Những thuật ngữ về chào mào không phải ai cũng biết

Banner-backlink-danaseo

Chào mào vốn là loài chim cảnh được nhiều người nuôi ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, để có được quá trình nuôi chào mào hiệu quả nhất, bạn cũng nên biết được các thuật ngữ về chào mào. Bài viết sau đây của Thucanh sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích. Cùng tìm hiểu nhé.

Vì sao khi gọi chào mào có nhiều thuật ngữ?

Chào mào được biết đến là một loài chim cảnh được nuôi phổ biến hiện nay. Chúng thuộc bộ sẻ, có kích thước cơ thể khá nhỏ. Người nuôi ưa chuộng loài chim này vì chúng dễ nuôi, hót hay và khá là thân thiện.

Vi-sao-khi-goi-chao-mao-co-nhieu-thuat-ngu-thucanh

Ngoại hình của chào mào thường đặc trưng bởi chiếc mào nổi bật. Tuy nhiên, xét về chủng loại thì giống chim này có được sự đa dạng nhất định. Chẳng hạn như ở mỗi vùng sẽ có được phân loài chào mào khác nhau. Đặc điểm trên cơ thể của chúng cũng sẽ có sự khác biệt về kiểu dáng mào hay màu sắc lông,… Không những thế ở mỗi giai đoạn phát triển của chim đòi hỏi chế độ nuôi và chăm sóc riêng.

Chính những điều trên, các anh em chơi chào mào đã đưa ra các thuật ngữ riêng. Từ các thuật ngữ này mà người nuôi có được cách chọn chim sao cho phù hợp với mục đích nuôi. Đồng thời thiết lập được chế độ chăm nuôi tương thích nhất.

Một số thuật ngữ về chào mào phổ biến hiện nay

Dưới đây là một vài thuật ngữ mà người nuôi có thể tham khảo:

Thuật ngữ chỉ độ tuổi, ngoại hình của chào mào

Một số thuật ngữ được dùng để phản ánh ngoại hình, độ tuổi của chào mào như sau:

  • Chào mào má trắng, chim chuyền: Là chào mào con mới ra tổ, đã đủ lông và cánh để tự bay đi kiếm ăn. Chim này chưa ra tách ( má ) đỏ, chỉ có màu trắng.
  • Chào mào má đỏ chỉ những con đã ra tách đỏ
  • Má lỡ chỉ các con chào mào má trắng vừa mới lên tách đỏ. Thường những con này còn non gần được một mùa ngoài thiên nhiên.
  • Chào mào bổi, chào mào mộc để chỉ chim đã ra đầy đủ lông, tách đỏ và sống ngoài thiên nhiên trên một mùa. Người ta thường dùng từ này để phân biệt với chào mào con, chào mào má trắng, chào mào má lở.
  • Bổi già : Dùng để chỉ những chú chào mào sống ngoài thiên nhiên từ 3 mùa trở lên.
  • Mí đỏ, mí lửa ở chào mào để chỉ những con có vùng phía trên mắt có màu đỏ.
  • Chào mào bông, chào mào mơ thường có nhiều loại. Chim có lông trắng mọc khắp trên người, có con thì mọc trên đầu, có con mọc trên lưng, trên cổ,…
  • Loại chào mào bạch tạng là loại chim đột biến gen, có lông trên người trắng hết.  Thường chúng có mỏ hồng, chân hồng, mắt hồng, mí lửa.
  • Chào mào ngũ đoản, chào mào ngũ trường : Chào mào ngũ đoản gồm có 5 đoạn ngắn: mào ngắn, mỏ ngắn, chân ngắn, mình ngắn, đuôi ngắn. Còn chào mào ngũ trường thì ngược lại là 5 đoạn đều dài.
  • Chào mào vảy cá : Dùng để chỉ những chú chào mào có lông mình giống như vảy của con cá.

Thuat-ngu-chi-do-tuoi-ngoai-hinh-cua-chao-mao-thucanh

Thuật ngữ chỉ điệu bộ, cách hót đấu của chào mào

Qua các cử chỉ, điệu bộ và giọng hót cũng có những thuật ngữ riêng:

  • Thuật ngữ chào mào hót chuyện chỉ những con hót giọng nhỏ trong miệng. Cứ líu ríu không phát ra tiếng to, luyến láy trong cổ họng.
  • Chào mào căng lửa chỉ những con đang trong thời kỳ sung mãn nhất. Chúng hót thường xuyên, gặp chim khác là hót đấu.
  • Chào mào ché, chét thường phát ra khi chim sung mãn để nạt nộ, thị uy những con khác. Đây không phải là hót.
  • Thuật ngữ chào mào hôi nách là nó chơi cứ giang cánh hoài không chịu khép lại.
  • Chào mào sổ bọng, đổ bọng, sổ bọng là lúc chào mào hót ra giọng từ 4 – 7 âm như wiu wu wiu quýt wìu,
  • Chào mào lộn mèo, lộn cầu, ngoái, bu lông là các tật của chào mào.
  • Thuật ngữ  múa chảo là cách gọi những con chim chào mào đang múa cánh gọi mái.
  • Chào mào đi thi thường chỉ những con có khả năng chơi giàn, chơi cội từ 2 tiếng trở lên.

Thuat-ngu-chi-dieu-bo-cach-hot-dau-cua-chao-mao-thucanh

Những thuật ngữ về chào mào vừa được Thucanh bật mí ở trên. Nếu có ý định nuôi chào mào, bạn cũng nên tìm hiểu các tên gọi đặc biệt trong hội nuôi chim chào mào này nhé. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi.

Có thể bạn quan tâm: 
Cám chào mào CADN có tốt không? Tất tần tật thông tin cần biết
Cách chọn chim chào mào đực đẹp, hót hay có thể bạn chưa biết
Chào mào cui là gì? Kinh nghiệm chăm sóc chủ nuôi nên biết

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan