Ở bài viết trước, tất cả chúng ta đã khám phá về những vitamin quan trọng so với sức khỏe thể chất của cún. Hôm nay mình sẽ ra mắt với những bạn một nhóm những người bạn khác cũng quan trọng không kém những vitamin, đó chính là những khoáng chất. Các khoáng chất đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành nhiều cơ quan của khung hình cũng như ảnh hưởng tác động rất lớn đến năng lực quản lý và vận hành thông thường của những cơ quan đó. Có 12 loại khoáng chất được xem là quan trọng so với cún, đơn cử như sau :
– Canxi. Đây là thành phần chính để hình thành
xương và răng. Canxi còn góp phần vào các hoạt động khác của cơ thể như đông
máu, truyền đi các xung động thần kinh, co các cơ và truyền tín hiệu giữa các
tế bào. Thiếu canxi có thể gây ra khuyết tật nghiêm trọng về xương, tuy nhiên
nếu lượng canxi được cung cấp quá mức cần thiết có thể gây ra những trường hợp
biến đổi lệch ở xương, nhất là ở cún con. Để bổ sung canxi, có thể cho cún uống
sữa, ăn đậu phụ, xương, cá còn nguyên xương, bông cải xanh, súp lơ. Đây đều là
những thực phẩm giàu canxi và có thể dễ dàng tìm được.
Xương chứa rất nhiều Canxi
Bạn đang đọc: Các Khoáng Chất Cần Thiết Cho Cún Cưng
– Phốt-pho. Khoáng chất này có mặt trong
quá trình cấu trúc xương, hình thành DNA và RNA, sản sinh năng lượng, vận động,
cân bằng axit trong cơ thể. Thiếu phốt-pho cún sẽ dễ sụt cân, ăn uống kém, cún
con có thể bị cong và sưng hai chi trước. Trứng, cá và sữa là những thức ăn
cung cấp phốt-pho dễ dàng cho cún cưng.
– Magiê cần thiết cho hoạt động của các
enzim, ổn định màng cơ và tế bào thần kinh, sản xuất và vận hành các hormone,
cấu trúc khoáng của xương và răng. Cún thiếu chất này sẽ chậm tăng cân, chó con
dễ bị kích thích và co giật, về sau có thể dẫn tới liệt chi sau hoặc hiện tượng
phát triển thái quá ở các khớp. Magiê có nhiều trong bông cải xanh, đậu xanh,
đậu hũ, nước ép cà chua, hải sản.
Bông cải cung cấp nguồn Magiê dồi dào
– Natri giúp cân bằng axit trong cơ thể,
cân bằng áp suất thẩm thấu, hình thành và truyền tín hiệu thần kinh.Thiếu
khoáng chất này cún sẽ dễ bồn chồn, nhịp tim tăng, niêm mạc khô dính, ảnh hưởng
đến sự hấp thu nước và nồng độ hồng cầu trong máu.
– Kali ảnh hưởng đến cân bằng axit, dẫn
truyền xung thần kinh, phản ứng với enzim và các chức năng vận chuyện trong cơ
thể. Thiếu Kali dẫn đến tình trạng bồn chồn, kém phát triển ở cún con, về sau
có thể gây ra tê liệt các cơ ở cổ và chi sau.
– Chlo góp phần cân bằng axit trong cơ thể
cũng như điều chỉnh sự thẩm thấu của dịch ngoại bào. Thiếu khoáng chất này cún
sẽ chậm tăng cân và có sức khỏe yếu. Cả Na, K và Cl đều có thể được bổ sung
bằng cách cho cún ăn nhiều trái cây, rau quả, uống sữa và ăn các loại ngũ cốc.
– Sắt là khoáng chất không thể thiếu để
tổng hợp hồng cầu, bạch cầu và chuyển hóa năng lượng. Khi thiếu sắt cún sẽ có
các hiện tượng: niêm mạc mờ nhạt, suy nhược, tiêu chảy. Sắt có nhiều trong thịt
đỏ, thịt gia cầm, cá, trứng, các loại sò. Tuy nhiên nếu cung cấp sắt quá liều
lượng sẽ dẫn tới tổn thương đường tiêu hóa và các mô khác, hãy lưu ý.
Trong thịt đỏ có rất nhiều sắt
– I-ốt có vai trò trong tổng hợp hormon
tuyến giáp, biệt hóa tế bào, tăng trưởng và phát triển của cún con, tốc độ
chuyển hóa trong cơ thể. Thiếu iot sẽ dẫn tới phù tuyến giáp, lông thưa và khô.
Thừa iot sẽ dẫn tới hiện tượng tiết nước mắt, nước bọt và nước mũi không ngừng.
Bổ sung iot cho cún hằng ngày qua muối iot trộn trong thức ăn, hải sản, rong
biển với liều lượng vừa phải.
– Đồng tham gia vào các quá trình tạo mô
liên kết, hình thành tế bào máu, trao đổi sắt và chống oxy hóa. Thiếu chất này
sẽ dẫn đến thiếu máu. Có thể cung cấp khoáng chất này cho cún qua các món ăn
như hải sản, các loại đậu và các loại hạt.
– Kẽm có mặt trong các quá trình như phản
ứng enzim, tái tạo tế bào, chuyển hóa protein và tinh bột, các hoạt động của
da, lành vết thương. Thiếu kẽm cún có thể bị nôn mửa, chậm tăng cân, tổn thương
da. Kẽm có thể được cung cấp qua việc cho cún ăn bông cải xanh, sữa chua, thịt
bò, thịt gia cầm, ngũ cốc và các loại rau.
– Selenium là một khoáng chất hiếm trong tự
nhiên, có vai trò trong việc chống ozy hóa và hoạt động của hệ miễn dịch. Đây
là khoáng chất cơ thể không thể tự tổng hợp từ thức ăn mà cần được cung cấp
trực tiếp. Thiếu selenium có thể dẫn tới chán ăn, trầm cảm, khó thở, hôn mê,
thoái hóa cơ bắp.
– Mangan là khoáng chất cuối cùng trong
danh sách, góp mặt trong các quá trình như phản ứng enzim, phát triển xương,
hoạt động chức năng của thần kinh. Mangan có trong các loại rau củ nhiều chất
xơ.
Trên đây là những khoáng chất quan trọng cho sức khỏe thể chất và sự tăng trưởng của cún. Ngoài việc phân phối khá đầy đủ dưỡng chất cho cún bằng cách kiến thiết xây dựng thực đơn hài hòa và hợp lý, bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu thêm những bác sĩ thú y về việc bổ sung những khoáng chất dễ phân hủy hoặc khung hình cún khó tự tổng hợp được. Chúc cún cưng của bạn luôn khỏe mạnh và vui tươi !
Source: https://thucanh.vn
Category: Chó cảnh