Gà Hồ

Nguồn gốc của giống gà hồ

Nguồn gốc của gà Hồ từ làng Lạc Thổ, Thị trấn Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Sự hình thành và phát triển gà Hồ gắn liền với tập quán cổ truyền, với nền văn hiến vùng quê Kinh Bắc cổ kính. Nơi sản xuất ra tranh Đông Hồ, đã đi vào lịch sử và được lưu truyền cho đến ngày nay. Gà Hồ cũng được nuôi phổ biến ở một số huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh cũ và một số vùng khác ở miền Bắc (Theo Lê Hồng Mận, Hoàng Hoa Cương-1994 ).

Đặc điểm ngoại hình: Gà h có tầm vóc khá to so với các giống gà địa phương khác. Đặc điểm của con trống theo thành ngữ chọn giống của dân địa phương là : Đầu công, mình ốc, cánh võ trai, đuôi nơm (chính cái nơm úp cá, để đạp mái dễ) da bụng, cổ màu đỏ, mào xuýt (mào kép), diều cân ở giữa; quản ngắn, đùi dài (cho thịt đùi nhiều) chân tròn, ngón tách nhau, da vàng, thịt ngon, lông mã lĩnh hay mận chín. Lông gà mái màu lá chuối hay màu võ nhãn, màu đất thó. Gà trống da vàng, màu lông mận chín hay mận đen, ngực nở, chân cao vừa phải, mào xuýt, thân hình chắc chắn. Khối lượng mới nở 45 g/con, lúc trưởng thành con trống nặng 4,5 – 5,5 kg/con; con mái nặng 3,5 – 4,0 kg/con. Bắt đầu đẻ lúc 185 ngày tuổi. Một năm đẻ 3 – 4 lứa, mỗi lứa đẻ được 10-15 quả trứng. Khối lượng trứng 50-55 g/quả.

Hình ảnh về đặc điểm gà hồ ở Thuận Thành, Bắc Ninh

Tuổi đẻ của gà h muộn 7,5 – 8 tháng. Sản lượng trứng 55 – 57 quả/năm/mái, khối lượng trứng 55 – 58 g (Theo Hội chăn nuôi Việt nam – 2002). Trong đó, tỷ lệ trứng có phôi là 80%, tỷ lệ ấp nở 70%, tỷ lệ nuôi sống đến 2 tuần tuổi 80% (Theo sử An Ninh và đồng nghiệp – 2003). Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận – 2003 gà Hồ có sản lượng trứng đạt 60 quả/mái/năm, tỷ lệ trứng ấp 70 – 80%.

Bạn đang đọc: Gà Hồ

Gà Hồ có thân hình vạm vỡ và là giống gà địa phương có từ lâu đời nên cũng có những ưu điểm của gà địa phương. Thịt, trứng thơm ngon, sức chống chịu với ngoại cảnh tốt, nhưng sản lượng trứng thấp. Do đó, gà Hồ được xếp vào nhóm — gà hướng thịt — của Việt nam.

Rate this post
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan