Cách phân biệt chào mào trống mái đơn giản chính xác nhất

Không như các loại chim cảnh khác. Việc phân biệt chào mào trống mái tương đối khó. Bởi nhìn vẻ bên ngoài chúng rất giống nhau. Với những người kinh nghiệm tay nghề chơi chim chào mào lâu năm sẽ phân biệt chim trống, mái rất dễ. Nhưng so với người mới chơi thì rất khó. Bài viết mà Thucanh.vn chia sẻ dưới đây sẽ giúp cho bạn biết Cách phân biệt chào mào trống mái đơn giản chính xác nhất.

Phân biệt Chào mào mái và trống sống ngoài tự nhiên

Những con chào mào ngoài tự nhiên rất khó để phân biệt trống mái. Vì vậy mà nhiều người phải chờ cho đến khi chúng trưởng thành mới có thể phân biệt được.

  • Chào mào mái tự nhiên khi trưởng thành sẽ có đặc điểm ngoại hình là: Người nhỏ, đầu nhỏ, mình ngắn, mào thấp, tách đỏ rất ít, chân mảnh mai, hót giọng ngắn, màu lông trên mình nhạt hơn chim trống.
  • Chào mào trống tự nhiên khi trưởng thành: Chúng thường có thân mình to và dài, đầu to, mào cao, xổ bọng 5 âm trở lên, mặt hung dữ và nhanh nhẹn.

phan-biet-chao-mao-mai-va-trong-song-ngoai-tu-nhien-thucanh

Cách so sánh giữa chào mào cùng lứa sẽ dễ nhận biết. Nhưng đối với chim mua ngoài cửa hàng thì khó có thể biết được vì có con 1 mùa, con 2 mùa, con thì vùng núi, con miền xuôi,… Vì vậy mà cách phân biệt chào mào trống mái sẽ được sắp xếp theo độ chính xác từ cao xuống thấp.

Phân biệt chào mào trống mái bằng các đặc điểm riêng

Về giọng hót

Đối với chim bẫy đấu ở ngoài trời xổ bọng từ 5 – 12 âm và vào đánh nhau với chim mồi. Thì 100 % chúng là chào mào trống. Chim chào mào trống thường xổ bọng từ 5 âm trở lên. Giọng con trống to, vang và gắt. Chim đổi nhiều giọng khác nhau như và âm cuối cũng thường cao lên. Chim cái sẽ không có giọng hót được như chim trống.

Về cách chơi

Nếu bạn được tận mắt nhìn chú chim chơi thì chắc chắn rằng bạn sẽ dễ dàng trong việc xác định giới tính của chào mào. Để làm được điều này, hãy  mang thử 1 chú chim thuần chơi tốt ra để kè tthử nha. Tuyệt đối đừng mang chim mái ra nha. Nếu con nào có thái độ chớp cánh, bu lồng đòi chơi. Hoặc thấy con đó mà hót đấu, ché thì con đó chính là con trống.

phan-biet-chao-mao-trong-mai-bang-cac-dac-diem-rieng-thucanh

Bởi vì chim mái khi kè thì mặt rất ngơ ngác, không có thái độ chơi. Cũng có trường hợp chim mái khoảng chừng 1, 2 mùa người ta thả vào lồng tập thể, lúc mang chim tới kè nó cũng chớp cánh. Lúc bắt ra thì nhớ nhìn vào bộ tách đỏ của chim xem nhiều hay ít .

Xét vè khuôn mặt: Đầu, mỏ mào, mắt, tách đỏ

Nếu không có điều kiện kèm theo bẫy, hay nghe chim xổ bọng thì hoàn toàn có thể kiểm tra bằng cách nhìn vào bộ mặt. Với chim trống, đầu của chúng khá to, mặt hung dữ, mào cao, mỏ dài. Đặc biệt là tách đỏ nhiều lông và dài hơn chim mái. Ngược lại thì chim mái có đầu nhỏ, mỏ ngắn, mặt hiền. Mào của nó thấp và thường xuyên cụp xuống. Lông má đỏ tươi và khá ít lông.

Về thân hình

Chim mái có thân hình nhỏ, đuôi ngắn, người ngắn, lông cánh ngắn. Cũng như mào thấp, tách đỏ ít. Bộ lông của chim mái có màu nhạt hơn chim trống.

Còn với chào mào trống thì người to hơn, dài đòn, đuôi dài, mào cao hơn. Lông cánh của chúng dài khoảng 9 cm (chim mái chỉ khoảng 7 cm). Chim trống cũng có phần nhanh nhẹn hơn. Cách này không áp dụng cho chào mào ngũ đoản nha. Vì chim ngũ đoạn cái gì cũng ngắn.

phan-biet-chao-mao-trong-mai-bang-cac-dac-diem-rieng-1-thucanh

Cách nhìn bề ngoài dễ dàng hơn đó là nhìn vào lông mao ở sau gáy. Lông mao là loại lông tơ mỏng và mọc dài hơn lông bình thường. Chim trống thường có 1 đến 3 cọng lông và có 1 sợi dài nhất. Còn chim mái thì không có, nếu có thì rất là hiếm.

Phân biệt dựa vào cảm giác cầm chim trên tay

Khi cầm chim trên tay, cho phần bụng quay xuống dưới đất, thả lỏng tay nhẹ nhàng. Sau đó giật mình lật ngược con chim lại cho bụng quay lên trời, lúc làm nhớ quan sát thật kỹ nha. Nếu là chim trống thì chúng sẽ rướn đầu ra phía trước và lông đuôi xòe rộng. Còn chim mái thì rụt đầu 1 tí, bộ lông đuôi vẫn xếp vào chứ không xòe. Nếu nhìn không kịp thì có thể làm lại nha.

Ngoài ra người ta còn phân biệt chào mào trống mái qua cách đếm số lông đuôi. Hoặc là nhìn vào chấm đen ở cuối lưỡi. Con trống thường sẽ có 12 cọng lông đuôi và 3 chấm đen. Còn con mái thì chỉ có 10 cọng lông đuôi và 2 chấm đen nhạt.  Tuy nhiên cách này không đúng chuẩn lắm. Vì chim ở mỗi miền sẽ có đặc điểm riêng khác nhau. Cũng có những con trống không có chấm nào. Hoặc có trường hợp con mái có đến 3 chấm.

Phân biệt chào mào non trống và mái

Thường thì con non mới nở sẽ rất khó để phân biệt được đâu là con trống và đâu là con mái. Tuy nhiên, nhiều người có cách xác định thực sự thông minh chính là xét đến tỉ lệ chim cùng tổ. Chim chào mào thường đẻ 2 – 3 trứng. Và tất nhiên trong số đó luôn có con trống.

phan-biet-chao-mao-non-trong-va-mai-thucanh

Điều ít ai biết rằng con trống thường sẽ nở muộn hơn con cái. Nếu ổ 2 trứng thì trứng nở đầu tiên sẽ là con cái. Nếu tổ chào mào 3 trứng thì trứng thứ nhất hoặc thứ 3 là chào mào trống. Còn khi bắt được ổ mà không biết con nào nở trước thì có thể phân biệt bằng cách xem xét ngoại hình. Con nào người to, mình to, đầu to và mắt méo hơn thì đó là chim trống. Xét về lông đuôi (lông bút) khi chào mào lúc đã toe ra. Nếu đuôi con nào dài hơn thì đó là chào mào trống. Chào mào mái non thường nở đuôi sau. Chân chào mào trống non có màu xám hơn con mái.

Vừa rồi là những cách phân biệt chào mào trống mái đơn giản chính xác nhất mà Thucanh.vn chia sẻ đến bạn. Hãy xem thêm nhiều bài viết liên quan để có thêm nhiều cập nhật kiến thức thú cảnh hữu ích cho mình nhé.

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan