Để làm đẹp cho bể thủy sinh trong nhà, ngoài thú nuôi các loài cá cảnh màu sắc đẹp. Nhiều người hiện nay có xu hướng tìm nuôi cua kiểng. Tuy nhiên, nuôi loại cua nào phù hợp, cách nuôi cua cảnh ra sao để khỏe đẹp nhất? Mời bạn cùng đón đọc thông tin sau từ Thucanh để biết thêm nhiều điều thú vị nhé.
Một vài thông tin về cua cảnh
Cua cảnh hay còn gọi là cua kiểng. Những loài cua này thường sinh sống trong môi trường nước ngọt. Chúng có nhiều màu sắc sặc sỡ và kích cỡ đa dạng nên được rất nhiều người ưa chuộng. Thú nuôi cua cảnh xuất hiện vào đầu những năm 2010 phổ biến ở Trung Quốc, Thái Lan,… Hiện nay chúng cũng được khá nhiều dân chơi thủy sinh Việt Nam yêu thích.
Loài cua này thường thích sống trong môi trường nước sạch. Kích thước của chúng tương đối khoảng từ 30 đến 35mm. Phần mai có hình hộp và có gờ cao. Cũng giống như cấu tạo của nhiều loại cua khác, cua cảnh cũng có hai càng. Gồm một càng to, một càng nhỏ và các chân bao quanh. Ở những con đực có sự chênh lệch lớn về đôi càng kẹp. Còn còn cái thì không.
Cách nuôi cua cảnh
Khi nuôi cua cảnh, bạn cũng cần lưu ý một vài vấn đề sau:
Chuẩn bị bể nuôi
Khi nuôi cua cảnh, bạn cũng cần căn cứ vào số lượng và kích thước của từng giống cua mà chọn loại bể sao cho phù hợp. Một số lưu ý khi chọn bể nuôi như sau:
- Không gian bể cần đủ rộng để cua có thể thoải mái hoạt động.
- Trong bể nên bố trí hệ thống cấp thoát nước, hệ thống lọc đầy đủ.
- Nên rửa sạch thùng nuôi bằng Chlorine hoặc thuốc tím trước khi thả cua. Ngoài ra có thể sử dụng bể thủy sinh tự tạo hay mua tại các cửa hàng cua cảnh.
- Có thể bố trí thêm một vài vật dụng như đá, chậu đất sét lộn ngược, hang nhựa hay trồng thêm cây thủy sinh trong bể.
- Nhiệt độ thích hợp của bể nuôi cua cảnh nên từ 22 đến 27 độ C.
- Độ pH có thể đảm bảo từ 6,5 đến 8
- Nước nuôi cua phải là nước ngọt, không có chất tẩy rửa
- Mật độ thả cua thường là 20 con/m2.
Thức ăn nuôi cua cảnh
Cua cảnh là loài ăn tạp vì thế việc tìm nguồn thức ăn cho chúng cũng không quá khó. Thức ăn phổ biến cho chúng như là khoai mì, ốc, cá nhỏ, hến,…. Các thức ăn viên, thức ăn chuyên dụng dành riêng cho cua cảnh có bán ở các cửa hàng mua chúng. Ngoài ra, nhiều loại cua cũng thích ăn tảo, rêu hại và mảnh vụn thức ăn.
Chủ nuôi cũng có thể cho cua dùng các loại rau củ, rong biển,… Nguồn thức ăn cho chúng nên có đầy đủ protein. Đặc biệt canxi là chất cần thiết giúp vỏ và càng cua có được độ chắc và khỏe. Bạn có thể cung ứng canxi cho cua kiểng dưới dạng chất bổ trợ đặc biệt quan trọng hoặc từ động vật hoang dã có vỏ khác.
Về chế độ ăn thì bạn có thể cho chúng ăn mỗi ngày 2 lần. Từ 2 đến 4 tháng, bạn cũng có thể bổ sung thịt ốc bươu vàng và cám công nghiệp cho chúng.
Chọn loại cua kiểng để nuôi
Trước khi mua cua kiểng về thả trong bể thủy sinh, bạn nên chọn các giống cua thích hợp. Bạn nên chọn các giống có kích thước phù hợp với bể nuôi của bạn. Lựa những con cua có sức khỏe tốt, đầy đủ 8 cẳng và 2 càng. Tốt nhất nên chọn những con có mắt sáng. Không bị mất, trầy xước hay dị tật bất cứ bộ phận nào trên cơ thể.
Những lưu ý khi nuôi cua cảnh
Trong quá trình nuôi cua cảnh, bạn cũng nên lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Thường xuyên theo dõi sức ăn của cua để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp
- Bạn cũng nên lưu ý thay nước định kỳ vì cua cảnh rất ưa nước sạch
- Có thể nuôi chung cua cảnh các loại trong cùng một bể
- Nếu nuôi cá cảnh nên chọn những loại cá sống ở tầng trên của bể. Không nên nuôi loài cá sống ở tầng đáy vì chúng có thể xung đột với cua cảnh.
Những loài cua cảnh được ưa chuộng khi nuôi
Hiện nay, có rất nhiều loại cua kiểng khác nhau. Mỗi loài sở hữu ngoại hình và màu sắc đa dạng. Bên cạnh có thể sống cùng với cá cảnh, cua cảnh các loại cũng có thể sinh sống cùng nhau. Một số loài cua cảnh đẹp được ưa chuộng có thể nuôi chung như:
- Cua Matano
- Cua ma cà rồng
- Giống cua ẩn sĩ
- Cua đất cầu vồng
- Cua càng vàng,…
Trên đây là cách nuôi cua cảnh cho bể thủy sinh đẹp mà Thucanh đã bật mí đến bạn. Hy vọng rằng với các thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm được kinh nghiệm nuôi cua kiểng khỏe đẹp. Chúc các bạn thành công. Cảm ơn đã quan tâm theo dõi bài viết.
Xem thêm:
Bật mí các loại côn trùng cảnh được nhiều người chuộng
Kinh nghiệm làm bể nuôi cá lóc cảnh
Top 5+ các loại cá lóc cảnh