
Trong mỗi hoàn cảnh, ý nghĩa tiếng kêu sẽ khác nhau. Chẳng hạn khi thấy bạn về, tiếng meo ngắn giống như một lời chào đến bạn. Ở trường hợp khác, khi thấy bé mèo quấn quýt bên bạn và kêu “meo meo”. Điều này thể hiện rằng nó đang muốn nhảy lên đùi hay nằm trong lòng bạn. Mục đích là để cưng nựng, vuốt ve hay đòi ăn đấy.
Bên cạnh đó, nếu mèo phát ra âm thanh ngắn, âm vực thấp thì có thể chúng đang chán ngán điều gì đó.
Mèo kêu liên tục với nhiều tiếng
Thường sẽ có khá nhiều lý do để mèo phát ra nhiều tiếng kêu liên tục. Nguyên nhân đầu tiên có thể nghĩ đến đó là mèo đang vào mùa động dục. Đây là dấu hiệu thường thấy ở những chú mèo, đặc biệt tiếng kêu thường vào ban đêm.
Thêm vào đó, tiếng mèo kêu liên tục còn là biểu hiện của bé mèo đang quá đói. Có thể ngay khi nhìn thấy chủ nhân, chúng sẽ liên tục phát ra tiếng kêu để đòi ăn.
Ngoài ra, khi mèo già, căng thẳng hay đang mắc các bệnh tật cũng là nguyên nhân khiến chúng kêu nhiều. Điều này thu hút sự chú ý để chủ nuôi có thể quan tâm chúng hơn.
Nếu tiếng mèo kêu liên tục nhưng ở trong khoảng giọng trung bình, không gay gắt, có thể chúng đang đòi hỏi điều gì đó. Chẳng hạn như đòi ăn, đi dạo chơi hay muốn quan tâm,…
Mèo phát ra âm thanh to
Tương tự như các trường hợp trên, việc mèo kêu to cũng thể hiện trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Có thể chúng đang cảm thấy stress, khó chịu trong người do một bệnh lý nào đó. Bạn cần đưa mèo đi khám để theo dõi và chữa trị kịp thời.
Ngoài ra, khi bạn chẳng may đá hay đạp trúng đuôi của mèo. Chúng cũng vô cùng đau đớn và phát ra âm thanh lớn. Hơn nữa, nếu mèo xảy ra các cuộc ẩu đả và cắn nhau với các con vật khác. Quá trình này cũng khiến chúng kêu la lớn để tìm kiếm sự cầu cứu.
Một trường hợp khác đó là việc mèo mẹ mất đi con hay con mất mẹ cũng khiến tiếng mèo kêu lớn trong khoảng thời gian.
Tiếng gầm gừ hoặc gào thét
Mèo phát ra các âm thanh gầm gừ và gào thét khi chúng đang trong hoàn cảnh không tốt. Đặc biệt là có thể chúng đang cắn nhau với các con mèo khác. Mục đích là để tranh giành thức ăn, chỗ ngủ. Lúc này mèo đang trong tâm trạng tức giận. Vì thế, chủ nuôi nên hạn chế lại gần mèo lúc này để tránh chúng gây tổn thương cho bạn.
Ngoài ra, tiếng mèo kêu gào thảm thiết khi chúng đang vô cùng đau đớn bởi chấn thương hay di chứng bệnh tật. Bạn cần đưa mèo đến khám bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.
Mèo kêu grừ grừ
Đây là âm thanh chủ nuôi thường xuyên nghe thấy ở bé mèo của mình. Nó phát ra từ cuống họng của mèo với âm vực trầm thấp. Một giả thuyết cho rằng tiếng mèo kêu này được tạo nên bởi cơ thanh quản và cơ hoành. Kết hợp với tín hiệu từ bộ dao động thần kinh trong não khiến các cơ rung lên. Một số con mèo hầu như có âm lượng kêu và sự rung thấp. Bạn chỉ có thể cảm nhận khi chạm vào cổ họng hay ôm chúng.
Tiếng kêu này thường diễn ra khi mèo trong trạng thái buồn ngủ. Chúng cảm thấy cơ thể được thả lỏng và an toàn khi nằm ngủ trên đùi. Hoặc khi chủ nuôi âu yếm trong lòng. Thêm vào đó, một số bé mèo khi thư giãn cơ thể ngoài nắng cũng phát ra âm thanh này.
Vừa rồi Thucanh đã tổng hợp đến bạn các âm thanh tiếng mèo kêu phổ biến nhất. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu được ý nghĩa đằng sau các âm thanh của bé mèo nhà mình. Từ đó có cách quan tâm và chăm sóc chúng tốt hơn nhé.
Xem thêm:
Các biểu hiện của mèo động dục
Mèo 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu?
Bao lâu tắm cho mèo 1 lần?
Mắt mèo đổi màu
Nhau thai mèo có may mắn không?