Trái ngược với việc thích nuôi các thú cưng chó mèo gần gũi, nhiều người hiện nay còn có sở thích nuôi những con vật độc lạ, ít ai dám thử. Một trong số đó phải kể đến thú nuôi trăn gấm. Vậy trăn gấm có nuôi làm cảnh được không? Những kiến thức cần biết khi nuôi loài vật này. Cùng Thucanh tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Một vài nét về loài trăn gấm
Trăn gấm vốn là một loài trăn có kích thước khá lớn. Chúng thuộc họ trăn Pythonidae, bộ có vảy Squamata. Tên khoa học của nó là Python Reticulatus. Đa phần loài trăn này sống chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, thích hợp với loại khí hậu nhiệt đới ấm áp.
- Cái tên trăn gấm xuất phát từ đặc điểm ngoại hình có phần độc đáo của chúng.
- Trên có thể có nhiều hoa văn dạng lưới đốm hình kim cương phủ màu vàng hay xám nhạt. Ở mặt bụng dưới và dưới đuôi có những chấm nhỏ màu nâu hay xám đen.
- Chiều dài cơ thể chúng thường tới khoảng gần 7 m hoặc có một số con có thể tới 9,1m.
- Loài trăn này cũng có mắt đỏ, đầu nhỏ dài, được phân biệt khá rõ ràng với vùng cổ. Đầu của chúng có vàng nhạt hay nâu.
- Có một vệt xám đen mảnh, nối liền với vết trên lưng chạy dọc từ giữa mõm tới gáy. Có một vệt đen khác từ phía sau mắt chạy xiên xuống dưới góc mép.
Loài trăn này cũng không có nọc độc. Chúng giết con mồi bằng cách dùng thân quấn quanh con vật và siết nó cho đến chết. Mặc dù loài trăn gấm đủ khỏe để giết người. Tuy nhiên chúng không được xem là loài động vật nguy hiểm cho con người và trường hợp người bị chúng tấn công rất ít khi xảy ra.
Cách nuôi trăn làm cảnh
Chuồng nuôi
Để trăn có thể sống tốt trong môi trường nuôi nhốt, bạn cần chuẩn bị chuồng nuôi thích hợp cho chúng. KÍch thước chuồng nên đủ lớn để chúng có đủ không gian hoạt động. Dự phòng khi kích thước chúng đạt đến mức trưởng thành. Bố trí thêm một vài nhánh cây to để giúp trăn có thể leo trèo như ngoài thiên nhiên.
Nhiệt độ chuồng nên đạt khoảng từ 25 – 30 độ C. Độ ẩm thích hợp khoảng 60%. Nếu nhiệt độ cao hay thấp cũng dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Bạn cũng tuyệt đối không nên dùng điều hòa khi nuôi trăn. Nên bố trí môi trường nuôi sao cho gần gũi cũng như tương tự với môi trường tự nhiên nhất có thể. Ngoài ra bạn cũng có thể cung cấp quạt thông gió nơi chuồng nuôi.
Khi nuôi trăn bạn cũng cần bố trí nguồn nước lớn để đáp ứng nhu cầu tắm rửa của chúng.
Thức ăn
Nguồn thức ăn cung cấp cho trăn cảnh cũng vô cùng đa dạng và phong phú. Lượng thức ăn cũng khá lớn tương thích với kích thước của chúng. Trăn gấm có thể tiêu thụ các động vật gặm nhấm nhỏ, gia cầm hay các con mồi có kích thước lớn lên đến 60kg. Tuy nhiên kích thước con mồi không dài quá ¼ chiều dài trăn.
Giá bán tham khảo trăn trên thị trường
Trăn gấm có giá bán bao nhiêu cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tùy mỗi con giống, ngoại hình, kích thước cũng sẽ có giá khác nhau. Sau đây là một vài chi phí mua trăn phổ biến từ những người dân mà bạn có thể tham khảo:
- Các con trăn giống có mức giá từ 260.000 – 300.000 đồng/con
- Những con trăn đất nếu đột biến, ở loại mới nở sẽ có giá từ 2 – 3 triệu đồng/ con. Từ 3kg trở lên sẽ có giá 8 – 10 triệu đồng/con.
- Đối với trăn gấm đột biến mới nở sẽ có giá 6 – 7 triệu đồng / con. Trăn có kích thước từ 4 – 5 kg sẽ có mức giá bán thường là trên 10 triệu đồng.
- Những con có khối lượng 15kg là 20 – 30 triệu đồng.
Các giống trăn đột biến có giá cao hơn bởi thị trường của loài vật này hầu hết là quốc tế. Đối tượng mua là những người có tiền. Họ mua về để phục vụ nhu cầu chơi kiểng nên rất được ưu thích. Vả lại, loại trăn này trong nước lại không nhiều.
Trên đây, Thucanh đã giải đáp cho bạn việc trăn gấm có nuôi làm cảnh được không? Những điều cần biết khi nuôi chúng. Chúc các bạn có thể nuôi dưỡng tốt loài thú cưng này nhé. Đừng quên đón đọc nhiều bài viết chia sẻ từ website của chúng tôi.
Xem thêm:
Rắn hổ ngựa là con gì?
Top 10+ loài rắn cảnh không độc
Rắn Lục Kim có độc không?