Cách nuôi chuột lang sinh sản khỏe mạnh không nên bỏ qua

Chắc chắn những ai đang nuôi chuột lang cái đều quan tâm đến vấn đề sinh sản của chúng. Chuột lang khi sinh sản sẽ gặp những khó khăn nào? Là điều là người nuôi cần chú ý trong quá trình trước và sau sinh của chuột. Tất cả thắc mắc đó sẽ được thucanh giải đáp trong bài viết về cách nuôi chuột lang sinh sản khỏe mạnh sau đây.

Thông tin về chuột lang sinh sản

Chuột lang hay còn gọi là bọ ú, có tên tiếng Anh là Guinea Pig, tên khoa học là Cavia porcellus. Đây là một loài thuộc bộ gặm nhấm, họ chuột lang. Chuột lang có vẻ ngoài đặc biệt với thân hình tròn, mạo mạp có trọng lượng từ 700-1200g và chiều dài từ 20-25cm.

Thong-tin-ve-chuot-lang-sinh-san-thucanh

Kể từ khi được 3 tháng tuổi, chuột lang sẽ bắt đầu vào thời kỳ sinh sản. Trong tự nhiên, chúng có thể đẻ nhiều lứa trong năm, không có mùa sinh sản cụ thể. Số lượng con đẻ ra ít hơn vào mùa đông. Thời gian mang thai của loài chuột này tương đối dài, từ 58 đến 72 ngày. Mỗi lần sinh trung bình từ 3-4 con.

Xem thêm:  Chuột lang là con gì? Đặc điểm, cách nuôi và giá bán phổ biến

Dấu hiệu chuột lang mang thai

Khi chuột lang được nuôi cùng một không gian với chuột lang đực thì khả năng mang thai sẽ rất cao. Dấu hiệu nhận biết đó chính là con chuột lang cái sẽ ăn nhiều hơn bình thường, thậm chí có thể gấp 3 lần. Bạn có thể kiểm tra chuột lang mang thai hay không bằng cách chạm vào bụng chúng.

Dau-hieu-chuot-lang-mang-thai-thucanh

Nếu bạn thấy có phần nhô ra ở bụng thì khả năng cao là chuột lang đang mang thai. Bạn sẽ nhận thấy điều này rõ nhất khi chuột lang đang mang thai trong tuần thứ 6 hoặc 7. Trong trường hợp này, bạn hãy mang chúng đến bác sĩ thú ý để được thăm khám và chăm sóc phù hợp.

Cách nuôi chuột lang sinh sản

Để chuột lang cái khỏe mạnh, sinh ra những đứa con đáng yêu thì bạn cần có một cách nuôi chuột lang sinh sản khoa học như sau:

Chuẩn bị lồng nuôi

Bạn nên lựa chọn những chiếc lồng chắc chắn, đủ rộng, có kích thước dài rộng khoảng 50cm x 30cm x 30cm. Phần đáy lông dùng các tấm lót phẳng để chúng có thể di chuyển thuận lợi. Nên lựa chọn lồng inox để đảm bảo độ chắc chắn, không bị xô lệch khi di chuyển.

Chuan-bi-long-nuoi-thucanh

Trong thời kỳ chuột lang cái mang thai, hãy tách chúng ra một lồng nuôi riêng với chuột lang đực để đảm bảo an toàn. Bạn cần chuẩn bị một chiếc lồng sạch sẽ để quá trình mang thai của chúng được thoải mái, tâm lý tốt nhất.

Xem thêm:  Sóc chuột Chinchilla có dễ nuôi không? Những lưu ý khi nuôi chuột Chinchilla

Chế độ ăn uống cho chuột lang khi mang thai

Bạn hãy lên kế hoạch dinh dưỡng chi tiết cho chuột lang cái khi mang thai. Đảm bảo rằng chúng được cung cấp đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng. Không phải cứ cho chuột ăn nhiều là tốt mà bạn cần phải cân bằng phù hợp. Tránh tình trạng cho ăn quá nhiều dẫn đến thừa cân, béo phì của chuột mẹ.

Che-do-an-uong-cho-chuot-lang-khi-mang-thai-thucanh

Thức ăn chính của chuột lang là cỏ khô timothy non, rau xanh và ớt chuông. Ngoài ra bạn cũng cần bổ sung thêm vitamin định kỳ cho chúng. Hãy luôn đảm bảo rằng nguồn nước sạch cho chúng hằng ngày, bởi chuột lang sẽ uống rất nhiều nước trong quá trình mang thai.

Vệ sinh cho chuột lang sinh sản

Bạn hãy tắm cho chuột lang vào thời điểm trước khi giao phối. Còn trong quá trình chúng mang thai hãy hạn chế việc tắm cho chúng. Việc tắm cho chuột đòi hỏi sự cẩn thận, nhiệt độ nước hoặc cách tắm đều ảnh hưởng lớn đến cơ thể chúng. Nếu chuột lang bị bẩn ở một bộ phận nhỏ thì bạn nên tắm phần đó cho chúng.

Ve-sinh-cho-chuot-lang-sinh-san-thucanh

Hãy chọn một môi trường ấm áp để vệ sinh cho chuột lang. Sau khi tắm xong cũng nên thực hiện lau khô lông để tránh việc chúng bị cảm lạnh. Ngoài ra trong quá trình mang thai hãy giúp chuột lang cái vận động, vừa đảm bảo sức khỏe vừa giúp chúng sinh nở dễ dàng hơn.

Xem thêm:  Cách nuôi chuột hamster con mới đẻ không có mẹ hữu ích

Cách chăm sóc chuột lang sau sinh tốt nhất

Sau khi chuột lang sinh sản, bạn cần chú ý theo dõi cân nặng của chuột con và chuột mẹ. Điều này sẽ giúp đảm bảo được sức khỏe và tình trạng phát triển của chúng. Trong một số trường hợp, chuột lang mẹ bị viêm tuyến vú và bị áp xe trong khoảng 10 ngày sau sinh. Lúc này bạn cần đưa chúng đến bác sĩ thú ý để có sự chăm sóc đặc biệt hơn.

Cach-cham-soc-chuot-lang-sau-sinh-tot-nhat-thucanh

Chuột lang sau sinh rất nhạy cảm, tuyệt đối không tác động mạnh khiến chúng sợ hãi. Đồng thời cũng không nên để mùi lạ bám vào cơ thể chuột con. Điều này sẽ làm chuột mẹ hoang mang và tấn công con của mình. Cách tốt nhất là để chuột mẹ và con ở trong môi trường yên tĩnh nhất.

Vừa rồi là bài viết thucanh đã chia sẻ về cách nuôi chuột lang sinh sản khỏe mạnh. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp chuột mẹ và chuột con nhà bạn được phát triển toàn diện nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết kế tiếp nhé!

Có thể bạn quan tâm:
Cách nuôi chuột hamster bear khỏe mạnh và một số lưu ý khi nuôi
Chuột bạch là con gì? Giá bán bao nhiêu và cách chăm sóc

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan