Hướng dẫn thổi sáo mèo

Sáo mèo, sáo bầu đang khá được ưa chuộng hiện nay, sau đây là hệ bấm và thang âm của sáo mèo các loại (  mèo Việt – nam-nữ,  mèo Tàu). Hi vọng giúp ích cho các bạn trong vấn đề học thổi sáo, hiểu hơn về cách cầm, bấm, sử dụng các loại sáo mèo.

Để tìm hiểu thêm về sáo ngang cũng như các loại khác các bạn truy cập Sáo mèo_nhạc cụ dân tộc tại chuyên mục Các loại tiêu sáo

1. Giới thiệu cơ bản về sáo mèo các loại

  • Sáo mèo có 2 loại chính đang được sử dụng là mèo Việt hệ cải tiến có 9 lỗ, gồm 8 lỗ bấm, hệ H’mông cũ có 7 lỗ, 6 lỗ bấm, giống với mèo Tàu.
  • Sáo Mèo Việt có 2 loại là sáo mèo Nữ và sáo mèo Nam, mèo nữ bé hơn mèo nam khá nhiều, và có giọng cao hơn mèo nam 1 quảng 8. Sáo mèo nữ về cơ bản là giống sáo mèo nam, trong hệ Việt thì mèo nữ bị lược đi nốt rê, và nốt la (do kích thước bé không cầm được như mèo nam). Các tone sáo hay được sử dụng là C(đô), D(rê), A (la), ngoài ra cũng có các tone khác.
  • Các nốt trên sáo mèo Nam cải tiến ( sáo đô) sòn, đô, rê, mib, fa, son, la, sib, đô 2. Tone của sáo mèo Việt được quy định bởi nốt cao nhất của nó ( thực tế các đặt tên tone nó thuộc về nhạc lý, mình nói đại khái thế này thôi)
  • Sáo mèo Tàu không có nam nữ, được phân thành các tone khác nhau,tone của sáo mèo Tàu có khác với sáo mèo việt, được quy định bởi âm của nốt khi chúng ta bấm kín hết các ngón của tay trái. Sự kết hợp của sáo mèo Tàu nằm ở sáo mèo kép như là F và Bb, nó sẽ giúp quảng âm sáo mèo rộng hơn.
  • Sáo Mèo Tàu F (đô) sẽ bao gồm: là, do re mi fa sol la sib, si,do2 re2, trong khi sáo mèo Tàu Bb sẽ có các nốt: Fa Sol La La# Do2 Re2 Re2#, Mi2,Fa2 Sol2. Như vậy, 2 tone sáo sẽ trùng nhau từ fa đến re2, nên có thể chơi trong cùng 1 bản  nhạc.

2. Hệ bấm và thang âm trong sáo mèo – các nốt nhạc trên sáo mèo .

Sáo mèo Việt

cach cam sao meo viet

Cách cầm sáo mèo Việt

he bam thang am sao meo viet

he bam meo namhe bam sao meo nu

 

Sáo mèo Tàu :

cach cam sao meo tauhe bam thang am sao meo tau

Hướng dẫn thổi sáo mèo cơ bản – cách thổi sáo mèo .

  • Để thổi được sáo mèo kêu đúng, các bạn cần chú ý là hơi trong miệng luôn phải căng. Điêu quan trọng nhất là lực đẩy lên lam đồng của nó luôn luôn không được hụt, nếu hụt nó sẽ è è. Ban đầu chơi sáo mèo, sáo bầu cảm giác khá nặng nề, tốn hơn, như khi chơi quen, nó dể chơi hơn sáo ngang nhiều, vì nó không mất hơi đi đâu cả. Sáo mèo cũng có sử dụng các kỹ thuật như rung hơi, đánh lưỡi, reo, vuốt, láy, … Mình thấy láy ngón(có thể gọi là rung ngón) được sử dụng nhiều nhất. Ví dụ: rung nốt la thì mở đến la, láy ngón fa.
  • Sáo mèo, bầu chơi được khá là ít bài (thực ra thì khá nhiều, nhưng thường thì chơi có mấy bài quen thuộc như xuân về bản mông, gọi em bên suối, hẹn hò, …), một số bài trên mạng đã có hướng dẫn chi tiết.
  • Khi chơi sáo mèo, sáo bầu, thỉnh thoảng nó sẽ gặp trục trặc ở lam đồng (lưỡi gà) như: thấp lưỡi gà (các nốt cao sẽ yếu, bé hoặc không lên được, nốt sòn sẽ không thổi kêu), cao lưỡi gà (một số nốt sẽ khàn), hoặc méo, cong vênh lưỡi gà. Các bạn nên liên hệ ngay với người bán để được hỗ trợ, hướng dẫn chỉnh sửa, đừng táy máy mà hỏng đó. Nếu không được hỗ trợ thì các bạn có thể dùng sợi tóc, lưỡi dao, … để nâng hạ lưỡi gà lên cho phù hợp. Tốt nhất là đem đến shop sáo làm sáo mèo để chỉnh sửa nhé!

Bài viết hoàn toàn có thể còn thiếu sót, nhưng hy vọng đã giúp các bạn hiểu được cách thổi sáo mèo, sáo bầu để học thổi sáo mèo, sáo bầu tốt hơn .

 

Xem thêm: Xét Nghiệm

  • Hiện tại các bài viết của kenhtieusao đã được viết tại chi tiết hơn tại thư viện sáo trúc  các bạn có thể ghé xem và nếu mua sáo hãy truy cập mua sáo trúc để chọn mua tiêu sáo các loại uy tín. Học thổi sáo Hướng dẫn thổi sáo

BÌNH LUẬN

Bình luận

Source: thucanh.vn
Category: Mèo Cảnh

Rate this post

Bài viết liên quan