Bạn mới bắt đầu nuôi chim chào mào nhưng chưa có nhiều kinh nghiêm. Vậy để giúp quá trình nuôi dưỡng chào mào được phát triển và hót hay. Thucanh mách bạn 10+ những điều cần tránh khi nuôi chim chào mào. Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.
Huýt sáo để tập cho chim hót theo
Đối với những người mới nuôi, bạn thường có thói quen huýt sao để chim hót theo. Các kiểu tập kêu thường như : huýt hiu, hay là huýt cù hiu. Đây là một trong những điều cần tránh khi nuôi chim chào mào lên lửa. Đặc biệt đối với những con chim con, chim má trắng thời điểm ban đầu. Nếu điều này diễn ra thường xuyên, chào mào sẽ có quen dần kiểu hót này.
Về lâu dài, chim thường xuyên hót kiểu đó, nghe rất khó chịu và làm cho cả đàn chim hót theo. Với những chào mào đang trong giai đoạn đang căng lửa, việc này thường không tốt cho quá trình thi đấu khi gặp các đối thủ khác trên giàn.
Không nên cho chào mào tắm trong lồng
Nhiều người khi nuôi thường có thói quen để nguyên lồng chim trên thau nước để chúng tắm. Nhưng điều này thường không nên, bạn hãy cho chim ra lồng tắm riêng để tắm. Cách này để giúp cho chim phân biệt được loại nước ở đâu dùng để tắm và uống.
Ngoài ra, điều này để giúp chim không chui vào cóng nước tắm lúc đang chơi. Đặc biệt còn hạn chế hư hỏng, gỉ sét đáy lồng do tiếp xúc nước thường xuyên. Đồng thời, bạn cũng nên tập cho chim thói quen tắm trong thời gian khoảng 12h-13h chiều.
Nếu trong trường hợp chào mào nhà bạn đã có thói quen tắm cóng nước. Việc cần làm là bạn nên thay cóng nước bằng ống thủy tinh dài để chim không còn tắm được nữa.
Không kè gần cho chim cắn nhau
Nhiều người mới chơi chim cảnh thường có thói quen đem chào mào để so kè với nhau. Việc nuôi chào mào thường để làm cảnh, nuôi hót vui chứ không phải để cắn nhau. Nhưng một số người thường nhầm lẫn rằng việc so kè cạnh nhau làm cho chim căng lửa, thi đấu tốt hơn.
Thế nhưng, nếu trong trường hợp hai chú chim không cân tài cân sức, khi đấu trực tiếp với nhau quá lâu. Hậu quả là cả hai con đều mất hết lông và con chim thua sẽ bị nhát, sợ hãi, khó tập để thi đấu sau này. Ngoài ra, điều này thậm chí còn làm cho chim có thói quen bu lồng, chụp lồng khi treo gần nhau.
Tránh để chào mào bay về thiên nhiên
Khi mới bắt đầu nuôi chim chào mào hay bất cứ chim cảnh nào, việc sơ suất cũng là điều hay mắc phải. Có những người khi cho chim qua lồng tắm mà quên đóng cửa lồng. Hay dùng tay cho thức ăn vào cóng, kéo áo lồng ra làm cửa kéo ra chim bay mất.
Những điều này dễ khiến chào mào dễ bay ra ngoài để về với thiên nhiên. Việc này gây khó khăn và mất thời gian trong việc tìm lại được chim. Hơn nữa, nếu có bẫy lại được chim thì cũng sẽ khó khăn khi tập lại các thói quen thường ngày.
Một số các lưu ý khác cần tránh khi nuôi chim chào mào
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Không treo chim ở gần mấy con bị lộn mèo, lộn cầu. Nếu treo thì 1 thời gian chim của bạn bị lộn cầu hết.
- Không nên phơi nắng cho chim ở hướng mặt trời chiếu thẳng vào, đặc biệt là khoảng thời gian 12h trưa. Hạn chế phơi chào mào quá lâu sẽ gây sốc nhiệt và hỏng chim.
- Bạn cũng nên đặt lồng treo chim ở cao, tránh xa các con vật như mèo, chuột
- Không nên làm cho chim hoảng sợ lúc thời gian chúng ngủ. Trong thời gian đó nên trùm áo lồng và tập cho chúng ngủ đúng giờ.
- Thêm vào đó, bạn cũng không nên búng tay hoặc xì xuỵt để chọc cho chúng ché lên. Điều này thực sự không tốt cho quá trình sinh trưởng và tập tính của chúng. Gây ra sự thụ động sau này khi mang chim đi thi đấu.
Trên đây Thucanh đã mách bạn 10+ các điều cần tránh khi nuôi chim chào mào. Đây chắc chắn là những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn nuôi và chăm sóc chào mào tốt. Cảm ơn đã theo dõi bài viết cùng chúng tôi