Nguyên nhân chăm chim chào mào khó vào lửa?

Nguyên nhân chăm chim chào mào khó vào lửa?

  • Chim Admin

Có nhiều nguyên nhân khiến cho việc chăm hoặc kích chào mào rất khó vào lửa, có những chú chim chăm lửa rất nhanh, có những chú thì chăm hoài không thấy củi lửa đâu hết. Mình xin liệt kê ra những nguyên nhân lớn & nhỏ nhằm giúp anh em mới chơi có thêm kiến thức nhằm kích chào mào nhanh căng lửa hơn.

  1. Chim Chào mào không có “tố chất”
    Đã chơi chim Chào mào hót đấu thì thường anh em sẽ chọn cho mình một chú chim chào mào tốt chất. Nhưng những anh em mới bắt đầu chơi chim, chưa đủ trải nghiệm cũng nhưng kiến thức dẫn tới việc mua trúng những chú chim kém tốt chất, không máu lửa, dữ chim…dẫn đến việc chăm lửa cũng rất khó lên.
  2. Chào mào bị “lông 2 lớp”
    Lông hai lớp là sao? Là khi chú chim đang thay lông rồi ngưng không thay nữa trong 1 – 2 tuần, nhiều người tưởng chim đã thay lông xong nên tắm nắng nhiều, kè chim cho đấu, đi cafe dợt các kiểu…dẫn đến chim Chào mào ngừng luôn quá trình thay lông. Khi đó vừa có lông cũ và cả lông mới, chú chim sẽ thường hay rỉa lông, xù lông…dẫn đến việc chăm kích lửa cũng rất khó, lúc có lúc không, không bao giờ đạt được đỉnh lửa.
  3. Chào mào bị “sình lông”
    Sình lông là sao? Là khi chào mào mới vừa thay lông xong, lông chưa kịp khô, săn chắc, chân lông còn yếu. Nhưng lúc này chim đã có lửa, chẻ ché đùng đùng nên nhiều anh em nghĩ chim căng lửa và sẵn sàng đưa đi cội, đi cafe, kè chim cho đấu…việc chim thi đấu khi lông chưa khô, chưa săn chắc sẽ làm cho việc chăm lửa rất khó sau đó, lửa phập phùng lúc có lúc không.

  4. Chăm chào mào không “đều tay”
    Khi Chào mào thay lông xong hoàn chỉnh, và anh em bắt đầu quá trình chăm lửa cho chim, nếu việc chăm lửa không đều tay, bữa chăm kỹ, bữa không chăm…thì làm cho chim lên lửa rất khó. Khi chim đang trong giai đoạn chăm lửa thì anh em nên có đầy đủ các yếu tố cốt lõi sau:
    – tắm nắng sáng hoặc chiều, hoặc được cả 2 thì quá tốt
    – tập lực / thả lực cho Chào mào
    – Mồi tươi thì Cào cào là chính, dế (hạn chế), sâu quy (hạn chế)
    – Cám dưỡng hoặc cám kích tuỳ vào mỗi chú chim. Nếu anh em chăm đều tay từ trước thì chỉ cần duy trì cám dưỡng (cám số 1) chi cũng sẽ căng lửa, còn muốn nhanh hơn thì phải dùng cám kích (cám số 2). Mà việc cùng cám số 2 phải theo lộ trình giúp chú chim quen dần chứ không sẽ làm ảnh hưởng đến đường tiêu hoá của chim.
    – trái cây thì không thể thiếu, anh em cho ăn chính là chuối sứ mới chín tới, nếu có táo (bơm Mỹ) thêm vào càng tốt
  5. Mùa đông thời tiết lạnh cũng làm chim Chào mào khó vào lửa
    Vào mùa đông thời tiết lạnh như ở miền Bắc, chim Chào mào thường hay bị rớt lửa, xù lông, chăm lửa cũng khó hơn. Anh em cho chim ăn thêm sâu quy, cám kích, mật ong…để giúp làm nóng cơ thể giữ ấm cho chú chim Chào mào của mình.

  6. Chim lông dày khó vào lửa hơn chim mỏng lông
    Anh em chơi chim chào mào chắc cũng nghe tiêu chí chọn chim “mỏng lông” hoặc “lông mỏng” rồi phải không? Ai cũng thích chọn con long mỏng vì nhiều yếu tố trong đó có việc dễ chăm lửa. Đúng vậy anh em ạ, những con lông dày thì chăm ôm lông đã khó, vào lửa cũng sẽ khó hơn, đi thi đấu đôi thi xù lông, xỉa lông các kiểu…đó cũng là lý do vì sao mọi người hay tránh né mấy em dày lông.
  7. Chào mào uống phải nước “nóng” thường xuyên
    Đây là lý do mà hầu hết anh em nghệ nhân nuôi chim chào mào nắm rõ nhất, khi chúng ta phơi nắng, tắm nắng cho chim đôi khi để ánh nắng gắt chiếu rọi trực tiếp vào cóng nước trong thời gian lâu. Và khi chú chim Chào mào của anh em uông vào, nó sẽ rất khó vào lửa đó nhé.

administrator

TÓM TẮT

Những nguyên nhân khiến anh em chăm chim chào mào khó vào lửa thì khá nhiều, bài viết sẽ đề cập đến từng nguyên nhân lớn, nhỏ nhằm giúp anh em có thêm kiến thức để chăm chiến binh chào mào của mình vào lửa thành công hơn.

Rate this post
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan