Chào Mào là một trong những loài chim được yêu mến nhất hiện nay. Chúng có ngoại hình rất đẹp và hót rất hay. Tuy nhiên, loài chim này thường mắc rất nhiều bệnh vặt. Trong số đó bệnh rụng lông đuôi khá phổ biến và rất quan ngại vì bệnh sẽ làm chim bị xấu đi. Hãy cùng Thucanh.vn tìm hiểu nguyên nhân chim chào mào bị rụng lông đuôi và cách điều trị ở bài viết dưới đây.
Tại sao chào mào bị rụng lông đuôi?
Nguyên nhân dẫn tới việc chào mào bị rụng lông đuôi thường là do bệnh sâu lông. Có thể nguyên nhân chính dẫn đến chim bị sâu lông là do các yếu tố môi trường xung quanh. Có thể là do chim sống trong môi trường khí ẩm, thiếu nắng. Hoặc do lồng chim quá bẩn, vệ sinh không tốt gây ra tình trạng vi khuẩn tích tụ kiến chim bị sâu lông. Một số trường hợp hiếm xảy ra là do dinh dưỡng cho chim không được hài hòa và hợp lý.
Ngoài việc bị sâu lông dẫn đến rụng lông đuôi thì có 1 số chú chim cũng có tật thích cắn lông đuôi. Nên dẫn đến hiện tượng bị rụng lông gây thiếu thẩm mỹ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sâu lông
Khi bị bệnh sâu lông, Chào mào sẽ có các biểu hiện như sau:
- Chim rỉa lông nhiều, đặc biệt là lông đuôi và goi mắng mỏ lông.
- Lông và lông cánh bị gãy, hoặc tua tủa, không đồng đều, nhìn có vẻ xơ xác.
- Phần lông ngực, bụng và lông đầu bị rụng thành mảng. Phần da bị rụng lông ửng đỏ hoặc tím tái.
Khi phát hiện chim của bạn có những dấu hiệu trên. Thì chắc chắn rằng nó đã bị mắc bệnh sâu lông. Nếu phát hiện sớm, hãy tìm cách chữa trị để Chào mào có thể nhanh khỏi bệnh nhất. Nếu để lâu dài thì chim sẽ bị xấu và trầm trọng hơn còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của chim.
Cách điều trị chào mào bị rụng lông đuôi
Sau khi đã chắc chắn rằng Chào mào của bạn đang bị bệnh rụng lông đuôi. Hãy làm theo những cách điều trị cơ bản bên dưới đây.
Dùng oxy già để tắm cho chim
Nếu nhận thấy chim bị sâu lông và chỉ mới bị ở phần lông đuôi. Hãy đến tiệm thuốc và mua oxy già để chữa trị. Hoà oxy già với nước theo tỷ lệ 1-2 để cho chim tắm trực tiếp. Thành phần oxy già sẽ giúp những con sâu lông trong chim được diệt sạch.
Sau khi tắm xong, hãy phơi nắng khoảng chừng 30 – 60 phút cho người chim thật khô ráo. Trong lúc phơi nắng hãy cho chim ăn châu chấu và một ít trái cây tươi. Nếu trời mùa hè thì buổi tối nên để chim ra ngoài trời. Móc lồng lên cao để chim tắm sương vào buổi sáng sớm.
Để đảm bảo, hãy cho chim tắm từ 3 – 4 lần/tuần. Ngoài oxy già, bạn có thể pha vào 1 ít muối để diệt khuẩn. Hoặc cho 50% nước xúc miệng Listerine bạc hà vào. Nó vừa giúp diệt khuẩn vừa kích thích cho lông tơ của chim tăng trưởng tốt hơn.
Không nên trùm kín áo lồng
Vì chim đang bức bối trong người, nếu trùm nhiều quá sẽ làm chú chim càng cuồng hơn. Chỉ nên trùm kín vào lúc chim đi ngủ. Sáng ra thì mở 1/3 áo lồng và treo chim ở nơi yên tĩnh. Sau khi cho chim tắm xong cũng để áo lồng như vậy và treo chim ở nơi thoáng mát, có ánh sáng để chim ăn.
Cân đối chế độ dinh dưỡng cho chim
Có thể do chế độ dinh dưỡng của chim không được hài hòa và hợp lý nên mới xảy ra bệnh sâu lông ở Chào mào. Hãy mua cào cào khô xay nhỏ, trộn thêm vào loại cám mà bạn đang cho chim ăn để tăng cường thêm chất. Ngoài ra, nên cho chim ăn nhiều trái cây. Đặc biệt là chuối và cà chua chín.
Kiểm tra và vệ sinh lồng sạch sẽ
Một nguyên nhân dẫn đến bệnh sâu lông ở Chào mào chính là do môi trường sống quá bẩn. Chắc chắn là do bạn không thường xuyên vệ sinh lồng chim. Từ đó vi khuẩn tích tụ, nhiều ký sinh mạt, rận, sâu,… sẽ xâm nhập vào cơ thể chim gây ra tình trạng bệnh.
Hãy làm sạch lồng chim thường xuyên để không gây ra tình trạng này nhé. Ngoài ra, bạn có thể tìm mua thuốc bột Solamid 10 g pha với nước theo hướng dẫn cho chim tắm. Bổ sung vitamin nhóm B vào thức ăn cho chim. Vệ sinh lồng, chuồng trại và cách ly chim bệnh.
Nếu chim cắn lông do bị tật, hãy móc lồng chim dang bị tật gần với những con con bổi khác. Dần dần nó sẽ học hỏi và bỏ được tật cắn lông đuôi này. Nhưng thời gian có thể rất dài.
Trên đây là những nguyên nhân và cách điều trị chim chào mào bị rụng lông đuôi mà Thucanh.vn chia sẻ đến bạn. Hãy đọc kỹ và làm theo những cách điều trị trên để chú chim của bạn ngày càng khoẻ mạnh và đẹp hơn nhé.